Với ý nghĩa là nền tảng của sự tôn trọng công lí, lẽ phải, lòng khoan dung, độ lượng, vị tha, nhân đạo cũng là phẩm chất và một trong những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, có ảnh hưởng đến cách thức cầm quyền qua các thời đại từ phong kiến đến hiện đại.
Từ thực tiễn quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội, người Việt Nam phải chống chọi với thiên tai, dịch họa, trong điều kiện đó con người đã gắn bó, liên kết với nhau trong cộng đồng, sự gắn bó với quê hương và hình thành tinh thần yêu quê hương đất nước, yêu thương con người. Những tình cảm đó là cội nguồn hình thành tư tưởng, ý thức dân tộc, một nền công lí đề cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, đề cao chính nghĩa và đạo lí, bảo vệ công lí cũng là một giá trị truyền thống dân tộc. “Đạo lí” là lẽ phải, “chính nghĩa” cũng là điều phải, tức là đứng về lẽ phải, tranh đấu cho lẽ phải là đấu tranh cho công lí. Trong quan niệm của người Việt, sự xâm lăng, thù hận, trả thù, hay báo thù, ... là cái xấu, cái ác; sự tôn trọng, hòa hợp vì cuộc sống hạnh phúc, là đạo lí, cái tốt, cái đẹp, là công lí. Điều này đã minh chứng bằng lịch sử dân tộc Việt Nam, được khái quát thành “đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh kẻ chạy lại”, “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Ngay từ buổi hồng hoang, trong truyền thuyết lịch sử đã có một số sự tích nói lên sự khát vọng tự do, bình đẳng của con người như: sự tích về Tiên Dung và Chử Đồng Tử đã phản ánh khát vọng về sự tự do, bình đẳng về tình yêu luyến ái – không phân biệt giàu nghèo, hèn, sang, đây chính là tư tưởng về công bằng, bình đẳng, công lí nhằm chống lại sự hà khắc của chế độ phong kiến của lễ giáo phong kiến, tư tưởng nho giáo “môn đăng hậu đối”; hay truyện “Thạch Sanh”, nhân vật Lí Thông và Thạch Sanh là hai nhân vật đại diện cho “ác”, “thiện”, kết cục ác gặp họa, mà thiện gặp lành, âu cũng thể hiện tư tưởng về công “ác giả, ác báo”, “ở hiền gặp lành”. Tư tưởng về “thiện” và “ác” là thước đo để đánh giá công lí trong nhận thức của người Việt, ông cha ta cũng rạch ròi giữa thiện và ác, giữa kẻ đi xâm lược và người dân nước đi xâm lược. Bên cạnh đó tinh thần khoan dung, độ lượng, vị tha, nhân đạo là nền tảng của công lí, công bằng trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Với ý nghĩa là nền tảng của sự tôn trọng công lí, lẽ phải, lòng khoan dung, độ lượng, vị tha, nhân đạo cũng là phẩm chất và một trong những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, có ảnh hưởng đến cách thức cầm quyền qua các thời đại.
Tư tưởng về công lí, công bằng được thể hiện trong lịch sử Việt Nam qua tất cả các giai đoạn phát triển, mà cụ thể nhất là trong pháp luật của các triều đại phong kiến. Mặc dù pháp luật phong kiến Việt Nam cũng như pháp luật phong kiến các quốc gia khác đều không thoát khỏi những hạn chế lịch sử của nó, pháp luật phong kiến là pháp luật quả đấm, các quy định đều được ghi nhận vào một luật chung cho nhà vua ban hành, chứ không chia ra nhiều ngành luật như hiện nay, nhưng các triều đại phong kiến Việt Nam đã để lại cho đời sau một di sản pháp luật khá lớn với nhiều giá trị tư tưởng có ý nghĩa thời đại. Xã hội phong kiến là xã hội phân theo đẳng cấp, do vậy công lí trong xã hội phong kiến được chia thành hai bộ phận (công lí của kẻ mạnh – kẻ cai trị và công lí của kẻ yếu). Vì vậy, khái niệm về công bằng không tồn tại ở giai đoạn này. Công lý phụ thuộc vào đẳng cấp xã hội quan thì sử theo lễ, dân sử theo luật, con kiến mà kiện củ khoai”. Điều này phản ánh một hiện thực xã hội – công lí không đến được thứ dân. Tuy vậy, trong từng chặng đường, trong pháp luật phong kiến Việt Nam vẫn có thể tìm thấy những tư tưởng công lí ở những mức độ biểu hiện ít, nhiều nhất định.
Mục lục bài viết
1. Công lý, lẽ công bằng trong pháp luật thời phong kiến:
Triều đình nhà Đinh – nhà nước phong kiến độc lập, một mặt đấu tranh để bảo vệ nền độc lập đất nước, nhưng áp dụng hình phạt rất hà khắc nhằm răn đe, trừng phạt lực lượng chống đối lại nhà Đinh, đồng thời cũng là để bảo vệ ngai vàng của chế độ phong kiến
Như vậy, có thể thấy rằng trong chế độ phong kiến thời kì này, công lí được thiết lập trên cơ sở hình phạt, có phạm tội thì phải chịu hình phạt hà khắc, tàn bạo, đó là công lí của những người cai trị, công lí không đến thường dân, chế độ đó hà khắc;
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo và Nho giáo, tư tưởng về công lí trong pháp luật thời kì nhà Trần – Hồ này đã có những thay đổi, trong một chừng mực nào đó thể hiện được sự công bằng xã hội hơn thời kì Đinh, Tiền Lê. Điều này được thể hiện qua quy định khi: “chọn cấm quân, phải chọn những hộ lớn, không được lấy người cô độc, ai làm trái sẽ bị trị tội”, “quan lại thu thuế của nhân dân, ngoài mười phần đóng vào kho Nhà nước, được thu riêng một phần, gọi là hoành đầu. Kẻ nào thu quá số ấy thì bị khép vào tội ăn trộm”. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận công lí, nói theo ngôn ngữ ngày nay, nhà Lí cho đặt lầu chuông ở điện Long Trì để dân chúng ai có khiếu kiện, oan ức thì đánh chuông. Quy định này như là một điều kiện, tiền đề, con đường để hướng tới công lí, qua sự phán quyết của triều đình đối với những khiếu kiện của dân đối với những oan ức của dân, do quan lại địa phương gây nên. Đây là sự tiến bộ trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam, nó như là mầm mống đầu tiên của chế độ “tài phán” hành chính.
Để bảo đảm công lí, giải quyết những tranh chấp trong đời sống dân sự, bên cạnh quy định về hình phạt, nhà vua còn quy định biện pháp hoàn trả tài sản. Ví dụ: năm 1142, Lý Anh Tông xuống chiếu: “nếu tranh nhau ruộng ao, mà lấy đồ binh khí nhọn đánh chết hay làm bị thương người, thì đánh 80 trượng, xử tội đồ, đem ruộng ao ấy trả cho người chết hay bị thương. Cái công lí ở đây thể hiện tư tưởng “không thể ức hiếp” người yếu thế trong xã
hội, “lấy của phải trả lại của”. Những quy định này trong một chừng mực nhất định thể hiện tính nhân đạo của nó. Nhưng, trong những quy định này cũng nhận thấy rằng: công lí được thiết lập trên cơ sở sự không bình đẳng giữa người giàu và kẻ nghèo, chỉ những người giàu có trong xã hội mới có tiền để “chuộc tội”, còn dân nghèo không có khả năng đó, cũng có nghĩa không thể tiếp cận công lí theo quy định của pháp luật trong thực tiễn.
Dưới triều Trần, hai bộ luật được ban hành, dưới đời Trần Thái Tông đã soạn Quốc Triều thống chế (hay có tên gọi khác là Quốc triều Hình luật), đến tháng 9 năm 1341, vua Trần Dụ Tông sai Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn soạn bộ Hoàng Triều đại điển và khảo soạn Bộ Hình Thư để bạn hành, nhưng cả hai bộ luật này đã bị thất truyền vào thế kỉ XVIII.
Bản “Quốc triều Hình luật” nhà Lê (1428 – 1789) là bản hình luật cổ nhất được giữ lại cho đến ngày nay đã được các vua thời Lê mặt bổ sung ít nhiều, ban hành năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38). Quốc triều hình luật thực chất là bộ tổng luật, có phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao gồm mọi lĩnh vực trong đời sống nhà nước, xã hội, cả lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tổ chức bộ máy nhà nước, quan chế, cả lĩnh vực pháp luật vật chất và pháp luật thủ tục. Quốc triều hình luật bao gồm 6 quyển, 722 điều: Quyển 1 có 2 chương: Danh lệ (49 điều), Cấm vệ (47 điều); Quyển 2 có 2 chương: Vi chế (144 điều), Quân chính (43 điểu); Quyển 3 có 3 chương: Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông gian (10 điều); Quyển 4 có 2 chương: Đạo tặc (54 điều), Đấu tụng (50 điều); Quyển 5 có 2 chương: Trá nguy (38 điều), Tạp luật (92 điều); Quyển 6 có 2 chương: Bộ vong (13 điều), Đoản ngục (65 điều) [14]. Đi tìm tư tưởng công lí và quyền tiếp cận công lí trong bộ luật này, cần phải xem xét tất cả các quy định của Quốc triều hình luật về sự thể hiện tư tưởng công bằng, công lí và khả năng tiếp cận công lí thông qua các quy phạm thủ tục của nó.
Với quan niệm hiện nay, pháp luật là đại lượng của sự công bằng, công lí, thì ngay từ năm đầu thiết lập vương triều Lê sơ, vua Lê Thái Tổ đã có tư tưởng pháp trị, coi pháp luật là đại lượng của công bằng, công lí, theo quan niệm của ông sử dụng pháp luật làm cơ sở để cai trị, ông từng nói: “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn”. Phát huy tinh thần đề cao pháp luật và để củng cố bộ máy nhà nước, Lê Thánh Tông rất coi trọng xây dựng pháp luật một mặt để duy trì trật tự, kỷ cương phép nước, đồng thời nhằm tạo nên sự công bằng, công lí của xã hội và bảo đảm cho ổn định, phát triển đất nước trên cơ sở pháp luật. Tháng 8 năm Hồng Đức thứ 2 (năm 1471), nhân ban hành Hiệu định quan chế, vua ra dự rằng: “Đặt ra pháp luật là để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc với nhau, khinh trọng cùng kiềm chế nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay”. Như vậy, tư tưởng về một nền pháp trị, coi pháp luật là đại lượng công bằng, công lí đã được hình thành khá rõ nét từ thời kì này trong truyền thống pháp luật Việt Nam.
Lẽ phải và sự công bằng, công lí của Quốc triều Hình luật thể hiện rất đậm nét trong các quy định liên quan đến quyền lợi của phụ nữ, như: quy định về độ tuổi kết hôn (con trai 18, con gái 16) nhằm hạn chế nạn tảo hôn không lợi cho con gái; chú trọng bảo vệ danh dự cho người con gái trong việc thoái hôn, từ hôn. Theo Điều 315: nếu nhà gái đã nhận đồ sính lễ mà nhà trai trở mặt không lấy nữa thì chủ hôn bên nhà trai phạt 80 trượng, mất đồ sính lễ. Con gái đã hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái kêu quan mà trả đỗ lễ. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả đồ lễ [Điều 315, 323]. Ly hôn là một trong những quyền quan trọng của người phụ nữ và cũng là thước đo trình độ văn minh, tự do của con người. Luật Hồng Đức đã quy định người vợ được phép xin ly hôn chồng: khi chồng bỏ lửng vợ 5 tháng, khi con rể mắng nhiếc bố mẹ vợ. Bộ luật đã trao cho phụ nữ quyền ly hôn và quyền được kết hôn sau khi li hôn [Điều 308, 333].
Tư tưởng về công lí của Quốc triều Hình luật thể hiện qua các quy định về sự bình đẳng về tài sản giữa người vợ và chồng trong khối tài sản chung, sự bình đẳng giữa các con trong gia đình, bất luận là con gái, hay con trai.
Điều 388 quy định: Cha mẹ mất mà không để lại di chúc thì anh chị em tự chia nhau tài sản nhưng phải để lại 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ. Nếu gia đình nào không có con trai trưởng thì phần hương hỏa này được giao cho con gái trưởng (Điều 391). Tư tưởng về công lí trong chính sách pháp luật của vua Lê Thánh Tông còn được thể hiện trong các quy định bảo vệ tính mạng, danh dự và nhân phẩm cho phụ nữ trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình. Điều 113 quy định: Nếu con gái tự bán mình mà không có người bảo lĩnh thì cả người mua, người viết văn khế, người làm chứng đều bị phạt, phải trả lại tiền cho người mua và văn khế bị hủy bỏ.
Quốc triều Hình luật tuy không thoát khỏi thời đại đã sinh ra nó, nhưng chứa đựng những tư tưởng về công lí, công bằng đã hình thành khá rõ nét qua những quy định: về kiện tụng, về phân chia ruộng đất, về hình phạt, ân xá, ... Đến thời Lê Thái Tông đã xây dựng những nguyên tắc xử các vụ án kiện cáo, hối lộ và về những hành động giao thiệp với người nước ngoài. Ngăn cấm quan lại dựa quyền thế chiếm đoạt ruộng đất tự (Điều 370), xử phạt nặng các | hành vi vi phạm quyền sở hữu tư nhân như cấm lấn chiếm, xâm phạm, ...
Quy định cụ thể việc mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, cầm cố đất đai (Điều 355, 366, 388, 390, 391, ...). Tư tưởng về công lí, quyền tiếp cận công lí của | bộ luật này còn được thể hiện trong chế độ sở hữu, trước hết là chế độ sở hữu về đất đai, đất của nhà nước, đất của làng xã, đồng thời quy định chặt chẽ chế độ phân phối đất của làng xã. Đồng thời còn quy định, mọi hành vi mua bán, bớt xén vật dụng trong cung, giấu bớt số tiền thuế thu được thì bị xử tội đồ. Nếu chiếm đoạt tiền thuế làm của riêng thì phải bồi thường gấp đôi số thuế thu trả lại cho người dân. Cái công lí ở đây thể hiện ở chính chế độ bồi thường, hoàn trả tài sản đã chiếm đoạt. Bên cạnh đó, Bộ luật này còn quy định các hành vi xâm phạm đến tài sản thuộc sở hữu của người khác đều chịu phạt một khoản tiền và bồi thường thiệt hại (Điều 375, 370 và 638,...).
Bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) gồm hai phần, 22 quyển với 398 điều. Đây là bộ luật có nhiều ảnh hưởng, mô phỏng theo Luật nhà Thanh, về tên gọi: Luật nhà Thanh gọi là “Đại Thanh luật lệ”, thì Luật nhà Nguyễn gọi là “Hoàng Việt luật lệ”.
Tư tưởng về công lí, công bằng, trước hết thể hiện qua các nguyên tắc áp dụng hình phạt “vô luật bất hình – luật không quy định thì không phạm tội”; nguyên tắc so sánh luật; nguyên tắc xét xử theo luật mới, nguyên tắc chiếu cố; nguyên tắc thưởng phạt; nguyên tắc trách nhiệm hình sự; nguyên tắc | luận tội theo tang vật; nguyên tắc chuộc tội bằng tiền; thông qua những phân biệt giữa tội cố ý và vô ý, tội cố ý xử nặng hơn lỗi cố ý. Đây thực sự thể hiện sự “công bằng” của pháp luật. Bên cạnh đó tư tưởng về sự công bằng, công lí được thể hiện qua các quy định về quyền của nhóm bị yếu thế “phụ nữ, người già, cô quả, tàn tật, trẻ em”, những đối tượng này khi phạm tội đều được chuộc tội để giảm hình phạt, hoặc miễn hình phạt; dân thường phạm tội do gia cảnh có thể được ở nhà để nuôi dưỡng người thân, được ân xá thường kì, nếu mắc bệnh thì tù nhân không bị tra khảo, không bị đánh đập vô cớ,... .
Như vậy, tư tưởng công lí, công bằng của bộ luật này được thể hiện trước hết ở những nguyên tắc áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật tùy thuộc vào hình thức lỗi, phân biệt vai trò của từng người khi cùng phạm tội, ở các biện pháp giảm hình phạt, chế độ ân xá đối với người phạm tội thuộc đối tượng “người yếu thế”.
Bên cạnh cái công lí đó Hoàng Việt luật lệ cũng chứa đựng “cái bất công” thể hiện qua các quy định “tập thể hóa” trách nhiệm hình sự. Điều 223 quy định “Mưu phản ... đều đem chém hết”.
Như vậy, trong pháp luật Việt Nam thời phong kiến, tư tưởng về công lí, công bằng vẫn được thể hiện với những tiến bộ nhất định, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những mâu thuẫn nội tại của nó, đó là sự đan xen giữa “công lí, công bằng” với “bất công”, bất “công lí” .
2. Tư tưởng về công lí, công bằng trong pháp luật cận đại:
Nếu như pháp luật thời ký phong kiến có tính tổng hợp bao gồm một phức hợp các quy định của các ngành luật khác nhau như luật hình sự, luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật tố tụng thì pháp luật cận đại Việt Nam đã có những sự phân chia và bắt đầu hình thành luật tư. Cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam thì pháp luật theo mô hình Pháp cũng tràn ngập lãnh thổ Việt Nam. Bằng chứng là ba Bộ luật Dân sự đã ra đời bao gồm: BLDS giản yếu áp dụng tại Nam Kỳ năm 1883, BLDS Bắc Kỳ năm 1931, BLDS năm 1936.
Nam Kỳ là xứ thuộc địa của Pháp. Do đó, vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 19 các tranh chấp pháp lý đều do các tòa án Pháp xử. Nhu cầu về pháp luật theo kiểu của Pháp được đặt ra. BLDS giản yếu được ban hành vào ngày 26/03/1884, nhưng vẫn quen gọi là Bộ Dân luật giản yếu năm 1883 bởi trước đó có hai sắc lệnh được ban hành vào năm 1883 liên quan tới quốc tịch, cư trú và hộ tịch. Bộ luật này được xem là giản yếu bởi nó có nhiều khiếm khuyết cả về phạm vi điều chỉnh và về sự phù hợp với xã hội Việt Nam thời đó. Về phạm vi, Bộ luật này chủ yếu chỉ quy định về nhân thân. Vấn đề thiếu sự phù hợp với xã hội Việt Nam của bộ luật này có thể được xem là một cải cách tiến bộ xét từ quan điểm ngày nay.
BLDS Bắc Kỳ năm 1931 được ban hành bởi Thống sứ Pháp ở Bắc Kỳ. Bộ luật này có tinh thần tôn trọng các phong tục tập quán riêng của các dân tộc ít người ở vùng cao, tức là các tập quán phong tục này vẫn được áp dụng. Bộ luật này có tiến bộ về phương diện pháp điển hóa bởi đã suy tính tới việc hợp nhất luật dân sự và luật thương mại, và thực tế đã có nhiều quy định về hình thức thương hội trong chương nói về khế ước lập hội. Điều này cho thấy sự chuyển biến theo chiều hướng phát triển thương mại.
BLDS Trung Kỳ được ban hành từng quyển suốt từ năm 1936 tới năm 1939, song vẫn được gọi là BLDS Trung Kỳ năm 1936 bởi vào năm đó, quyển thứ nhất của Bộ luật này được thông qua. Bộ luật này gần như chép lại BLDS Bắc Kỳ năm 1931 với một vài sửa đổi không lớn. Tuy nhiên, Bộ luật này cho thấy có sự thay đổi lớn về quan điểm pháp điển hóa so với BLDS Bắc Kỳ năm 1931 ở chỗ Bộ luật này đã không quy định về các hình thức thương hội trong chương nói về khế ước lập hội như BLDS Bắc Kỳ năm 1931 để chuẩn bị cho sự ra đời Bộ luật Thương mại (BLTM) năm 1942. Sự thay đổi này khiến cho Bộ luật này càng gần gũi với BLDS Pháp.
Ngoài việc phân chia các ngành luật khác với luật cổ, quan niệm về nguồn của pháp luật và thứ tự ưu tiên áp dụng các loài nguồn đã có sự thay đổi cơ bản từ khi có sự thay đổi cưỡng bức pháp luật theo truyền thống Civil Law. BLDS Bắc Kỳ năm 1931 quy định:
Khi nào không có điều luật thi hành được, thì quan Thẩm phán xử theo tập quán phong tục, và nếu không có phong tục, thì xử theo lẽ phải và sự công bằng, cùng là châm chước tục riêng, thói quen và tình ý của người đương sự.
Quan Thẩm phán sẽ giải quyết theo luật học và án lệ. (Điều thứ 4).
BLDS Trung Kỳ năm 1936 cũng chép nguyên như vậy với việc sửa sang một vài từ có tính cách vùng miền. Các quy tắc này không tìm thấy trong Thiên mở đầu của BLDS Pháp, nhưng có thể tìm thấy trong BLDS hiện hành của Louisiana (Hoa Kỳ).
Cũng như hai BLDS Bắc Kỳ và Trung Kỳ, BLDS năm 1972 của Việt Nam Cộng Hòa cũng đã quy định rõ các nguồn luật và thứ tự áp dụng các nguồn luật khi giải quyết vụ việc. BLDS 1972 có quy định: “Gặp trường hợp nào không có điều luật để dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ, nếu không có tục lệ, sẽ theo lẽ công bằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý chí của các đương sự”.
Ngoài việc cho thấy việc mở rộng các loại nguồn của pháp luật và định ra thứ tự ưu tiên áp dụng các loại nguồn, điều luật này cho thấy ba biến đổi lớn, đó là: (1) thay đổi căn nguyên của pháp luật từ luân lý sang công lý; (2) giao việc giải thích luật cho thẩm phán; và (3) khuyến khích sự phát triển của học thuyết pháp lý.
Chép lại Điều 4 BLDS Pháp, BLDS của Việt Nam thời kỳ cận đại đều có quy định về nguyên tắc bất khả thụ lý vụ việc. Điều thứ 5 BLDS Bắc Kỳ năm 1931 quy định như sau: “Phàm Thẩm phán lấy cớ rằng luật không định, không rõ, hay là không đủ mà thoái thác không xét xử thì có thể bị truy tố về tội bất khả thụ lý”. Điều thứ 5 BLDS Trung Kỳ năm 1936 cũng viết tương tự.
Điều 8 BLDS 1972 có nêu: Thẩm phán nào không chịu xét xử vì lẽ luật không quy định hay luật tối nghĩa, thiếu sót sẽ có thể bị truy tố về tội bất kháng thụ lý.
Như vậy, pháp luật Việt Nam thời kỳ cận đại đã có những quy định rất rõ ràng thể hiện việc áp dụng các nguồn của pháp luật dân sự, và cũng đã có quy định về lẽ công bằng. Mặc dù chưa được khái quát rõ được khái niệm về lẽ công bằng, nhưng chúng ta cũng đã thấy được tư tưởng tiến bộ của pháp luật thời kỳ này. Khi mà pháp luật dân sự hiện đại, cụ thể là BLDS 1995 và BLDS 2005 đã không có quy định về vấn đề này