Có thể thấy, việc đánh thuế bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong cả nhận thức lẫn tăng cường hiệu quả công tác quản lý của nhà nước. Dưới đây là yuy định về thuế bảo vệ môi trường với túi ni-lông và túi PE.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là thuế bảo vệ môi trường?
OECD gọi là thuế môi trường và ở Việt Nam thì gọi là thuế bảo vệ môi trường. Theo OECD thì thuế môi trường là loại thuế mà cơ sở của nó là các nhóm sản phẩm tự nhiên gây tác động tiêu cực đến môi trường. Bốn loại thuế trong thuế môi trường gồm: thuế năng lượng, thuế giao thông, thuế ô nhiễm và thuế tài nguyên.
Nhìn chung thì thuế môi trường là loại công cụ kinh tế nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Và theo Luật Thuế bảo vệ môi trường của Quốc Hội Việt Nam thì thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, tức là loại thuế này sẽ được thu vào giá thành của sản phẩm và hàng hóa (khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường), hay nói cách khác là người nộp thuế và người chịu thuế là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau.
Mục tiêu của thuế bảo vệ môi trường là tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ những người sản xuất, kinh doanh những sản phẩm mà việc sản xuất và tiêu dùng chúng tiềm ẩn nguy cơ gây tác động xấu tới môi trường để bù đắp các chi phí xã hội. Trên cơ sở tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế của người gây ô nhiễm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP- The Polluter Pays Principle)” thì việc sử dụng chính sách kinh tế này sẽ làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm môi trường theo hướng phòng, chống, khắc ô nhiễm môi trường, suy thoái, sự cố môi trường, về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. Có thể thấy, thuế bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng, đặc biệt tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển
2. Quy định về thuế bảo vệ môi trường với túi nilong PE:
Căn cứ theo quy định tại thông tư số 106/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số
Thuế bảo vệ môi trường = Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa. Trong đó, bóc tách các đơn vị như sau:
– Số lượng hàng hóa tính thuế đối với túi nilông sẽ được thực hiện theo Điều 5 của thông tư số 106/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số
– Đồng thời thuế bảo vệ môi trường phải nộp được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng bằng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi đa lớp;
– Đồng thời thuế bảo vệ môi trường phải nộp sẽ được căn cứ vào định lượng mang nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE Sử dụng trong quá trình sản xuất và gia công túi, đồng thời người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình trước pháp luật.
Ngoài ra thì mức thuế tuyệt đối được làm căn cứ để tính thuế bảo vệ môi trường đối với loại thuế là túi sẽ được quy định và căn cứ vào biểu mức thuế bảo vệ môi trường của ủy ban thường vụ Quốc hội hiện hành. Theo đó, mức thuế tuyệt đối đối với túi nilông PE chịu thuế là 50.000 đồng/kg.
3. Túi nilong PE có phải đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường không?
Đối tượng đối tượng chịu thuế. Cụ thể, tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2019 quy định 8 nhóm sản phẩm hàng hóa thuộc diện chịu thuế, cụ thể bao gồm:
Nhóm 1: Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol, nhiên liệu bay, dầu diezel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn và mỡ nhờn.
Nhóm 2: Than đá bao gồm: Than nâu, than an-tra-xít (antraxit), than mỡ và than đá khác.
Nhóm 3: Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
Nhóm 4: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
Nhóm 5: Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng và thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
Nhóm 6: Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng và thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
Nhìn chung thì quy định này là chưa đầy đủ. Trên thực tế, có nhiều sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhưng lại chưa được đưa vào diện điều chỉnh của Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2019. Ví dụ như các chất tẩy rửa trong công nghiệp, chất kích thích tăng trưởng, khí than, khí thiên nhiên … mà khi đưa vào sử dụng có mức độ gây ô nhiễm trên diện rộng, tác động xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Ngoài ra theo quy định tại thông tư số 106/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường, thì những loại túi nilông thuộc diện chịu thuế bao gồm các loại túi và bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (tức là có miệng túi, có đáy túi và có thành túi cũng như có thể đựng được các sản phẩm trong đó) và được làm nên từ mang nhựa đơn HDPE, LDPE và LLDPE. Như vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì túi nilông PE là một trong những đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thuế bảo vệ môi trường hiện hành.
4. Tại sao phải đánh thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilong PE?
Thứ nhất, bởi vì thuế bảo vệ môi trường mang đến những ưu đãi làm giảm gánh nặng môi trường và gin giữ môi trường. Thay bằng việc thay đổi hành vi và Ý thức bảo vệ môi trường từ những hoạt động của con người bằng việc hạn chế sử dụng túi nilông thì thuế bảo vệ môi trường mang đến những ưu đãi cho doanh nghiệp và cá nhân nhằm hợp nhất yêu tố môi trường trong các hoạt động kinh tế và tối thiểu hóa những tác động tiêu cực từ túi nilông đến với môi trường.
Thứ hai, vì thuế bảo vệ môi trường tạo ra nguồn thu ngân sách nhà nước có thể được dùng để thực hiện các dự án bảo vệ môi trường hoặc cắt giảm các loại thuế khác. Nhìn chung thì nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường nói chung và thuế bảo vệ môi trường túi nilông nói riêng có thể dùng để gin giữ môi trường hoặc phục vụ cho các phúc lợi khác, ngoài ra nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường có thể được dùng để cắt giảm các loại thuế khác như thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế doanh nghiệp bao gồm cả tiền bảo hiểm xã hội. Thông qua việc đánh thuế bảo vệ môi trường thì người tiêu dùng cũng sẽ có những hạn chế trong việc sử dụng túi nilông đồng thời doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc giảm bớt ảnh hưởng từ hoạt động của bản thân đối với môi trường. Hay nói cách khác thì đánh thế nhằm bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời góp phần thay đổi nhận thức của con người đối với môi trường từ đó tạo nên nguồn động lực để khôi phục môi trường sinh thái. Ngoài ra cần phải nhìn nhận rằng đánh thế chết đầu ra sẽ làm tăng giá sản phẩm và giảm mức tiêu dùng hoặc chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng không gây ô nhiễm. Mức tác động này của thuế phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá của các hàng hóa gây ô nhiễm và tính sẵn có của các hàng hóa thay thế khác. Đồng thời đánh thuế trên đầu vào có thể làm tăng giá từng phần hoặc toàn phần của thành phẩm tùy thuộc vào độ co giãn của cung và cầu. Nếu mở rộng sản xuất thì các nhà sản xuất có thể chịu gánh nặng thuế do đó họ có thể chuyển sang sử dụng các mặt hàng không gây ô nhiễm. Sự cải tiến công nghệ giúp giảm bớt việc sử dụng các sản phẩm đầu vào với ô nhiễm cũng như tăng cường sử dụng các mặt hàng không gây ô nhiễm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2019;
– Thông tư số 106/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường.