Xác định chỉ giới đường đỏ nhằm mục đích tránh xây dựng vào đất công cũng như tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra. Dưới đây là mẫu đơn xin cấp chỉ giới đường đỏ mới nhất theo quy định pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin cấp chỉ giới đường đỏ mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày …. tháng .… năm .…
ĐƠN XIN CẤP CHỈ GIỚI ĐƯỜNG ĐỎ
Kính gửi: Sở quy hoạch kiến trúc …
Hoặc Phòng đô thị quận/huyện …
1. Họ và tên tôi là: …
Số CMND/CCCD: …
Cấp ngày … tháng … năm …
Do: …
Địa chỉ thường trú: …
Nơi ở hiện tại: …
Số điện thoại: …
Nếu là công ty hoặc cơ quan thì cần cung cấp thông tin sau:
Tên Công ty/Cơ quan: …
Địa chỉ trụ sở: …
Số điện thoại liên hệ: …
Số Fax/email (nếu có): …
Người Đại diện là Ông/bà: …
CMND/CCCD số: … Cấp ngày: …
Địa chỉ thường trú: …
Số điện thoại: …
Căn cứ đại diện: …
2. Địa điểm đề nghị cấp:
Lô đất số: …
Diện tích: … m2
Phạm vi ranh giới: …
Địa chỉ: …
3. Lý do xin cấp chỉ giới đường đỏ:
Tôi đang thực hiện giao dịch mua bán nhà đất/giao dịch với ngân hàng hoặc xin cấp phép xây dựng mà thửa đất đó có một phần/hầu hết nằm trong quy hoạch. Vậy nên tôi cần xác định phần diện tích đất còn lại không nằm trong quy hoạch, để thuận tiện cho công việc của tôi.
4. Giấy tờ kèm theo có liên quan:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Hai bản đồ đo đạc khu đất tỷ lệ 1/200 – 1/500 từ năm … đến năm …
Tôi cam kết sử dụng thông tin được cung cấp đúng quy định của pháp và chịu trách nhiệm về các thông tin trên.
Đơn đính kèm gồm: – Bản đồ hiện trạng khu đất; – Sơ đồ vị trí ranh giới khu đất; – Giấy tờ về sử dụng đất. | Người làm đơn |
2. Những nội dung cơ bản của mẫu đơn xin cấp chỉ giới đường đỏ:
2.1. Chỉ giới đường đỏ được hiểu như thế nào?
Chỉ giới đường đỏ là khái niệm để chỉ ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch của địa phương cũng như được xác định trên thực địa nhằm mục đích để phân định ranh giới giữa các thửa đất phục vụ cho quá trình xây dựng các công trình nhà ở hoặc đứng tên các hộ dân hoặc bất kỳ một chủ thể nào đó với một khoảng không gian nằm trong khu vực đất công hoặc năm tại nơi xây đường giao thông hay thậm chí là các công trình kĩ thuật hạ tầng và các không gian công cộng khác, khoảng không gian mà để phục vụ cho nhu cầu chung của tất cả mọi người ví dụ như công viên hoặc là quảng trường hoặc đường phố…
Nhìn chung thì giữa các khoảng không này tưởng có một ranh giới cụ thể và ranh giới đấy được xây dựng với mục đích là để phân cách hoặc ranh giới này quy định rõ ràng hơn trong bản đồ quy hoạch và thực địa. Đường ranh giới này được xác định rõ ràng và được các chuyên gia thuộc lĩnh vực xây dựng gọi bằng một cái tên phổ biến đó là chỉ giới đường chỉ đỏ. Vì thế chỉ giới đường chỉ đỏ được xem là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành xây dựng.
Ở các khu vực nông thôn hiện nay thì đường chị tới đỏ này thường được xác định một cách không rõ ràng. Với lý do là các hộ dân hiến đất đồng thời cũng có các hộ dân lấn đất và các chính quyền địa phương quản lý đất nơi địa phương của họ cũng chưa thực hiện tốt các chức trách nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý cũng như chưa sát sao nên không thể phân chia đường dưới đỏ một cách rành mạch và rõ ràng dẫn đến nhiều trường hợp đã lợi dụng những cái cơ hội này để tiến hành đánh chiếm phần đất trái quy định pháp luật. Ngược lại tại thành phố thì sự xuất hiện của chỉ giới đường đỏ được bắt gặp phổ biến hơn. Chỉ giới đường đỏ thường rõ ràng hơn và được phân định ở những nơi rõ nét ví dụ như lòng đường hoặc lề đường hoặc vỉa hè. Nằm ngoài phạm vi của khoảng đất đó thì các chủ thể có thể xây dựng được nếu đứng tên chủ sở hữu. Đồng thời thì cũng không nằm trong vùng quy hoạch đất đai của thành phố.
Đối với những khoảng đất được tính từ đường chị giới bên này sang đường thế giới bên kia được xác định là phần lộ giới. Và bất cứ ai trong phân đội dưới này cũng không được phép xây dựng các công trình trên diện tích đó bỏ phần lộ giới này mang tính chất cộng đồng và người dân chỉ được phép sử dụng vì mục đích chung và công cộng ví dụ như đi lại …
2.2. Những nội dung cơ bản của đơn xin cấp chỉ giới đường đỏ:
Nhìn chung thì mẫu đơn xin cấp chỉ giới đường đỏ sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
– Thông tin cá nhân của người làm đơn như tên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, địa chỉ thường trú, nơi ở hiện tại và số điện thoại…;
– Thông tin của pháp nhân như trụ sở, số điện thoại liên hệ, tên, thông tin của người đại diện…;
– Địa điểm đề nghị cấp đơn bao gồm diện tích và địa chỉ…;
– Lí do xin cấp là gì kèm theo các loại giấy tờ khác có liên quan.
3. Trình tự và thủ tục xin cấp chỉ giới đường đỏ:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Các chủ thể khi muốn thực hiện thủ tục xin chỉ giới đường đỏ một cách nhanh chóng và không tốn nhiều thời gian công sức thì cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo đúng quy định của pháp luật có thể kể đến các loại giấy tờ sau đây:
– Cần phải chuẩn bị văn bản đề nghị để ký hợp đồng lập chỉ giới đường đỏ của người sử dụng hợp pháp và người sử dụng đất;
– Cần chuẩn bị giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất cũng như các loại
– Cần chuẩn bị hai bản đồ trong đó bao gồm bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sao cho phù hợp với sơ đồ vị trí trên thực tế và các giấy tờ này phải do cơ quan có thẩm quyền lập không quá thời gian hai năm nó phù hợp với hiện trạng thực tế và đã được kiểm tra kiểm định theo đúng quy định pháp luật;
– Cần phải chuẩn bị thêm tài liệu thể hiện rõ quá trình giải trình và phải giải trình rõ căn cứ cũng như cơ sở để xác định chỉ giới đường đỏ kèm theo tờ
– Trong trường hợp mà người xin cấp chỉ giới đường đỏ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được coi là chứng thư pháp lý quan trọng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì phải được ủy ban nhân dân cấp xã phường thị trấn xác nhận khu đất do các chủ thể là cá nhân hộ gia đình đang quản lý sử dụng là ổn định lâu dài và không có tranh chấp. Còn đối với trường hợp đất đang sử dụng thì phải có giấy tờ chứng minh hợp pháp và hợp lệ quyền sử dụng đất ví dụ như các loại giấy tờ theo quy định tại điều 100 của
– Cuối cùng là
Bước 2: Nộp hồ sơ. Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định; nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ; và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của viện quy hoạch xây dựng hoặc sở quy hoạch kiến trúc thành phố. Bộ phận này sẽ kiểm tra nội dung, thành phần hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì nhận hồ sơ, viết phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện theo quy định thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân, tổ chức bổ sung hoàn chỉnh
Bước 3: Nhận kết quả. Các chủ thể nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ; và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian đã ghi trên giấy hẹn để nhận kết quả.
4. Xin chỉ giới đường đỏ tại cơ quan nào?
Nhìn chung thì khi các chủ thể có nhu cầu xin chỉ giới đường đỏ thì có thể nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan sau đây được xác định là cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
Sở quy hoạch kiến trúc thành phố: Đây là cơ quan không chỉ cung cấp thông tin quy hoạch mà sở quy hoạch kiến trú còn cung cấp chỉ giới đối với những khu đất nằm trong quy hoạch tỷ lệ 1/500 theo như quy hoạch chi tiết đã được Chính phủ, thành phố và các quận huyện đã phê duyệt.
Viện quy hoạch xây dựng: Đây là cơ quan cung cấp thông tin quy hoạch; chỉ giới đường đỏ; số liệu hạ tầng kỹ thuật đối với những khu đất không nằm trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt.
Phòng đô thị các quận, huyện: Đây là cơ quan cung cấp chỉ giới đường đỏ; thông tin quy hoạch đối với những khu đất của cá nhân nằm trên địa bàn quận huyện quản lý. Nhưng do những lý do khách quan như: thiếu đồng bộ về cơ sở dữ liệu, tình hình nhân sự còn thiếu… nên một số địa phương chưa thực hiện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 01/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành.