Trục xuất là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng với người nước ngoài, hình phạt này buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn quy định.
1. Quy định về hình phạt trục xuất:
Hình phạt trục xuất được quy định tại Điều 32
- Hình phạt chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Cải tạo không giam giữ; d) Trục xuất; đ) Tù có thời hạn; e) Tù chung thân; g) Tử hình.
- Hình phạt bổ sung bao gồm: a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; b) Cấm cư trú; c) Quản chế; d) Tước một số quyền công dân; đ) Tịch thu tài sản; e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
- Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung
Bên cạnh đó, Điều 37
Trục xuất khi được áp dụng là hình phạt chính: Trước hết, hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015. Đối với mỗi tội phạm
Trường hợp trục xuất là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung trong trường hợp hình phạt chính là phạt tiền thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án. Quyết định phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; hình phạt bô sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành. Trục xuất khi được áp dụng là hình phạt bổ sung: Hình phạt bổ sung là một bộ phận cấu thành của hệ thống hình phạt được quy định trong khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 và trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, thể hiện sự phong phú và cân đối của hệ thống hình phạt giúp cho việc xử lý tội phạm được toàn diện và triệt để. Hình phạt bổ sung là loại hình phạt được áp dụng bổ sung cho hình phạt chính nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính đạt được mục đích của hình phạt, có nghĩa là loại hình phạt này không được áp dụng độc lập mà chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính đối với từng loại tội phạm cụ thể. Nhìn chung, hình phạt bổ sung nghiêm khắc hơn hình phạt chính, tuy nó chỉ được áp dụng kèm theo các hình phạt chính nhưng có vai trò tích cực thể hiện thông qua việc chủ động loại trừ khả năng phạm tội mới của người bị kết án, góp phần tiếp tục cải tạo, giáo dục người bị kết án và giúp đỡ họ tái hòa nhập xã hội sau khi đã chấp hành xong hình phạt chính. Hình phạt trục xuất được áp dụng như hình phạt bổ sung nếu chưa áp dụng ở hình phạt chính. Khi áp dụng hình phạt trục xuất với tư cách hình phạt bổ sung thì hình phạt này có thể áp dụng kèm theo các hình phạt chính được quy định ở khoản 1 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015. Trong quá trình thi hành án, nếu áp dụng trục xuất là hình phạt bổ sung thì quyết định thi hành án phải ghi đầy đủ hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Việc quy định trục xuất vừa là hình phạt chính vừa đóng vai trò là hình phạt bổ sung tạo nên sự đa dạng trong việc áp dụng các hình phạt, giúp Hội đồng xét xử có thêm nhiều sự lựa chọn những hình phạt phù hợp với thực tế của từng vụ án khi xét xử. Hình phạt trục xuất có tính nghiêm khắc nhất định trong việc buộc những đối tượng nước ngoài đã bị kết án ở Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam khi đang sinh sống và tiến hành các hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa, hạn chế những đối tượng này tiếp tục có hành vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
2. Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất:
Hình phạt trục xuất được áp dụng khi xử lý người nước ngoài bị kết án trong thời hạn luật định phải rời khỏi Việt Nam. Tức là, chủ thể của hình phạt này chỉ có thể là người nước ngoài, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam và bị Tòa án, nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Trên cơ sở Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (Điều 3), Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 (Điều 3) thì khái niệm “Người nước ngoài” được hiểu là “Người không có quốc tịch Việt Nam”. Như vậy người nước ngoài được hiểu là người mang quốc tịch nước khác hoặc người không quốc tịch. Tuy nhiên có trường hợp biệt lệ cần lưu ý là, trục xuất sẽ không được áp dụng đối với người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam. Với đối tượng này, Tòa án có thể áp dụng một trong các hình phạt chính khác căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã thực hiện. Mặc khác, trục xuất được áp dụng đối với chủ thể đặc biệt, đó là người nước ngoài mang thân phận ngoại giao, Nhà nước ta chủ yếu xử lý các trường hợp này thông qua con đường ngoại giao theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia hoặc theo thông lệ quốc tế. Trên thực tế có nhiều người Việt nam sinh sống ở nước ngoài vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài, họ phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, khi điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định vào thời điểm phạm tội, họ nhập cảnh vào Việt Nam mang quốc tịch của quốc gia nào để xem xét có áp dụng hình phạt trục xuất hay không, bởi lẽ nếu họ nhập cảnh vào Việt Nam với tư cách công dân Việt Nam (mang hộ chiếu Việt Nam) thì vấn đề áp dụng hình phạt trục xuất không đặt ra khi Tòa án cân nhắc lựa chọn hình phạt. Liên quan đến vấn đề này,
Bên cạnh đó Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về trường hợp không được trục xuất nếu có lý do để tin rằng người bị trục xuất bị tra tấn. Tuy nhiên, khi quyết định áp dụng hình phạt trục xuất, Tòa án hoặc người có thẩm quyền đều phải cân nhắc đến lợi ích của người bị trục xuất, các quy định của pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế trong đó có quy định tại Điều 3 của Công ước chống tra tấn để đưa ra quyết định phù hợp.