Quyền hạn và nhiệm vụ của giáo viên mầm non mới nhất là tài liệu vô cùng bổ ích giúp quý độc giả tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non:
1.1. Căn cứ theo Điều lệ trường mầm non:
Hiện nay trong quy định của
Điều 27. Nhiệm vụ của giáo viên
1. Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
3. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
5. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
1.2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non:
Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập có quy định về nhiệm vụ của giáo viên mầm non với từng hạng như sau:
Điều 5. Giáo viên mầm non hạng I – Mã số V.07.02.24
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng I phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên;
b) Tham gia bồi dưỡng hoặc tham mưu, đề xuất hoặc tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non từ cấp trường trở lên;
c) Tham gia ban giám khảo các hội thi của cấp học mầm non từ cấp huyện trở lên;
d) Tham gia hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài hoặc kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp huyện trở lên.
Điều 4. Giáo viên mầm non hạng II – Mã số V.07.02.25
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III, giáo viên mầm non hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
b) Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn;
c) Tham gia ban giám khảo các hội thi cấp học mầm non từ cấp trường trở lên;
d) Tham gia các hoạt động chuyên môn khác như hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có). …
Điều 3. Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp được phân công phụ trách theo Chương trình giáo dục mầm non; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập và quyền trẻ em;
b) Trau dồi đạo đức nghề nghiệp; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em;
c) Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các khóa học, các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;
d) Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
đ) Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật, ngành Giáo dục, nhà trường và địa phương;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công. …
Như vậy, từ các quy định trên đây thì không có quy định nào bắt giáo viên phải cho nhà trường vay tiền để nhà trường mua điều hòa cho trẻ. Việc tay tài sản giữa nhà trường và giáo viên là một quan hệ dân sự được xác lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng của 2 bên.
Nếu hiệu trường cho rằng việc giáo viên không cho nhà trường vay tiền để mua điều hòa là không có trách nhiệm trong công việc thì bạn có thể gửi văn bản khiếu nại ý kiến của hiệu trường lên trực tiếp hiệu trưởng để làm rõ vấn đề này.
Cơ cấu tổ chức của trường mầm non
Căn cứ vào Điều 26 của
“Điều 26. Cơ sở giáo dục mầm non
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;
2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;
3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.”
Cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm: hội đồng trường, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
2. Quyền hạn và nhiệm vụ của giáo viên mầm non mới nhất:
Giáo viên có trách nhiệm đảm nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em. Để trở thành giáo viên mầm non, họ cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non và được đào tạo đúng tiêu chuẩn. Mỗi năm, giáo viên tự đánh giá và nhận sự đánh giá từ nhà trường dựa trên chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non, từ đó xây dựng kế hoạch học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Công việc của giáo viên mầm non được quy định cụ thể như sau:
- Bảo vệ sự an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian họ ở trường.
- Triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự và uy tín của nghề giáo, đối xử công bằng và tôn trọng cá nhân của trẻ em. Bảo vệ quyền lợi và lợi ích đúng đắn của trẻ em, đồng thời đoàn kết và hỗ trợ đồng nghiệp. Tuân thủ quy tắc ứng xử của giáo viên và các quy định đạo đức trong nghề giáo theo quy định.
- Lan truyền và phổ biến kiến thức về việc nuôi dạy trẻ em khoa học cho phụ huynh của trẻ. Tích cực hợp tác với gia đình của trẻ để đạt được mục tiêu giáo dục cho trẻ em.
- Tự học và tự nâng cao năng lực trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.
- Tuân thủ các quy định của nhà trường và tuân thủ pháp luật liên quan khác.
3. Quyền của giáo viên trong trường mầm non:
Quyền của giáo viên và nhân viên trong trường mầm non bao gồm:
- Quyền được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, cũng như hưởng các quyền lợi về vật chất và tinh thần theo quy định.
- Quyền tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, với sự hỗ trợ từ tổ chuyên môn và nhà trường; cũng như được đảm bảo các điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Quyền được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền được cung cấp cơ hội học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, kèm theo việc hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập và bồi dưỡng.
- Quyền được khen thưởng, nhận danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
- Các quyền khác tuân theo quy định của pháp luật.
Hành vi, ứng xử và trang phục của giáo viên, nhân viên
- Hành vi, ứng xử của giáo viên, nhân viên được quy định bởi ngành giáo dục và pháp luật. Các quy định sau đây áp dụng:
- Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp.
- Không đối xử không công bằng đối với trẻ em.
- Không xuyên tạc nội dung giáo dục.
- Không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, và không tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Không làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Không hút thuốc, uống rượu, bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Trang phục của giáo viên, nhân viên phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu của việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cũng như yêu cầu về trang phục công sở.