Cán bộ công chức là những người trực tiếp hoạt động trong bộ máy hành chính Nhà nước; chịu trách nhiệm thực hiện chức năng bảo đảm sự toàn diện trong công tác quản lý của Nhà nước ở từng địa phương. Vậy Bộ trưởng, Thứ trưởng là cán bộ hay công chức?
Mục lục bài viết
1. Bộ trưởng, Thứ trưởng là cán bộ hay công chức?
1.1. Khái quát qua về khái niệm cán bộ, công chức:
Về cơ bản, có thể hiểu, Cán bộ công chức là những người trực tiếp hoạt động trong bộ máy hành chính Nhà nước; chịu trách nhiệm thực hiện chức năng bảo đảm sự toàn diện trong công tác quản lý của Nhà nước ở từng địa phương.
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.2. Bộ trưởng, Thứ trưởng là cán bộ hay công chức?
-Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu một Bộ, lãnh đạo công tác của bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực, đơn vị được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Thứ trưởng là người giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công. Đồng thời, Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Có thể thấy, Bộ trưởng và thứ trưởng là những chức danh đặc biệt quan trọng trong cơ cấu quản lý Nhà nước Việt Nam. Với tư cách là người đứng đầu bộ, các chức danh này sẽ phải đảm đương những vai trò cao trong việc xử lý, quản lý và đưa ra phương hướng hoạt động cho bộ ngành của mình, giúp góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
– Thực tế hiện nay, có rất nhiều người băn khoăn về việc Bộ trưởng, Thứ trưởng là cán bộ hay công chức. Có ý kiến cho rằng Bộ trưởng, thứ trưởng là đối tượng công chức. Một số ý kiến khác lại cho rằng các cá nhân đảm nhận vị trí này là cán bộ.
Xét theo quy định của pháp luật, khi bàn về khái niệm của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người ta không nêu rõ chức danh này thuộc cán bộ hay công chức; mà chỉ đưa ra những thuộc tính, đặc điểm xác định chức danh. Đối với khái niệm của cán bộ, công chức cũng như vậy. Do đó, ta sẽ căn cứ vào đặc điểm và khái niệm của cán bộ, công chức; khái niệm, đặc điểm của Bộ trưởng, thứ trưởng để xác định xem các chủ thể này thuộc nhóm ngạch nào.
Bộ trưởng và thứ trưởng là chức vụ được Thủ tướng bổ nhiệm theo nhiệm kỳ của chính phủ. Mà xét theo quy định của pháp luật, Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Vậy nên, có thể khẳng định, Bộ trưởng, Thứ trưởng là cán bộ.
2. Quy định của pháp luật về nhiệm vụ, vai trò của Bộ trưởng, Thứ trưởng:
Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu một Bộ, lãnh đạo công tác của bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực, đơn vị được phân công. Thứ trưởng là người giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công. Đây đều là những chức danh đặc biệt quan trọng trong bộ máy quản lý Nhà nước, chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ chuyên biệt, hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.
Hiện nay, Bộ máy Nhà nước Việt Nam ta có 22 Bộ trưởng. Mỗi Bộ trưởng sẽ đứng đầu một bộ ngành khác nhau, với nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển của Bộ và sự đi lên của đất nước.
Mỗi Bộ ngành sẽ có cơ chế và thuộc tính vận hành chuyên biệt. Người đứng đầu Bộ phải là người có kiến thức, trình độ hiểu biết, lý luận uyên sâu trong ngành Bộ đó. Đồng thời, để được giữ chức vụ Bộ trưởng, thứ trưởng, các cá nhân phải có một khoảng thời gian nhất định vận hành, hoạt động trong ngành bộ; đạt được những thành tích cao trong công tác.
Khi giữ chức danh Bộ trưởng, Thứ trưởng, các cán bộ sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với các quyết định mà mình đưa ra trong cơ chế vận hành Bộ ngành. Đồng thời, họ phải có nghĩa vụ đưa ngành bộ đạt được những bước phát triển mạnh mẽ và rõ rệt. Bởi lẽ, mục tiêu của Nhà nước đặt ra là đưa đất nước thúc đẩy đi lên. Vậy nên, với tư cách là chủ thể đứng trong hàng ngũ quản lý, lãnh đạo Bộ máy Nhà nước, Bộ trưởng, Thứ trưởng phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó; giải quyết triệt để các vướng mắc, tồn đọng trong cơ cấu ngành; thúc đẩy sự phát triển của ngành bộ mà mình chịu trách nhiệm quản lý.
Hơn hết, Bộ trưởng, Thứ trưởng phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Ý thức được trọng trách, vai trò của mình thì các Cán bộ này mới thực hiện tốt công việc được Nhà nước giao phó.
3. Tại sao cần xác định xem Bộ trưởng, Thứ trưởng là công chức hay cán bộ?
Cán bộ công chức là những người trực tiếp hoạt động trong bộ máy hành chính Nhà nước; chịu trách nhiệm thực hiện chức năng bảo đảm sự toàn diện trong công tác quản lý của Nhà nước ở từng địa phương. Dù thuộc cán bộ hay công chức, thì các cá nhân cũng hoạt động trong bộ máy Nhà nước Việt Nam; đảm nhận thực hiện các công việc nhất định theo quy định của pháp luật.
Vậy tại sao cần phải xác định xem Bộ trưởng, Thứ trưởng là cán bộ hay công chức?
– Thực tế, pháp luật đã đưa ra những quy định rõ ràng về khái niệm công chức và cán bộ. Từ nội dung khái niệm mà Luật đưa ra, ra có thể thấy một số đặc điểm chung của hai nhóm chủ thể này như sau:
+ Cán bộ, công chức đều được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước.
+ Cán bộ, công chức phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT; không tham gia hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Cán bộ, công chức đảm nhận thực hiện các chức danh chuyên biệt trong hệ thống cơ quan Nhà nước.
– Ngoài các đặc điểm chung nêu trên, thì cán bộ, công chức sẽ chịu sự điều chỉnh riêng qua các điều luật cụ thể mà Nhà nước đưa ra, đặc biệt là hình thức xử lý kỷ luật.
+ Theo quy định tại Điều 7
+ Theo quy định tại Điều 7
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý vi phạm như sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.
Có thể thấy, đối với công chức, khi áp dụng hình thức xử phạt, Nhà nước còn căn cứ vào chức vụ, vị trí mà họ đảm nhiệm để đưa ra phương thức xử lý đúng nhất.
Từ nội dung phân tích nêu trên, giữa cán bộ và công chức có những điểm khác biệt nhất định trong cơ cấu quản lý hoạt động và đưa ra phương thức xử lý vi phạm. Chính sự khác biệt này khiến cơ quan Nhà nước phải đưa ra sự phân định rạch ròi về đặc điểm của các đối tượng nằm trong khung cán bộ và đối tượng nằm trong khung công chức.
Trên đây là những lý do giải thích tại sao cần xác định Bộ trưởng, Thứ trưởng là công chức hay cán bộ.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật số
Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.