Hiện nay có rất nhiều trường hợp sử dụng hình ảnh “nóng" của người khác để đăng lên trên những trang mạng xã hội với những mục đích xấu. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và đối với hành vi này, người bị tung ảnh nóng sẽ có quyền tố cáo, khởi kiện người đã tung ảnh nóng của mình.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn cách làm đơn kiện, nộp đơn khi bị tung ảnh nóng:
1.1. Quy định về quyền cá nhân đối với hình ảnh:
Căn cứ Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền cá nhân đối với hình ảnh, theo đó, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình như sau: kiện
– Khi một chủ thể muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân thì phải được sự đồng ý của cá nhân đó. Kho sử dụng hình ảnh của người khác với mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác về mức thù lao này).
– Trong một số trường hợp, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người có hình ảnh theo quy định của pháp luật; đó là những trường hợp sau:
+ Hình ảnh của cá nhân được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
+ Hình ảnh của cá nhân được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Tóm lại, việc đăng ảnh người khác nếu không vì vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì người đăng được tự ý đăng ảnh mà không cần sự xin phép của chủ nhân bức ảnh.
1.2. Hướng dẫn cách làm đơn kiện, nộp đơn khi bị tung ảnh nóng:
Khi bị người khác lợi dụng hoặc quay lén hình ảnh “nóng” của mình và người đó tung lên các trang mạng xã hội hoặc trong các hội, nhóm một cách công khai thì người bị hại sẽ thực hiện việc tố cáo, kiện người đó. Theo đó, khi làm đơn khởi kiện đối với hành vi tung ảnh nóng của mình lên mạng xã hội, cần những giấy tờ, hồ sơ như sau:
– Đơn tố giác hoặc đơn khởi kiện.
– Những bằng chứng, chứng cứ kèm theo (ví dụ bản vi bằng đã lập theo đúng quy định của pháp luật về lập vi bằng nhằm để củng cố chứng cứ chứng minh hành vi của người đã tung ảnh nóng lên mạng xã hội; bản ghi âm, ghi hình;…).
Có thể sử dụng
– Quốc hiệu, tiêu ngữ (CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc)
– Địa điểm; ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện khi bị tung ảnh nóng.
– Tên đơn: Đơn khởi kiện.
– Thông tin cơ bản của người làm đơn: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên hệ, địa chỉ cư trú (nơi có đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi ở hiện tại), số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu và ngày cấp, nơi cấp của các giấy tờ này.
– Nội dung đơn: trình bày rõ sự việc xảy ra, kèm theo những chứng cứ thu thập được.
Ví dụ: Tôi và anh/chị…. có quen biết nhau qua mạng xã hội, qua một vài lần trò chuyện và đi chơi cùng nhau, tôi có và anh/chị có trao đổi một số hình ảnh mang tính “nhạy cảm” cho nhau qua zalo. Anh/chị có vay tôi một khoản tiền là 10 triệu đồng và hứa sẽ trả trong vòng 1 tháng. Sau một tháng tôi không thấy anh/chị trả và cho đến nay (đã được 05 tháng) anh/chị vẫn chưa trả tôi tiền, tôi có gọi điện, nhắn tin thì anh/chị không trả lời. Đến ngày 07/5/2023, tôi thấy anh/chị đã tung hình ảnh “nhạy cảm”, ảnh nóng của tôi lên một group trên facebook. Tôi có liên hệ và yêu cầu anh/chị gỡ hình ảnh xuống, anh/chị không gỡ và yêu cầu tôi không được đòi tiền nữa. Tôi không đồng ý và yêu cầu anh/chị trả lại số tiền cũng như gỡ ảnh tôi xuống. Đến nay, ngày 10/5/2023, hình ảnh của tôi đã được gỡ và tôi có thu thập lại để làm bằng chứng. Tôi đề nghị quý cơ quan giải quyết – đây là hành vi vi phạm pháp luật xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của tôi.
– Cam đoan của người làm đơn.
Ví dụ: Tôi xin cam đoan nội dung trên là hoàn toàn sự thật và tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin mà tôi đã cung cấp.
– Chữ ký của người làm đơn khởi kiện khi bị tung ảnh nóng.
1.3. Nộp đơn khởi kiện khi bị tung ảnh nóng:
Đơn khởi kiện khi bị tung ảnh nóng được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi người tung ảnh nóng cư trú, sinh sống.
Ngoài ra, người người bị tung ảnh nóng có thể gửi đơn tố giác tội phạm hoặc tố giác trực tiếp đến Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an cấp huyện hoặc Viện kiểm sát cùng cấp, nơi có tội phạm cư trú hoặc nơi diễn ra hành vi phạm tội.
2. Xử phạt khi đăng tung ảnh nóng của người khác:
Đối với hành vi tung ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội hoặc những không gian tương tự mà chưa được sự đồng ý, cho phép của người có hình ảnh. Trường hợp, sử dụng hình ảnh không xin phép hoặc tung ảnh nóng của người khác thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
2.1. Xử lý vi phạm hành chính:
Căn cứ Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng hình ảnh người khác đăng lên các trang mạng xã hội mà xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người này (cụ thể là khi bị tung ảnh nóng), đối với hành vi này thì sẽ bị xử phạt với mức từ 20 – 30 triệu đồng.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Trường hợp tung ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể sẽ bị truy cứu với tội danh làm nhục người khác, việc sử dụng hình ảnh của người khác mà gây hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, đối với tội danh này, mức phạt có thể lên đến 05 năm tù. Căn cứ Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, được sử đổi bổ sung 2017 quy định về khung hình phạt đối với tội làm nhục người khác, cụ thể như sau:
– Hình phạt chính:
+ Người nào phạm tội làm nhục người khác (hành vi tung ảnh nóng) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
+ Khung hình phạt có tình tiết tăng nặng: từ 03 tháng đến 02 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
++ Phạm tội 02 lần trở lên;
++ Phạm tội đối với 02 người trở lên;
++ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
++ Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ;
++ Phạm tộ đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
++ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
++ Phạm tộ gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
+ Khung hình phạt có thể từ 02- 05 năm: người phạm tội làm nhục người khác thuộc các trường hợp sau:
++ Phạm tội gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
++ Phạm tội làm nạn nhân tự sát.
– Hình phạt bổ sung: người phạm tội tội làm nhục người khác 9tung ảnh nóng) có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là:
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 đến 05 năm;
+ Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.
Quy định về thời hạn giải quyết đối khi gửi đơn khởi tố đến cơ quan có thẩm quyền:
– Đối với xử lý vi phạm hành chính: thời gian giải quyết là 20 ngày kể từ ngày nhận được tin tố giác, tin báo về tội phạm.
– Đối với truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Trong thời gian 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
+ 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng;
+ 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
+ 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.