Hiện nay khi thực hiện các thủ tục hành chính, người dân thường được cơ quan Nhà nước yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh về nơi cư trú thay cho hộ khẩu, sổ tạm trú trước đây. Dưới đây là mẫu đơn xin xác nhận nơi cư trú ở địa phương mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin xác nhận nơi cư trú ở địa phương mới nhất:
1.1. Mẫu đơn xin xác nhận cư trú cho bản thân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN XÁC NHẬN
(Nơi cư trú ở địa phương)
Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn ……….
Tôi tên là: ………..
Sinh ngày: ……….
Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân số: ……………
Ngày cấp: ……….. Nơi cấp: ……………
Có địa chỉ thường trú tại: ……………
Nơi ở hiện nay: ………..
Số điện thoại liên hệ: …………….
Nay tôi làm đơn này kính xin Qúy cơ quan xác nhận cho tôi về việc tôi đã/hiện đang cư trú tại địa chỉ:….…từ ngày…/…/… cho đến nay.
Lý do xin xác nhận là để:……….
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Quý Cơ quan.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của Công an xã/ phường/ thị trấn | Ngày…tháng…năm Người làm đơn (ký và ghi rõ họ tên) |
1.2. Mẫu đơn xin xác nhận cư trú cho bị đơn để giải quyết khởi kiện tại Toà án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày ….. tháng…….năm…….
ĐƠN XIN XÁC NHẬN
(Xác nhận nơi cư trú của ông/bà………)
Kính gửi: Công an phường/xã………
Tôi tên là:………
Sinh năm:…………
Số căn cước công dân/ chứng minh nhân dân:………..
Ngày cấp:…….. Nơi cấp: ………..
Hộ khẩu thường trú tại: ………
Nơi cư trú hiện tại:……….
Số điện thoại liên hệ:……..
Hiện nay, tôi đang làm thủ tục khởi kiện yêu cầu Toà án nhân dân……… giải quyết tranh chấp giữa tôi và ông/ bà:……….. về việc……
Theo yêu cầu của
Ông/bà: ………. Sinh năm: ….
Số căn cước công dân/ chứng minh nhân dân:………..
Ngày cấp:…….. Nơi cấp: ………..
Hộ khẩu thường trú tại: ………
Nơi cư trú hiện tại:……….
Số điện thoại liên hệ:……..
Do đó, tôi làm đơn này kính mong
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Quý Cơ quan.
Trân trọng cảm ơn!
Tài liệu gửi kèm theo đơn:
………
Xác nhận của Công an phường/xã | Người làm đơn |
2. Khi nào phải xin xác nhận nơi cư trú ở địa phương?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú năm 2020 thì nơi cư trú của công dân được xác định bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Việc xin xác nhận cư trú ở địa phương là để chính quyền địa phương xác nhận về việc cá nhân có thường trú hoặc tạm trú tại địa phương đó.
Vậy khi nào công dân phải xin xác nhận nơi cư trú? Trong thực tế thực hiện một số giao dịch, thủ tục hành chính, công dân thường phải chứng minh về nơi cư trú thông qua một số giấy tờ, tài liệu có chứng minh về nơi cư trú. Trước đây, khi sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú giấy chưa bị khai tử thì khi thực hiện thủ tục hành chính, công dân thường xung cấp bản sao của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú để làm căn cứ chứng minh về nơi cứ trú. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/1/2023 thì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã bị khai tử và không còn giá trị sử dụng.
Theo quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP thì khi thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục dịch vụ công có yêu cầu công dân phải chứng minh nơi cư trú thì cán bộ, công chức, viên chức giải quyết thủ tục có thể khai thác thông tin cư trú bằng các hình thức sau thay vì cung cấp bản sao Sổ hộ khẩu/ Sổ tạm trú:
– Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
– Tra cứu thông tin cá nhân qua tài khoản định danh điện tử trong ứng dụng VNeID;
– Sử dụng thiết bị đầu đọc mã QRCode hoặc đọc chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chip đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
– Các phương thức khai thác khác.
Trong trường hợp tại địa phương chưa nhập nhật thông tin cư trú bằng hệ thống dữ liệu quốc gia, định danh điện tử,… thì sẽ yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình các giấy tờ, tài liệu có giá trị chứng minh về nơi cư trú theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP như: Căn cước công dân/ Chứng minh dân dân, Giấy xác nhận thông tin cư trú hoặc Mã định danh…
Như vậy, việc xin xác nhận nơi cư trú không phải là một yêu cầu bắt buộc nhưng trong một số trường hợp cụ thể, xin xác nhận cư trú ở địa phương là việc giúp người có yêu cầu giải quyết các thủ tục hành chính có yêu cầu xác minh nơi cư trú như: làm thủ tục giải quyết ly hôn, làm thủ tục khởi kiện tại Toà án,…
3. Đơn xin xác nhận nơi cư trú thường được nộp ở đâu?
Hiện nay, người dân có nhu cầu xin xác nhận nơi cư trú có thể làm đơn xin xác nhận nơi cư trú tại
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại thì người dân có nhu cầu xin xác nhận về nơi cư trú có thể thực hiện yêu cầu trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cônt dịch vụ công của Bộ Công an, Cổng dịch vụ công về quản lý cư trú.
4. Trình tự, thủ tục xin xác nhận thông tin cư trú ở địa phương:
Hiện nay, khi người dân có nhu cầu xác nhận thông tin cư trú thì sẽ thực hiện xin xác nhận nơi cư trú theo trình tự, thủ tục được quy định tại Quyết định số 5548/QĐ-BCA-C06 năm 2021. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin xác nhận thông tin cư trú:
Hồ sơ xin xác nhận nơi cư trú bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Đơn xin xác nhận cư trú;
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu CT01 được ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Công an có thẩm quyền:
Người có yêu cầu xác nhận thông tin nơi cư trú sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan Công an cấp xã/ phường/ thị trấn ở bất kỳ nơi nào không phụ thuộc vào nơi cư trú. Tuy nhiên, để bảo đảm nhanh chóng về thủ tục hành chính cũng như tránh được hạn chế về việc một số địa phương chưa cập nhật thông tin cư trú của dân cư lên hệ thống dữ liệu quốc gia thì người yêu cầu nên nộp hồ sơ tại cơ quan Công an cấp xã/ phường/ thị trấn nơi cư trú.
Lưu ý: người nộp hồ sơ nên nộp hồ sơ vào giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định của pháp luật).
Ngoài ra, người có yêu cầu có thể nộp hồ sơ xin xác nhận nơi cư trú qua Cổng dịch vụ công trực tuyến như: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Công an hoặc Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Bước 3: Cơ quan Công an cấp xã/ phường/ thị trấn tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:
Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu xác nhận nơi cư trú của người dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ có thể xảy ra các trường hợp sau:
– Trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA cho người đăng ký;
– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA cho người đăng ký;
– Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA cho người đăng ký.
Theo đó, xét theo thời gian trên giấy hẹn trả kết quả cho người yêu cầu thì cơ quan Công an cấp xã sẽ trả kết quả xác nhận nơi cư trú cho người yêu cầu theo mẫu CT07 được ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 55/2021/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 15/5/2021 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú;
– Thông tư số 56/2021/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 15/5/2021 Quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú;
– Quyết định số 5548/QĐ-BCA-C06 của Bộ Công an ban hành ngày 06/7/2021 Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký cư trú và lĩnh vực xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an.