Trước khi tiến hành tiêm chủng, trẻ em cần được sàng lọc và kiểm tra trước tiêm chủng cẩn thận. Các tiêu chí sàng lọc được xây dựng dựa trên bảng kiểm trước tiêm chủng với trẻ em và bảng kiểm trước tiêm chủng đối với trẻ sơ sinh. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc mẫu bảng kiểm trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh mới nhất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu bảng kiểm trước tiêm chủng với trẻ sơ sinh mới nhất:
- 2 2. Quy định về tổ chức khám sàng lọc trước tiêm chủng cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện:
- 3 3. Các bước thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng:
- 4 4. Ghi chép việc khám sàng lọc và lưu bảng kiểm:
- 5 5. Mục đích của bảng kiểm trước tiêm chủng:
1. Mẫu bảng kiểm trước tiêm chủng với trẻ sơ sinh mới nhất:
1.1. Bảng kiểm trước tiêm chủng đối với trẻ sơ sinh tại các cơ sở tiêm chủng thuộc bệnh viện
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BẢNG KIỂM TRƯỚC TIÊM CHỦNG ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH TẠI CÁC CƠ SỞ TIÊM CHỦNG THUỘC BỆNH VIỆN
Họ và tên trẻ:……… Nam □ Nữ □
Sinh…… giờ………. ngày…… tháng……. năm…… Tuổi thai khi sinh:…..
Địa chỉ: …….
Họ tên bố/mẹ:…. Điện thoại:…
Cân nặng: ….g Thân nhiệt: …°C
Mẹ đã xét nghiệm HbsAg: Không □ Có □ Kết quả: Dương tính □ Âm tính □
I. Khám sàng lọc:
Các dấu hiệu hiện tại:
1. Tình trạng sức khỏe chưa ổn định | Không □ | Có □ |
2 Sốt/Hạ thân nhiệt (Sốt: nhiệt độ ≥ 37,5°C; Hạ thân nhiệt: nhiệt độ ≤ 35,5°C ) | Không □ | Có □ |
3. Khóc bé hoặc không khóc | Không □ | Có □ |
4. Da, môi không hồng | Không □ | Có □ |
5. Bú kém hoặc bỏ bú | Không □ | Có □ |
6. Tuổi thai < 28 tuần | Không □ | Có □ |
7. Trẻ < 34 tuần tuổi * | Không □ | Có □ |
8. Trẻ < 2000 g, mẹ có HBsAg (-) | Không □ | Có □ |
9. Các chống chỉ định khác, nếu có ghi rõ
……. | Không □ | Có □ |
* Chỉ áp dụng với vắc xin sống giảm độc lực
– Khám sàng lọc theo chuyên khoa: Không □ Có □, chuyên khoa:…
+ Lý do: ……
+ Kết quả: ….
+ Kết luận: ….
II. Kết luận:
– Đủ điều kiện tiêm chủng ngay (Tất cả đều KHÔNG có điểm bất thường) □
– Loại vắc xin tiêm chủng lần này: ……
– Chống chỉ định tiêm chủng (Khi CÓ điểm bất thường tại mục 9) □
– Tạm hoãn tiêm chủng (Khi CÓ bất kỳ một điểm bất thường tại mục 1,2,3,4,5,6,7,8) …
Hồi…….giờ…..phút, ngày….tháng….năm….. |
1.2. Bảng kiểm trước tiêm chủng đối với trẻ sơ sinh tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BẢNG KIỂM TRƯỚC TIÊM CHỦNG ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH TẠI CÁC CƠ SỞ TIÊM CHỦNG NGOÀI BỆNH VIỆN
Họ và tên trẻ:… Nam □ Nữ □
Sinh:………….. giờ……… ngày………. tháng…….. năm…….. Tuổi thai khi sinh:………..
Địa chỉ: ……..
Họ tên bố/mẹ:… Điện thoại:…
Cân nặng: g Thân nhiệt: , °C
Mẹ đã xét nghiệm HbsAg: Không □ Có □ Kết quả: Dương tính □ Âm tính □
I. Khám sàng lọc:
1. Tình trạng sức khỏe chưa ổn định | Không □ | Có □ |
2. Sốt/Hạ thân nhiệt (Sốt: nhiệt độ ≥ 37,5°C; Hạ thân nhiệt: nhiệt độ ≤ 35,5°C) | Không □ | Có □ |
3. Khóc bé hoặc không khóc được | Không □ | Có □ |
4. Da, môi không hồng | Không □ | Có □ |
5. Bú kém hoặc bỏ bú | Không □ | Có □ |
6. Tuổi thai < 34 tuần | Không □ | Có □ |
7. Trẻ < 2000 g | Không □ | Có □ |
8. Các chống chỉ định khác, nếu có ghi rõ:
……………………………. | Không □ | Có □ |
II.Kết luận:- Đủ điều kiện tiêm chủng ngay (Tất cả đều KHÔNG có điểm bất thường) □
Loại vắc xin tiêm chủng lần này:……
– Chống chỉ định tiêm chủng (Khi CÓ điểm bất thường tại mục 8) □
– Tạm hoãn tiêm chủng (Khi CÓ bất kỳ một điểm bất thường tại các mục 1,2,3,4,5,6,7) □
– Đề nghị khám sàng lọc tại bệnh viện: Không □ Có □
+ Lý do: ………
Hồi….giờ…..phút, ngày….tháng….năm….. |
2. Quy định về tổ chức khám sàng lọc trước tiêm chủng cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện:
Căn cứ tiểu mục 1 Mục IV Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 1575/QĐ-BYT năm 2023 thì việc tổ chức khám sàng lọc trước tiêm chủng cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện được thực hiện cần có các quy định chi tiết như sau:
2.1. Người thực hiện:
– Bác sĩ, y sĩ: trực tiếp thăm khám cho trẻ và ghi các thông tin của trẻ, trực tiếp đo và ghi kết quả nhiệt độ của trẻ khi không có điều dưỡng viên, hộ sinh viên. Cán bộ y tế khám sàng lọc trước tiêm chủng đã được tập huấn chuyên sâu về tiêm chủng theo quy định tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP và quy định liên quan về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế
– Điều dưỡng viên, hộ sinh viên: Ghi các thông tin của trẻ, trực tiếp thăm khám trẻ, đo và ghi kết quả nhiệt độ của trẻ.
2.1. Phương tiện:
– Nhiệt kế, ống nghe chuyên dụng
– Bảng kiểm trước tiêm chủng cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên (phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 1575/QĐ-BYT năm 2023)
– Bảng kiểm trước tiêm chủng đối với trẻ sơ sinh (phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 1575/QĐ-BYT năm 2023)
3. Các bước thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng:
Các bước thực hiện và điền theo bảng kiểm trước tiêm chủng bao gồm:
– Hỏi sức khoẻ và các thông tin có liên quan
– Đánh giá tình trạng sức khoẻ tổng quát
– Kết luận
+ Đủ điều kiện tiêm chủng
+ Chống chỉ định tiêm chủng
+ Tạm dừng tiêm chủng, chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện (nếu cần).
4. Ghi chép việc khám sàng lọc và lưu bảng kiểm:
Toàn bộ nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm gồm kết quả khám lâm sàng được lưu tại các cơ sở tiêm chủng và trên Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia. Lưu bảng kiểm 15 ngày.
(5) Gửi chuyển các trẻ tạm hoãn khám đánh giá tình trạng sức khoẻ tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên:
+ Điền phiếu chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu số 6 ban hành tại
+ Ghi phiếu chuyển tuyến khám kiểm tra tình trạng sức khoẻ để quyết định tiêm chủng tại phụ lục số 1 và 2 ban hành tại Quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 1575/QĐ-BYT năm 2023
+ Tư vấn cho cha mẹ/người chăm sóc đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên để được khám sàng lọc.
+ Tiếp nhận và tiêm chủng cho những trẻ đã được kiểm tra đánh giá tình trạng sức khoẻ tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên và xác định đủ điều kiện sức khoẻ để tiêm chủng.
5. Mục đích của bảng kiểm trước tiêm chủng:
Kiểm tra trước tiêm chủng giúp xác định các trường hợp trẻ cần tiêm chủng để bác sĩ quyết định cho trẻ tiêm chủng, không tiêm chủng, hoãn tiêm hoặc cần được kiểm tra sàng lọc thêm tại bệnh viện.
– Trường hợp chống chỉ định:
Trẻ đã có tiền sử sốc phản vệ hoặc biến chứng nặng từ lần tiêm chủng trước như: sốt cao trên 39 độ C với những cơn co giật, có hội chứng não hoặc viêm màng não, tím tái, khó thở;
Trẻ có tình trạng suy chức năng cơ thể như: suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận, hôn mê (được chỉ định tiêm khi tình trạng sức khoẻ trẻ đạt đến bình thường);
Trẻ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh rối loạn miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm các loại vắc-xin sống hạ áp lực;
Một số trường hợp chống chỉ định tiêm theo khuyến cáo của nhà sản xuất với các loại vắc-xin. vắc xin PCV13
Cần chú ý những trường hợp chống chỉ định trước khi tiêm vắc-xin
– Trường hợp tạm hoãn:
Trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh mãn tính;
Trẻ sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C (đo thân nhiệt tại rốn);
Trẻ suy dinh dưỡng có cân nặng <2 kg;
Trẻ đang hoặc mới kết thúc sử dụng corticoid liều cao hoặc hoá, xạ trị trong vòng 14 ngày;
Trẻ mới dùng các kháng thể globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ trường hợp sử dụng globulin miễn dịch trong điều trị viêm gan B);
Các trường hợp hoãn tiêm chủng tuỳ theo yêu cầu của nhà sản xuất với mỗi loại vắc-xin. Trẻ mới dùng các chế phẩm globulin khác trong vòng 3 tháng (ngoại trừ kháng huyết thanh viêm gan B): Tạm hoãn tiêm vaccine sống giảm độc lực. Tiêm cho trẻ khi đủ 3 tháng tính từ ngày cuối dùng vaccine.
Trẻ đang điều trị hoặc mới hết đợt điều trị corticoid kéo dài (uống hoặc tiêm) với liều cao hoặc hoá trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm vaccine sống giảm độc lực. Tiêm cho trẻ sau khi ngừng điều trị corticoid, hoá trị và xạ trị 14 ngày.
Trẻ có cân nặng dưới 2 kg: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện. Khi cân nặng trẻ trên 2kg trở lên thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng ngoài bệnh viện.
Có các phản ứng tăng lên sau những lần tiêm chủng trước của cùng loại vaccine (ví dụ: lần trước không sưng đau, lần sau viêm sưng tấy lan toả tại vị trí tiêm. ..): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi hoặc đường hô hấp, mắt, máu hoặc ung thư không hồi phục: chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm khi tình trạng bệnh của trẻ bình thường.
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo khuyến cáo của nhà sản xuất với các loại vaccine.
Cũng tại Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023 về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ , Bộ Y tế đã nêu ra thêm một số khuyến cáo khi khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi tại phòng khám ngoài bệnh viện bao gồm: đặc biệt lưu ý các tuần tuổi thai khi sinh, tuổi thai kỳ, cân nặng, những tổn thương cơ quan, bệnh cấp tính, những bất thường về suy giảm miễn dịch và phơi nhiễm HIV. .