Nghỉ phép hằng năm là một chế độ ưu đãi mà pháp luật quy định dành cho người lao động trong thời gian mà người lao động đã công hiến cho người sử dụng lao động. Vậy làm thế nào để có thể xác định được người lao động có đủ điều kiện nghỉ phép năm hay không? Thời gian thử việc có được tính để nghỉ phép năm hay không?
Mục lục bài viết
1. Quy định chung của pháp luật hiện hành về thử việc:
1.1. Quy định về hình thức thoả thuận thử việc:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24
– Giao kết
– Thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong
Lưu ý: Không áp dụng quy định về thử việc đối với nười lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Nếu người lao động làm việc cho người sử dụng lao động dưới 01 tháng thì có thể thoả thuận về nội dung công việc bằng miệng.
1.2. Quy định về thời gian thử việc tối đa:
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 thì thời gian thử việc sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận với nhau tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Tuy nhiên, thời gian thử việc chỉ diễn ra một lần đối với một công việc nhất định và cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Thời gian thử việc không qúa 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp;
– Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình đọ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ;
– Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc đối với những công việc khác.
1.3. Quy định về tiền lương thử việc và chế độ của người lao động sau khi kết thúc thời gian thử việc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019 thì tiền lương mà người sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động trong thời gian thử việc là do hai bên thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, mức lương thử việc thoả thuận phải ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó trả cho người lao động làm việc chính thức.
Sau khi người lao động thử việc kết thúc thời gian thử việc thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo kết quả thử việc cho người lao động được biết theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019. Nếu người sử dụng lao động tiếp tục sử dụng người lao động làm việc thì phải thông báo cho người lao động và phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động đó. Trong trường hợp người lao động thử việc không đạt yêu cầu thì phải thông báo cho người lao động và chấm hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc. Trong thời hạn thử việc, nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc thì không cần thực hiện thời gian báo trước và không đặt ra nghĩa vụ bồi thường hợp đồng.
2. Thời gian thử việc có được tính để nghỉ phép năm hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu người lao động làm việc từ đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép hằng năm và được hưởng nguyên lương. Và thời gian nghỉ phép năm của người lao động sẽ phụ thuộc vào điều kiện lao động, chế độ làm việc của người lao động và được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể, thời gian nghỉ phép năm được xác định như sau:
– Thời gian nghỉ phép năm là 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– Thời gian nghỉ phép năm là 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Thời gian nghỉ phép năm là 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Vậy thời gian thử việc của người lao động có được tính vào thời gian làm việc từ đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động của người lao động hay không? Như đã phân tích tại mục 1.2 của bài viết này, tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ cũng như yêu cầu của từng công việc cụ thể thì người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động thời gian thử việc tối thiểu là 06 ngày và với công việc yêu cầu cao thì thời gian thử việc tối đa không quá 180 ngày (tức là không quá 06 tháng). Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP cũng đã hướng dân về việc xác định thời gian nghỉ phép năm đối với người lao động có thời gia thử việc. Theo đó, nếu sau khi hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động tiếp tục sử dụng người lao đọng làm việc cho mình thì thời gian thử việc của người lao động đó được xem là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.
Theo đó, việc xác định thời gian thử việc để tính ngày nghỉ phép năm của người lao động được phân chia thành 03 trường hợp cụ thể như sau:
– Trường hợp 1: Người lao động giao kết hợp đồng thử việc với người sử dụng lao động nhưng sau khi kết thúc hợp đồng thử việc và không tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động thì không được tính ngày nghỉ phép năm;
– Trường hợp 2: Người lao động giao kết hợp đồng thử việc, sau khi kết thúc hợp đồng thử việc và ký hợp đồng lao động thì mới được bắt đầu tính ngày nghỉ phép năm cho thời gian thử việc đó. Thời gian thử việc cũng được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động;
– Trường hợp 3: Người lao động thỏa thuận về nội dung thử việc trong hợp đồng lao động, sau khi hết thời gian thử việc và tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động thì được tính ngày nghỉ phép năm cho toàn thời gian làm việc theo thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng lao động.
Như vậy, thời gian thử việc của người lao động tiếp tục làm việc cho người lao động sau khi thử việc vẫn được tính vào thời gian nghỉ phép năm. Và người lao động sẽ được giải quyết chế độ nghỉ phép năm nếu thời gian làm việc cho một người sử dụng lao động đó là 12 tháng và sẽ được hưởng nguyên lương theo mức lương các bên thoả thuận với nhau trong hợp đồng lao động.
3. Quy định của pháp luật về việc xác định thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm của người lao động:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên cho một người sử dụng lao động thì sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm và hưởng nguyên lương. Theo đó, tại Điều 65 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP cũng đã hướng dẫn các doanh nghiệp cũng như người lao động trong việc xác định thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động. Cụ thể như sau:
– Thời gian người lao động học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019: Trong trường hợp này, nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thì được tính vào thời gian làm việc tính ngày nghỉ phép năm;
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc như đã phân tích tại mục 2 của bài viết;
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019;
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm;
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng;
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật;
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, đối với những trường hợp trên thì vẫn được xác định là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ phép năm cho người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2020 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.