Quyền lợi của quân nhân xuất ngũ trước thời hạn và xuất ngũ đúng thời hạn có gì khác nhau? Đó là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người, hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé
Mục lục bài viết
1. Chế độ sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ:
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 21/2009/NĐ-CP quy định sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu hoặc không chuyển chuyên ngành thì được phục vụ tại địa phương và hưởng các chế độ khác:
Điều 5. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên
1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành được thì phục viên về địa phương và được hưởng các quyền lợi như sau:
a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ; được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các tổ chức giới thiệu việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và các tổ chức kinh tế – xã hội khác;
b) Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương;
c) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn trả khoản trợ cấp phục viên một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đã nhận. Cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ra quyết định chuyển ngành có trách nhiệm thu lại số tiền trợ cấp phục viên và trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận
3. Sĩ quan đã phục viên về địa phương trong thời gian không quá một năm, kể từ ngày quyết định phục viên có hiệu lực, nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nếu muốn tính nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả quỹ bảo hiểm xã hội khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đã nhận.
2. Sĩ quan bị suy giảm 45% sức khỏe có được công nhận là bệnh binh không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005;
Điều 23…
2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.
Điều này được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: …
15. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 23…
2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.
Như thông tin ông cung cấp Trong thời gian làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia từ tháng 4/1979 đến tháng 8/1979, do điều kiện sống, làm việc và sinh hoạt trong môi trường đặc biệt khó khăn nên sức khỏe ông suy yếu, đã nhiều lần mắc bệnh sốt xuất huyết, sốt rét và có đợt nặng, bị thần kinh, liệt nửa người, đi chữa nhiều lần ở bệnh viện quân khu 7 rồi bệnh trở thành mãn tính. Do không thể phục hồi sức khỏe để phục vụ quân đội với công việc nặng nhọc nên đơn vị đã giám định sức khỏe và làm thủ tục cho ông trở lại đoàn 587 để giải quyết chế độ phục viên tháng 01/1980 và hưởng chế độ. Mức trợ cấp đối với bệnh binh là 45% theo quy định tại Quyết định số 78-CP ngày 13/4/1978 của Hội đồng Chính phủ tại địa phương kể từ ngày 01/4/1980 (tức trường hợp bệnh binh là quân nhân) . sĩ quan Công an nhân dân mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994). Như vậy, theo hướng dẫn tại Pháp lệnh số: 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 thì đến thời điểm hiện tại, anh đủ điều kiện để được hưởng. chế độ đối với bệnh binh.
3. Tiêu chuẩn sức khỏe khi vào sĩ quan dự bị:
Tiêu chuẩn sức khỏe khi đăng ký đào tạo sĩ quan dự bị: Đạt sức khỏe từ loại 1 đến loại 3 theo quy định tại Thông tư 14/2003/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 26/2002/NĐ-CP về sĩ quan dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Công an ban hành Công an Bộ Quốc phòng ngày 17/10/2011 về việc hướng dẫn khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng.
Về phân loại sức khỏe theo quy định tại Điều 9
“Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Căn cứ phân loại sức khoẻ: Theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Bảng số 1, Bảng số 2, Bảng số 3, Phụ lục I Thông tư này.
2. Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sĩ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “điểm”, cụ thể:
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt…….
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém. …….
4. Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự. để phân loại cụ thể như sau:
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự…..
4. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong những trường hợp nào?
Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
– Đủ điều kiện nghỉ hưu;
– Đã đủ tuổi gọi nhập ngũ quy định tại Điều 13
– Do thay đổi tổ chức, biên chế nên không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
– Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
(Khoản 1 Điều 35 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung 2008)
5. Quyền lợi của sĩ quan xuất ngũ khi chưa đến thời hạn:
– Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 129/2015/NĐ-CP ngày 15/12/2015 của Chính phủ quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (CAND) quy định: “Hạ sĩ quan, chiến sĩ Đối với quân nhân nhập ngũ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi hết thời hạn tại ngũ có đủ yêu cầu sử dụng Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có thẩm quyền thì: Được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp Đối tượng, tiêu chuẩn, tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan hết thời hạn phục vụ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định công khai, dân chủ, minh bạch và bình đẳng với mọi đối tượng.
Như vậy, quân nhân xuất ngũ trước thời hạn sẽ không được xem xét chuyển sang chế độ chuyên nghiệp để phục vụ lâu dài trong Công an nhân dân. Đây là sự khác biệt cơ bản. Ngoài ra, các quyền lợi khác đều bình đẳng, ví dụ: Trợ cấp thôi việc, trợ cấp tạo việc làm; tổ chức buổi gặp mặt chia tay; được đưa về địa phương nơi sinh sống hoặc thanh toán tiền tàu, xe, phụ cấp đi lại; hỗ trợ đào tạo nghề…
– Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 38/2016/TT-BCA ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết và thi hành một số điều của Nghị định số 129/NĐ-CP ngày 28/9. Thông tư số 15/2016/TT-BCA của Chính phủ về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (gọi tắt là Thông tư số 38/2016/TT-BCA) quy định về điều kiện xuất ngũ trước thời hạn như sau:
Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được xuất ngũ trước thời hạn khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ;
b) Là người lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bắt buộc chữa bệnh dài ngày hiện hành của Bộ Y tế mà gia đình không còn khả năng lao động; gia đình bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm;
c) Con liệt sĩ, con thương binh hạng một;
d) Anh, chị, em của liệt sĩ;
đ) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.”