Mẫu kế hoạch tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc dưới đây của chúng minh sẽ giúp các bạn nắm bắt được các kế hoạch triển khai trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân. Cùng theo dõi nhé.
Mục lục bài viết
1. Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?
Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào? Ngày hội Đại đoàn kết là ngày 18 tháng 11 hàng năm. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày để đồng bào cả nước tôn vinh truyền thống đoàn kết yêu nước tốt đẹp của dân tộc ta.
2. Lịch sử ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc:
Từ xưa đến nay, xu thế chủ đạo của đất nước ta là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Khối đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đại đoàn kết dân tộc đã thấm nhuần tư tưởng, tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung tư tưởng chủ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa.
Phát huy truyền thống của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, năm 1986, Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 18-11-1930, ngày Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất làm ngày truyền thống. hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngày 01 tháng 8 năm 2003, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW về việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết định lấy ngày 18 tháng 11 hàng năm là Ngày tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết ở khu dân cư Tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới.
3. Mẫu kế hoạch tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc:
KẾ HOẠCH
Tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm…..
Thực hiện Hướng dẫn số …/HD-MTTW-BTT, ngày …./…../….. của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về hướng dẫn tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm …. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư năm …. như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc và sự gắn bó mật thiết giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền với nhân dân trong cộng đồng; phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Tổ chức Ngày hội để kịp thời động viên, khích lệ Nhân dân đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức, cùng nhau phát triển kinh tế – xã hội và phòng, chống dịch bệnh Covid-19 giành “thắng lợi kép”. Ngày hội đại đoàn kết là dịp để Nhân dân tự đánh giá kết quả tự quản của cộng đồng; suy tôn, biểu dương các cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước năm …..
2. Yêu cầu
Tổ chức ngày hội đại đoàn kết các dân tộc năm …. tại các địa bàn khu dân cư phải đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm, an toàn, tránh hình thức, lãng phí, đồng thời thực hiện nghiêm các quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tùy tình hình thực tế, phần Lễ có thể tổ chức ngắn gọn, phần Hội lựa chọn các nội dung phù hợp tạo không khí vui tươi và thu hút sự tham gia của người dân.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối với các khu dân cư trên địa bàn các huyện, thành phố có tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, các hoạt động trở lại bình thường
1.1. Nội dung và hình thức tuyên truyền
a. Nội dung tuyên truyền
Tuyên truyền về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 91 năm qua; tuyên truyền về kết quả thực hiện Đại hội Đảng các cấp; về các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, khu dân cư; các gương điển hình, tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; về những mô hình, cách làm hay trong phát huy vai trò tự quản của Nhân dân ở cộng đồng khu dân cư.
b. Hình thức tuyên truyền
+ Tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, cuộc họp, sinh hoạt của khu dân cư, sinh hoạt của các đoàn thể nhân dân.
+ Xây dựng panô, áp phích, khẩu hiệu ở các khu trung tâm, các cơ quan, công sở trang trí băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền cổ động trong dịp kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1.2. Triển khai các hoạt động ở khu dân cư trong dịp tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc
– Đánh giá kết quả thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua ở cộng đồng dân cư, thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện năm tới; biểu dương, khen thưởng các hộ gia đình, cá nhân tích cực đóng góp vật chất, tinh thần, ngày công xây dựng cộng đồng, nhất là trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
– Tổ chức thăm và tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Mặt trận qua các thời kỳ; động viên các cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu; chia sẻ, giúp đỡ gia đình khó khăn trên địa bàn dân cư.
– Đánh giá các hoạt động do cộng đồng triển khai như các công trình được hỗ trợ thực hiện, các mô hình tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.
– Trao tặng Nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn. – Động viên các hộ gia đình treo cờ Tổ quốc trong dịp diễn ra Ngày hội.
– Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ phố, trồng và chăm sóc vườn hoa, cây xanh; chỉnh trang khu dân cư sáng – xanh – sạch – đẹp.
1.3. Tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc ở khu dân cư * Phần Lễ (tổ chức không quá 90 phút):
– Văn nghệ chào mừng;
– Chào cờ;
– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu kết hợp ôn lại 91 năm MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – …./…../…..).
– Báo cáo của Ban Công tác Mặt trận khu dân cư (hoặc Liên Ban Công tác Mặt trận khu dân cư hoặc Ủy ban MTTQ cấp xã).
Tiêu đề báo cáo: Báo cáo tình hình khối đại đoàn kết các dân tộc và kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở khu dân cư năm…..
– Các đại biểu trao đổi, thảo luận;
– Chủ trì phát biểu tiếp thu và giải trình (nếu có);
– Biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong xây dựng cộng đồng dân cư, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19;
– Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu, tặng quà (chỉ mời 01 lãnh đạo cao nhất phát biểu tại ngày hội);
– Phát động Nhân dân ở cộng đồng dân cư hưởng ứng thi đua góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của khu dân cư, của xã (phường, thị trấn ) năm….; – Phát biểu cảm ơn và kết thúc buổi Lễ.
* Phần hội (có thể tổ chức trước hoặc sau phần Lễ)
Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng (chú trong phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc tạo khí thế sôi nổi trong Ngày hội).
1.4. Thành phần tham gia Ngày hội
– Toàn thể Nhân dân hoặc đại diện gia đình ở khu dân cư, liên khu dân cư; người dân đi làm ăn xa quê hương; cán bộ, đảng viên công tác tại các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang các cấp đóng trên địa bàn.
– Mời các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động hỗ trợ, đóng góp cho cộng đồng dân cư.
– Mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp, đại biểu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thôn, xã, huyện đến dự Ngày hội. 2. Trường hợp đối với các khu dân cư trên địa bàn các huyện, thành phố tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, không đảm bảo để tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc theo hình thức tập trung
– Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp, thông qua Trạm truyền thanh, loa phóng thanh, công nghệ thông tin (Zalo, Facebook, Viber…) theo các nội dung tuyên truyền ở điểm (a), mục 1.1, phần II của kế hoạch này.
– Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đề xuất, tham mưu để Đảng ủy chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tặng giấy khen biểu dương các tập thể, cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước nhất là tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
– Ở các khu dân cư, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm đảm bảo khu dân cư sáng – xanh – sạch – đẹp, an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
– Có hình thức tặng quà phù hợp các hộ gia đình có công, hộ nghèo khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19; thăm các gia đình có người thân bị chết do dịch bệnh Covid-19 (nếu có).
3. Đối với các khu dân cư trên địa bàn các huyện, thành phố đang thực hiện phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội
– Tuyên truyền, vận động, khơi dậy, phát huy tinh thần đại đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
– Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo, từ thiện, trợ giúp những gia đình, cá nhân khó khăn, tặng các phần quà đại đoàn kết, túi an sinh… không để người dân nào khó khăn không được trợ giúp.
– Có hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng phù hợp đối với các tập thể, cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua, tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19.
III. THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Thời gian: Thời gian tổ chức Ngày hội diễn ra 01 ngày, tập trung trong khoảng từ ngày …./…../….. đến hết ngày …./…../…..
2. Hình thức tổ chức ngày hội
– Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh chủ trì tổ chức các hoạt động nhân Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930- …./…../…..). – Tổ chức ngày hội ở khu dân cư, tuỳ theo tình hình thực tế của từng địa bàn, các đơn vị tổ chức ngày hội báo cáo xin chủ trương của cấp ủy về việc tổ chức Ngày hội được thực hiện quy mô, số lượng đại biểu phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu dân cư, tình hình dịch bệnh và bảo đảm vai trò chủ trì việc tổ chức Ngày hội được thực hiện như sau:
+ Tổ chức Ngày hội ở 01 khu dân cư: do Ban Công tác Mặt trận chủ trì; + Tổ chức Ngày hội từ 02 khu dân cư trở lên (Liên khu dân cư): do Ban Công tác Mặt trận các khu dân cư phối hợp chủ trì;
+ Tổ chức Ngày hội trong phạm vi toàn xã (phường, thị trấn): do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã chủ trì, phối hợp với Ban Công tác Mặt trận khu dân cư thực hiện.
3. Hình thức trang trí
– Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu trên địa bàn khu dân cư.
– Ma két trang trí nơi tổ chức phần Lễ của Ngày hội:
(Biểu trưng của Mặt trận) NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC Khu dân cư (hoặc liên khu dân cư)……. xã (phường, thị trấn) …. Ngày….. tháng…. năm …. |
IV. KINH PHÍ TỔ CHỨC NGÀY HỘI
– Ở cấp tỉnh, huyện: Thực hiện trên cơ sở kế hoạch và dự trù kinh phí hàng năm được phê duyệt.
– Ở cấp xã và khu dân cư: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số …./TT BTC ngày …./…../….. của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và từ nguồn xã hội hóa để tổ chức Ngày hội và để khen thưởng, biểu dương.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930- …./…./…..).
– Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, thực hiện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức thành viên, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và của Tỉnh tuyên truyền, đưa tin trước, trong và sau ngày hội. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hướng dẫn bình xét và công nhận các danh hiệu ở khu dân cư.
– Chọn và tham dự các điểm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư tại các huyện, thành phố.
– Báo cáo và xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy mời các đồng chí Lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách địa bàn tham dự “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư.
– Phân công các đồng chí trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tham dự Ngày hội tại một số Khu dân cư.
– Cập nhật thông tin về tình hình tổ chức Ngày hội tại các khu dân cư, báo cáo nhanh về Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trước 11h hàng ngày từ … đến….
– Tổng hợp và báo cáo kết quả tổ chức Ngày hội trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố
– Báo cáo cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền, các ban, ngành liên quan, các tổ chức thành viên cùng cấp để thống nhất chủ trương, nội dung, hình thức, thời gian tiến hành tổ chức thực hiện. Đồng thời xây dựng kế hoạch, hướng dẫn Ủy ban MTTQ các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
– Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930- …./…../…..).
– Tùy điều kiện thực tế, tổ chức các hoạt động tọa đàm, gặp mặt các thế hệ lãnh đạo, cán bộ Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, thành phố để ôn lại lịch sử và truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong 91 năm qua.
– Chủ động chọn điểm tổ chức ngày hội (quan tâm lựa chọn các điểm ở nơi có điều kiện khó khăn để tổ chức Ngày hội) và mời Lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cùng cấp đến dự ngày hội. Sau khi thống nhất chọn điểm tổ chức ngày hội, thành phố ….. mỗi huyện chọn 02 điểm, các huyện còn lại mỗi huyện lựa chọn 01 điểm (01 khu dân cư tổ chức ngày hội) gửi danh sách về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh trước ngày …./…../….. để tổng hợp.
– Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, Đài Phát thanh Truyền hình, tuyên truyền và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng trước, trong và sau dịp tổ chức Ngày hội.
– Cập nhật thông tin về tình hình tổ chức Ngày hội tại các khu dân cư, báo cáo nhanh về Ủy ban MTTQ Việt Nam trước 10h00 hàng ngày từ …./…../…..
3. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn – Chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các Ban công tác Mặt trận khu dân cư chọn điểm tổ chức thực hiện.
– Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các xã, phường, thị trấn và Ban công tác Mặt trận chuẩn bị tốt nội dung, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế ở cơ sở để tổ chức thực hiện có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả.
4. Đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tổ chức ngày hội và tham dự ngày hội tại một số đơn vị chọn điểm tổ chức.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc năm …. của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
T/M. BAN CÔNG TÁC MTTQ…….. TRƯỞNG BAN |
4. Ý nghĩa ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc:
Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 Tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thông qua lễ hội này, những nét văn hóa đặc sắc của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc trên cả nước sẽ tiếp tục tồn tại và phát huy. Ngoài ra, lễ hội còn là tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Ngày hội sẽ góp phần thực hiện tốt các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng văn hóa ở khu dân cư, xây dựng gia đình tiêu biểu… gắn với xây dựng nếp sống mới, xây dựng nếp sống văn hóa. chống các hủ tục, mê tín, lạc hậu. Đồng thời góp phần từng bước bài trừ các tệ nạn trong xã hội như rượu chè, cờ bạc, háo sắc, cờ bạc, ma tuý, mại dâm…
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc góp phần cổ vũ các tầng lớp nhân dân phấn đấu, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc còn góp phần tích cực vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ngày càng vững mạnh.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư sẽ tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, qua đó góp phần thực hiện dân chủ ở cơ sở, tạo sự gần gũi, gắn bó, thân thiết giữa Đảng với nhân dân. Liên hoan còn giúp Đảng lắng nghe tâm tư nguyện vọng, phản ánh của nhân dân trong cuộc sống. Từ đó, Khuyến khích những đóng góp giúp Đảng hoàn thiện hơn nữa phương thức lãnh đạo.
Trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam là chúng ta cần tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết trên địa bàn để tạo nên nguồn sức mạnh chung, sức mạnh to lớn của cả cộng đồng, tạo động lực mạnh mẽ để sớm thực hiện thắng lợi mục tiêu của “ Dân giàu – Nước mạnh – Xã hội dân chủ – Công bằng – Văn minh”.
5. Mẫu hướng dẫn tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc:
UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM BAN THƯỜNG TRỰC Số: 35/HD-MTTW-BTT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày … tháng ….. năm…. |
HƯỚNG DẪN
Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm…..
Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm ….; Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ….; Chương trình phối hợp thống nhất hành động năm …. của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Để thiết thực kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam – Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-../…/….) và trong bối cảnh cả nước vừa tiếp tục phòng, chống dịch bệnh Covid -19, vừa phát triển kinh tế – xã hội, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm …. như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
– Thông qua Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc để tập hợp, đoàn kết Nhân dân ở khu dân cư tạo thành sức mạnh to lớn góp phần xây dựng quê hương, đất nước vững mạnh. Ngày hội nhằm ghi nhận kết quả của cộng đồng dân cư, biểu dương tập thể, hộ gia đình, cá nhân có nhiều thành tích trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cộng đồng.
– Việc tổ chức Ngày hội nhằm tạo khí thế thi đua sối nổi, động viên tinh thần cổ vũ Nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, dịch bệnh, tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
2. Yêu cầu
– Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức ở tất cả các cộng đồng dân cư trong cả nước.
– Ngày hội tổ chức vừa đảm bảo thiết thực và huy động được đông đảo tham gia của cả cộng đồng, vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Phần Lễ tổ chức ngắn gọn, tập trung đổi mới nội dung phần Hội tạo khí thế vui tươi và thu hút sự tham gia của người dân.
– Việc tổ chức Ngày hội đảm bảo tiết kiệm, an toàn, tránh hình thức, lãng phí.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền
1.1. Nội dung tuyên truyền:
– Tuyên truyền về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 90 năm qua; tuyên truyền về kết quả Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
– Tuyên truyền, giới thiệu các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, khu dân cư, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với các phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”…
(có đề cương tuyên truyền kèm theo).
1.2. Hình thức tuyên truyền:
– Tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình của địa phương.
– Tuyên truyền thông qua cuộc họp khu dân cư, sinh hoạt của các đoàn thể Nhân dân.
– Xây dựng các cụm thông tin, cổ động, panô, áp phích, khẩu hiệu ở các khu trung tâm, nơi tập trung đông người. Các cơ quan, công sở trang trí khẩu hiệu tuyên truyền cổ động trong dịp kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Triển khai một số hoạt động trước khi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết
2.1. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (theo Hướng dẫn số …./HD-MTTW-BTT, ngày …/…./….. của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
2.2. Tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi xây dựng cộng đồng dân cư ngày càng giàu đẹp thông qua Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; bàn biện pháp tiếp tục nâng cao chất lượng Cuộc vận động và các mô hình tự quản tự quản tại cộng đồng.
2.3. Tổ chức thăm và tặng quà các gia đình chính sách, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Mặt trận các thời kỳ, gia đình hộ nghèo, khó khăn tại địa phương…
2.4. Tổ chức xây dựng, khánh thành Nhà Đại đoàn kết, các công trình dân sinh ở cộng đồng nhân dịp Ngày hội.
2.5. Lựa chọn và đề xuất khen thưởng, biểu dương các tập thể, gia đình, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong các phong trào gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
2.6. Vận động các hộ gia đình treo cờ Tổ quốc trong dịp tổ chức Ngày hội.
2.7. Vận động Nhân dân chỉnh trang nhà cửa và tích cực tham gia vệ sinh đường làng, ngõ phố, trồng và chăm sóc cây xanh; chỉnh trang khu dân cư sáng – xanh – sạch – đẹp…
3. Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
3.1. Thành phần tham gia Ngày hội:
– Toàn thể Nhân dân hoặc đại diện gia đình ở khu dân cư, liên khu dân cư; người dân đi làm ăn xa quê hương; cán bộ, đảng viên công tác tại các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang các cấp đóng trên địa bàn.
– Mời các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động hỗ trợ, đóng góp cho cộng đồng dân cư.
– Mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp, đại biểu các cơ quan, đơn vị kết nghĩa của thôn, xã đến dự Ngày hội.
– Đối với các địa phương khu vực biên giới, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, có thể mời đại diện một số gia đình nước bạn láng giềng giao lưu, dự Ngày hội nhằm chia sẻ tình đoàn kết hữu nghị giữa các địa phương của các nước láng giềng với Việt Nam.
3.2. Về quy mô tổ chức Ngày hội và vai trò chủ trì tổ chức:
Tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, việc tổ chức Ngày hội được thực hiện quy mô sau và bảo đảm vai trò chủ trì tổ chức:
– Tổ chức Ngày hội ở 01 khu dân cư: do Ban Công tác Mặt trận chủ trì;
– Tổ chức Ngày hội từ 02 khu dân cư trở lên: do liên Ban Công tác Mặt trận các khu dân cư phối hợp chủ trì;
– Tổ chức Ngày hội trong phạm vi toàn xã: do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã chủ trì, phối hợp với Ban Công tác Mặt trận khu dân cư.
3.3. Hình thức trang trí:
– Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu trên địa bàn khu dân cư.
– Ma két trang trí nơi tổ chức phần Lễ của Ngày hội:
(Biểu trưng của Mặt trận)
NGÀY HỘI
ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
Khu dân cư (hoặc liên khu dân cư)……. xã (phường, thị trấn)….
Ngày….. tháng…. năm….
3.4. Thời gian tổ chức:
Thời gian tổ chức Ngày hội 01 ngày, tập trung trong khoảng từ ngày …/…./….. đến hết ngày ../…./…..
3.5. Chương trình Ngày hội:
* Phần Lễ (tổ chức không quá 90 phút):
(1) Văn nghệ chào mừng.
(2) Chào cờ.
(3) Ôn lại 90 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam và tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu.
(4) Báo cáo của Ban Công tác Mặt trận khu dân cư (tổ chức ở 01 khu dân cư) hoặc liên Ban Công tác Mặt trận khu dân cư (nếu tổ chức liên khu dân cư) hoặc Ủy ban MTTQ cấp xã (nếu tổ chức toàn xã, phường, thị trấn), gồm các nội dung chính:
– Tiêu đề báo cáo: Báo cáo kết quả nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới (đối với địa bàn nông thôn) hoặc xây dựng đô thị văn minh (đối với địa bàn đô thị);
– Khái quát lịch sử, truyền thống của cộng đồng dân cư;
– Tình hình đời sống Nhân dân trong cộng đồng dân cư hiện nay (có so sánh với năm trước);
– Kết quả thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” (có nêu các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp xây dựng cộng đồng dân cư); mục tiêu và cách thức thực hiện trong thời gian tới.
(5) Các đại biểu trao đổi, thảo luận.
(6) Chủ trì phát biểu tiếp thu và giải trình (nếu có).
(7) Biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong xây dựng cộng đồng dân cư (theo Hướng dẫn số …/HD-MTTW-BTT, ngày …/…../….. của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về đánh giá kết quả và khen thưởng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”).
(8) Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu, tặng quà (nếu có).
(9) Phát động Nhân dân ở cộng đồng dân cư hưởng ứng thi đua chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp và hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
(10) Phát biểu cảm ơn và kết thúc buổi Lễ.
* Phần Hội (có thể tổ chức trước hoặc sau phần Lễ):
– Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống của địa phương, sinh hoạt văn hóa cộng đồng (chú trọng phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc, của địa phương tạo khí thế sôi nổi trong Ngày hội).
– Tùy từng điều kiện các khu dân cư có thể tổ chức “Bữa cơm đoàn kết” phù hợp.
– Đối với các khu dân cư đô thị nên tổ chức phần Hội tại các nơi công cộng theo hình thức sân khấu hóa nhằm tạo không khí sôi nổi và thu hút sự tham gia của bà con ở khu dân cư.
4. Về phối hợp mời các đồng chí lãnh đạo các cấp tham dự Ngày hội
Trung ương sẽ tổ chức các hoạt động mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự Ngày hội Đại đoàn kết gắn với hoạt động về nguồn tại một số địa bàn khu di tích lịch sử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại tỉnh Lai Châu, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Nam, Tây Ninh và một số địa phương khác.
– Đối với các đồng chí lãnh đạo Trung ương: Do Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp các cơ quan có liên quan và Mặt trận cấp tỉnh mời dự.
– Đối với các đồng chí lãnh đạo địa phương: Do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp mời dự.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Xây dựng Kế hoạch tổ chức Ngày hội của tỉnh (thành phố); hướng dẫn Mặt trận cấp huyện, xã, khu dân cư tổ chức thực hiện, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa MTTQ các cấp với chính quyền, các ngành chức năng và các tổ chức thành viên trong chỉ đạo và tổ chức Ngày hội; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia tổ chức Ngày hội; phát huy vai trò trách nhiệm của Bí thư chi bộ khu dân cư và sự phối hợp chặt chẽ giữa Trưởng Ban Công tác Mặt trận với Trưởng thôn và các đoàn thể trong tổ chức Ngày hội.
– Báo cáo và tham mưu văn bản chỉ đạo của Thường trực tỉnh ủy (thành ủy) phân công các đồng chí cấp ủy dự Ngày hội ở địa bàn phụ trách; nêu cao vai trò của người đứng đầu cấp ủy của địa phương trong việc chỉ đạo và tham dự Ngày hội.
– Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để các khu dân cư tổ chức Ngày hội đạt hiệu quả.
– Phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao; hướng dẫn bình xét và công nhận các danh hiệu ở khu dân cư; khen thưởng các khu dân cư, gia đình tiêu biểu.
– Năm …., lấy chủ đề về bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường sáng – xanh- sạch đẹp; phòng chống dịch bệnh ở khu dân cư để hướng dẫn tổ chức các nội dung trong Ngày hội (chọn nội dung, chủ đề phù hợp để khu dân cư thực hiện trong Ngày hội, trọng tâm là những vấn đề thiết thực gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương).
– Phối hợp cơ quan báo chí để tuyên truyền trước, trong và sau Ngày hội.
– Các tỉnh trong vùng bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid – 19 hướng dẫn Ban Công tác Mặt trận các khu dân cư tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm đánh giá, ghi nhận kết quả Nhân dân ở khu dân cư và động viên Nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế – xã hội, phòng, chống dịch bệnh.
– Các tỉnh có đường biên giới với nước bạn, xin ý kiến cấp ủy về việc mời nhân dân địa phương giáp biên của nước bạn dự Ngày hội của địa phương khu vực biên giới.
– Riêng các địa phương có điểm di tích lịch sử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ động xây dựng Kế hoạch, báo cáo tỉnh ủy, thành ủy, phối hợp với Ủy ban Nhân dân và các ban, ngành liên quan để chuẩn bị tổ chức Ngày hội gắn với hoạt động về nguồn tại các điểm di tích lịch sử (theo Kế hoạch số …./KH-MTTW-BTT, ngày …… của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương về phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 90 năm Ngày Thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam – Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hướng dẫn số …/HD-MTTW-BTT, ngày …/…./….. về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 90 năm Ngày Thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam – Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
2. Đề nghị các cơ quan Trung ương tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trước hết là các tổ chức chính trị – xã hội
– Hướng dẫn các cấp Đoàn, Hội phối hợp với Mặt trận cùng cấp tổ chức Ngày hội.
– Phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dự Ngày hội ở một số địa phương.
– Có kế hoạch và phối hợp tặng quà, động viên các địa phương khó khăn trong dịp tổ chức Ngày hội.
3. Về thông tin, báo cáo và đầu mối tiếp nhận thông tin, báo cáo
– Đề nghị cơ quan Trung ương các tổ chức thành viên thường xuyên cập nhật thông tin tham dự Ngày hội của các đồng chí lãnh đạo tại các địa phương gửi Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
– Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình tổ chức Ngày hội, trước ngày …./…./…. có báo cáo nhanh tổng hợp tình hình tổ chức Ngày hội gửi Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (theo mẫu báo cáo gửi kèm).
– Giao Ban Phong trào chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo tham mưu và giúp Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo dõi, tổng hợp thực hiện Hướng dẫn này (đầu mối tiếp nhận thông tin, báo cáo cáo: Ban Phong trào Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, địa chỉ email: [email protected] – ĐT: 0243.9287.402).
Căn cứ Hướng dẫn này và tình hình thực tế phòng, chống dịch bệnh Covid -19 ở địa phương, đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh triển khai tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cho phù hợp.
Nơi nhận:
– Chủ tịch Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam (để b/c); – PCT- TTK Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam (để b/c) – Các đ/c Phó Chủ tịch Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam; – Ban Tuyên giáo Trung ương; – Ban Dân vận Trung ương; – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; – Bộ Thông tin và Truyền thông; – Thường trực các tỉnh, thành ủy; – Các tổ chức thành viên của Mặt trận; – Ủy ban MTTQ VN các tỉnh, thành phố; – Các ban, đơn vị trực thuộc Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam; – Lưu VT, BPT. |