Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp mẫu báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên kèm các hướng dẫn viết báo cáo đầy đủ, chính xác nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng…. năm….
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học
Năm học ….
Họ và tên giáo viên: ……… Giới tính:…….
Chức danh nghề nghiệp: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học……….
Nhiệm vụ được giao: Giáo viên giảng dạy
I. TÌNH HÌNH HIỆN TẠI
1. Thuận lợi:
– Các tài liệu về bồi dưỡng thường xuyên được cung cấp đầy đủ trên các trang mạng và thư viện của nhà trường, giúp giáo viên tiếp cận và sử dụng dễ dàng.
– Hiệu trưởng luôn quan tâm, theo dõi và kiểm tra quá trình tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên để đảm bảo chất lượng.
– Tổ chuyên môn có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên kịp thời và hướng dẫn giáo viên lựa chọn mô đun phù hợp với từng cá nhân.
– Giáo viên có ý thức tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.
2. Khó khăn:
– Kinh nghiệm của giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng thường xuyên còn ít, gây khó khăn trong việc lựa chọn mô đun phù hợp để lập kế hoạch tự bồi dưỡng.
– Mặc dù tài liệu phục vụ cho bồi dưỡng khá phong phú, nhưng việc tự học và tự bồi dưỡng qua các mô đun vẫn còn mắc phải một số khó khăn và lúng túng.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Nội dung 1:
1.1. Thời lượng bồi dưỡng: 40 tiết/năm học
1.2. Hình thức bồi dưỡng:
- Tự đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Học tập trung trong 1 ngày.
1.3. Tự đánh giá
Ưu điểm:
– Tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị và tiếp thu nghị quyết của Đảng, tỉnh, huyện về nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quan điểm đường lối phát triển giáo dục và đào tạo.
– Thực hiện tốt nhiệm vụ năm học theo chỉ thị của Bộ GD&ĐT, Uỷ ban nhân dân tỉnh và huyện, nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT, các văn bản chỉ đạo của ngành.
– Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân, đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tích cực học tập và áp dụng vào công việc hằng ngày từ những việc làm nhỏ nhất.
– Thường xuyên học hỏi, nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của bản thân.
Nhược điểm:
– Còn một số công việc chưa đạt hiệu quả cao khi áp dụng tư tưởng đạo đức phong cách của Bác vào thực tế.
2. Nội dung 2:
2.1. Thời lượng bồi dưỡng: 40 tiết/năm học
2.2. Hình thức bồi dưỡng:
– Tham gia lớp học bồi dưỡng tập trung do PGD&ĐT tổ chức.
– Bồi dưỡng tại trường thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn.
– Tự bồi dưỡng thông qua các tài liệu, website, trang mạng Trường học kết nối.
2.3. Tự đánh giá
Ưu điểm:
Tích cực tham gia lớp bồi dưỡng tập trung do PGD&ĐT tổ chức, cũng như tham gia sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường. Tự học bổ sung kiến thức thông qua các tài liệu, trang mạng Trường học kết nối. Thực hiện đúng kế hoạch năm học của PGD&ĐT, của nhà trường. Đưa phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy, tăng cường tính tự giác, tích cực, chủ động học tập của cá nhân và phối hợp học tập hợp tác. Dạy học tích hợp kĩ năng sống, như an toàn giao thông, biển đảo vào các môn học.
Nhược điểm:
Kết quả của tổ chức dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
3. Nội dung 3:
Mô đun GVPT 5 – Thông tư số 17/2019/TT-BGD&ĐT với nội dung Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
3.1. Thời lượng bồi dưỡng: 40 tiết/năm học
3.2. Hình thức bồi dưỡng:
– Bồi dưỡng tại nhà trường thông qua sinh hoạt chuyên môn.
– Tự bồi dưỡng thông qua các tài liệu, trang mạng Trường học kết nối.
3.3. Tự đánh giá
* Ưu điểm:
Ưu điểm của phương pháp bồi dưỡng tự giác là nhận thức được rằng đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi các điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất, tổ chức dạy học và quản lý. Điều này yêu cầu mỗi giáo viên phải xác định các phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học dựa trên kinh nghiệm của mình. Đặc biệt, phương pháp dạy học cần phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của học sinh. Điều này là xu hướng tất yếu trong cải cách phương pháp dạy học ở mỗi nhà trường.
Ngoài ra, cần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học bằng cách sử dụng sách giáo khoa, tìm kiếm thông tin và ghi chép. Trên cơ sở đó, học sinh có thể trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Việc sử dụng phương pháp dạy học cần phải gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học, đảm bảo nguyên tắc “học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
– Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập để phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.
– Tập trung rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm kiếm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới.
– Tăng cường phối hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, cũng như giữa các học sinh.
– Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức khác nhau, như theo lời giải/đáp án mẫu hoặc theo hướng dẫn.
Ngoài ra, giáo viên cần biết vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào việc giảng dạy các môn học và soạn kế hoạch bài học thể hiện rõ việc tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
* Nhược điểm:
– Việc áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào các môn học chưa đạt hiệu quả cao.
– Chưa có sự chú trọng đầy đủ đến việc rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức khác nhau.
III. NHỮNG KINH NGHIỆM SẼ ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY VÀ GIÁO DỤC TẠI ĐƠN VỊ:
– Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào các môn học ở tiểu học.
– Thường xuyên tích hợp kĩ năng sống vào các bài học.
– Tạo môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất và tinh thần.
– Soạn kế hoạch bài học thể hiện rõ việc tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
IV. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT VỀ CÁCH TỔ CHỨC ĐÀO TẠO NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC ĐÓ
– Tổ chức các khóa đào tạo, chuyên đề, buổi tọa đàm thường xuyên để giáo viên có cơ hội trao đổi, học hỏi và trau dồi kiến thức.
– Đề xuất và thực hiện các kế hoạch bài học có tính thực tiễn cao, phù hợp với đặc thù của từng lớp và học sinh.
– Tăng cường giám sát và đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên để từ đó đề xuất các biện pháp cải tiến phù hợp.
– Đẩy mạnh sử dụng các công nghệ giáo dục hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.
V. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BDTX
– Hoàn thành tốt kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên năm học….
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ | Cả năm | |||||
ND1 | ND2 | ND3 | TỔNG | ĐTB | XL | |
Kết quả tự đáng giá của cá nhân | 8 | 8 | 8 | 24 | 8.0 | khá |
Kết quả đánh giá của nhà trường |
….., ngày…. tháng….. năm 2021 | |
HIỆU TRƯỞNG | GIÁO VIÊN |
2. Mẫu Báo cáo kết quả Bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…….. TRƯỜNG TIỂU HỌC………… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC………
Căn cứ Kế hoạch……….. của Phòng Giáo dục và Đào tạo……….. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và phổ thông năm học…………, Trường Tiểu học…….. báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm học…….. gồm những nội dung sau đây:
I. Đặc điểm tình hình
1. Nhân sự
Tổng số CBQL và GV hiện có: …….. người. Trong đó:
– CBQL: 02
– Giáo viên: 22
2. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai công tác BDTX
2.1. Thuận lợi:………
2.2. Khó khăn:………
II. Kết quả công tác bồi dưỡng thường xuyên
1. Xây dựng kế hoạch BDTX năm học…….. và thẩm định, phê duyệt kế hoạch BDTX của CBQL, giáo viên
– Công tác xây dựng kế hoạch BDTX năm học……….. (nêu số của kế hoạch).
– Ra quyết định thành lập ban chỉ đạo công tác BDTX năm học 2017-2018(nêu số của quyết định).
– Công tác tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch BDTX năm học 2017-2018 của CBQL, giáo viên.
2. Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch BDTX
2.1. Tình hình CBQL, giáo viên tham gia BDTX
CBQL, GV tham gia BDTXđầy đủ 3 nội dung bồi dưỡng | CBQL, GV không tham gia BDTX đầy đủ 3 nội dung bồi dưỡng | ||
SL | Tỷ lệ | SL | Tỷ lệ |
Lý do không tham gia BDTX đầy đủ 3 nội dung bồi dưỡng:
……
2.2. Danh sách module CBQL, giáo viên chọn bồi dưỡng cho nội dung bắt buộc:
Tên module | Hình thức tổ chức | Ghi chú |
3. Kết quả đánh giá BDTX của CBQL và giáo viên
3.1. Kết quả xếp loại BDTX của giáo viên năm học …….. như sau:
Loại Cấp, bậc | Loại giỏi | Loại Khá | Loại TB | Không hoàn thành kế hoạch | ||||
SL | Tỷ lệ | SL | Tỷ lệ | SL | Tỷ lệ | SL | Tỷ lệ | |
Tiểu học |
(Kết quả cụ thể theo Phụ lục II, II, IV đính kèm)
3.2. Kết quả xếp loại BDTX của CBQL năm học ……… như sau:
Loại Cấp, bậc | Đạt yêu cầu | Không đạt yêu cầu | ||
Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | |
Tiểu học |
Kết quả cụ thể theo hồ sơ (Biên bản; Bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu hoặc viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề, …) đính kèm.
III. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
1. Ưu điểm:
………
2. Hạn chế:
………
3. Biện pháp khắc phục:………
IV. ĐẾ XUẤT, KIẾN NGHỊ (nếu có)
………
Nơi nhận: – Phòng GD&ĐT (B/c); | HIỆU TRƯỞNG |
3. Hướng dẫn viết báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên:
Lớp bồi dưỡng thường xuyên cho cấp tiểu học tập trung vào các nội dung sau:
– Triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm học cho cấp Tiểu học.
– Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học về phương pháp dạy học tích cực.
– Nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên cho cán bộ quản lí và giáo viên đối với học sinh tiểu học theo Thông tư số 22/2016 của Bộ giáo dục.
– Ra đề kiểm tra theo 4 mức độ.
– Bồi dưỡng kiến thức tin học ứng dụng, bao gồm sử dụng các trang thiết bị, phần cứng, phần mềm ứng dụng trong công tác giảng dạy và khai thác các nguồn học liệu qua trang mạng Trường học kết nối.
Sau khi tham gia lớp bồi dưỡng, cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học sẽ phải viết báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên, bao gồm các minh chứng thể hiện khả năng đạt được và hiệu quả của quá trình bồi dưỡng. Báo cáo cần tuân theo các quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương và được trình lên cấp trên để đánh giá và đưa ra phương hướng hoạt động tiếp theo.
4. Những lưu ý khi viết báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên:
Viết mẫu báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là một công việc quan trọng và cần sự cẩn thận, có những lưu ý sau đây để giúp việc viết báo cáo được chuẩn bị và trình bày tốt hơn:
– Chú ý đến cấu trúc báo cáo: Báo cáo nên có cấu trúc rõ ràng, bao gồm tiêu đề, mục lục, phần giới thiệu, phần nội dung chính, kết luận và đề xuất. Phần nội dung chính bao gồm các hoạt động bồi dưỡng đã được tổ chức và kết quả đạt được.
– Trình bày chính xác, rõ ràng: Các thông tin trong báo cáo cần được trình bày chính xác và rõ ràng. Viết ngắn gọn, súc tích và sử dụng ngôn ngữ chuyên môn phù hợp giúp đọc giả dễ hiểu hơn.
– Tập trung vào kết quả đạt được: Báo cáo cần tập trung vào kết quả đạt được từ hoạt động bồi dưỡng, bao gồm những điểm mạnh và điểm yếu của các giáo viên tham gia. Cần nêu rõ các mục tiêu đã đạt được, những thách thức đã vượt qua và đề xuất những giải pháp để cải thiện hiệu quả bồi dưỡng trong tương lai.
– Sử dụng số liệu và minh họa: Sử dụng số liệu, bảng biểu, đồ thị hoặc hình ảnh để trình bày kết quả bồi dưỡng. Những hình ảnh, bảng biểu sẽ giúp đọc giả dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn về các hoạt động đã diễn ra và kết quả đã đạt được.
– Đánh giá tổng thể: Cần đánh giá tổng thể về hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm của chương trình. Việc này sẽ giúp định hướng cho các hoạt động bồi dưỡng tương lai và cải thiện chất lượng đào tạo.
– Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp: Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp trước khi nộp báo cáo. Điều này giúp báo cáo trông chuyên
THAM KHẢO THÊM: