Đại tướng là cấp hàm cao nhất của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Vậy đại tướng là người như thế nào? Mức lương của Đại tướng quân đội, công an là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Hiểu thế nào là Đại tướng quân đội, công an?
Đại tướng là một quân hàm cao cấp và là cấp bậc sĩ quan cao nhất trong hệ thống Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Hiến pháp năm 2013 thì quân hàm Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam là do Chủ tịch nước ra quyết định phong cấp. Đây là một cấp hàm cao cấp chỉ những sĩ quan quân đội, công an nắm giữ các chức vụ như: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Hiện nay, ở Bộ Quốc phòng Việt Nam chúng ta có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Đại tướng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Bộ Công an là Đại tướng Tô Lâm.
2. Mức lương Đại tướng quân đội, công an hiện nay là bao nhiêu?
2.1. Mức lương cơ bản hiện nay của Đại tướng quân đội, công an:
Đại tướng của quân đội, công an là người làm trong lực lượng vũ trang nên mức lương hiện tại sẽ được áp dụng theo công thức sau:
Lương trung tá quân đội, công an = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
Trong đó:
– Hệ số lương hiện nay của sĩ quan quân đội, công an vẫn được áp dụng theo hệ số được quy định tại
– Mức lương cơ sở hiện nay được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP và Nghị quyết số 69/2022/QH15. Cụ thể mức lương cơ sở được xác định như sau:
+ Từ ngày 01/1/2023 đến ngày 30/6/2023: mức lương cơ sở được áp dụng là 1,49 triệu đồng/ tháng;
+ Kể từ ngày 01/7/2023 trở đi: mức lương cơ sở được áp dụng là 1,8 triệu đồng/ tháng.
Việc thay đổi mức lương cơ sở dựa vào sự phù hợp của khả năng ngân sách Nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhận thấy khả năng bảo đảm nên Quốc hội khoá 15 đã ra Nghị quyết số 69/2022/QH15 điều chỉnh tăng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, mức lương năm 2023 hiện nay của trung tá quân đội, công an nhân dân dao động từ 15,496 triệu đồng/ tháng đến 18,720 triệu đồng/ tháng.
Tuy nhiên, đối với Đại tướng quân đội, công an nhân dân được nâng lương lần 1 thì sẽ được áp dụng hệ số nâng lương là 11,00. Theo đó, khi áp dụng hệ số nâng lương thì mức lương của Đại tái quân đội, công an đến hết ngày 30/6/2023 lad 16,390 triệu đồng/ tháng và dự kiến từ 01/7/2023 mức lương sẽ lên đến 19,800 triệu đồng/ tháng.
2.2. Phụ cấp quân hàm đối với Đại tướng quân đội, công an:
Ngoài ra, đối với Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam là ngành đặc thù nên ngoài tiền lương cơ bản được nhận thì sĩ quan quân đội và sĩ quan công an còn được hưởng phụ cấp công việc theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Cụ thể mức phụ cấp đối với Đại tướng quân đội, công an được xác định như sau:
2.2.1. Các khoản phụ cấp của Đại tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam:
Thứ nhất, Phụ cấp thâm niên:
Đại tướng quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được hưởng theo phụ cấp thâm niên. Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 224/2017/TT-BQP đã quy định về điều kiện được hưởng trợ cấp thâm niên là sĩ quan có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam từ đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Phụ cấp thâm niên được khái quát lên thành công thức sau:
Phụ cấp thâm niên = 5% x (Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có))
Lưu ý: Cứ từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1% vào phụ cấp thâm niên. Chẳng hạn, phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan phục vụ quốc phòng 06 năm được xác định như sau:
Phụ cấp thâm niên = 6% x (Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có))
Thứ hai, Phụ cấp quân hàm:
Cụ thể hơn, tại điểm đ khoản 2 Điều 3 Thông tư số 79/2019/TT-BQP đã công thức hoá việc xác định phụ cấp cho Đại tướng trong quân đội nhân dân theo tỷ lệ phân trằm (%) là:
Mức phụ cấp quân hàm = ( Mức lương + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định
Thứ ba, Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Mức hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo được áp dụng theo quy định tại bảng 3 Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư số 79/2019/TT-BQP. Cụ thể, đối với Đại tướng thường là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị sẽ được phong hàm Đại tướng. Theo đó, phụ cấp chức vụ lãnh đạo được xác định theo công thức sau:
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp
Trong đó:
– Mức lương cơ sở được xác định như sau:
+ Từ ngày 01/1/2023 đến ngày 30/6/2023: mức lương cơ sở được áp dụng là 1,49 triệu đồng/ tháng;
+ Kể từ ngày 01/7/2023 trở đi: mức lương cơ sở được áp dụng là 1,8 triệu đồng/ tháng.
– Hệ số phụ cấp được xác định như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hưởng hệ số là 1,50;
+ Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được hưởng hệ số là 1,40.
Như vậy, có thể thấy, ngoài việc hưởng lương theo hệ số thì sĩ quan, cụ thể trong bài viết này là Đại tướng quân đội, công an còn được hưởng các khoản phụ cấp hàng tháng khác như: Phụ cấp thâm niên, phụ cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
2.2.2. Các khoản phụ cấp của Đại tướng trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 49/2019/NĐ-CP thì công nhân công an được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp sau:
– Phụ cấp thâm niên vượt khung;
– Phụ cấp khu vực;
– Phụ cấp đặc biệt;
– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
– Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Đối với các loại phụ cấp nêu trên thì điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
– Phụ cấp công vụ:
Phụ cấp này áp dụng đối với công nhân công an hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo đó, phụ cấp công vụ được áp dụng điều kiện, thời gian và mức hưởng thực hiện như quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 24/2012/TT-BCA cũng đã khái quát thành công thức xác định phụ cấp công vụ cho sĩ quan công an như sau:
Mức tiền phụ cấp công vụ được hưởng hàng tháng | = | Hệ số lương cấp bậc hàm, ngạch bậc hoặc hệ số phụ cấp cấp bậc hàm + (cộng) phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương tối thiểu chung | x | 25% |
– Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại
Như vậy, ngoài việc hưởng lương cơ bản theo hệ số và mức lương cơ sở thì Đại tướng quân đội, công an còn được hưởng thêm những khoản trợ cấp, phụ cấp khác phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực cũng như đơn vị đang công tác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/12/2004 Nghị định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
– Nghị định số 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/5/2019 Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
– Nghị định số 49/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/6/2019 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân;
– Thông tư số 79/2019/TT-BQP của Bộ Quốc phòng ban hành ngày 11/6/2019 Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.