Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Vậy UBND xã có được chứng thực hợp đồng ủy quyền không?
Mục lục bài viết
1. Các vấn đề liên quan đến hợp đồng ủy quyền :
Thực tế, hợp đồng ủy quyền được áp dụng hết sức phổ biến và rộng rãi trong đời sống xã hội. Thông qua hộ đồng ủy quyền, các bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc bàn giao nhiệm vụ và nhận lợi ích giữa các bên với nhau. Khi người dân không thể trực tiếp thực hiện một vấn đề pháp lý nào, họ có thể hướng đến việc làm hợp đồng ủy quyền. Tại đây, cá nhân, tổ chức khác sẽ nhân danh, đại diện họ thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan.
Xét về bản chất, hợp đồng ủy quyền là việc bên nhận uỷ quyền nhân danh bên ủy quyền thực hiện các công việc theo nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Bên nhận ủy quyền sẽ đại diện cho bên ủy quyền thực hiện các công việc pháp lý nhất định. Sau khi được công chứng, chứng thực, hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực pháp lý. Lúc này, các thỏa thuận về nội dung ủy quyền trước đó của các cá nhân, tổ chức sẽ được pháp luật công nhận. Hay nói cách khác, hợp đồng ủy quyền phải được công chứng thì mới có hiệu lực về mặt pháp luật.
Hợp đồng ủy quyền là một hình thức giao dịch dân sự. Với cách giao kết thực hiện đơn giản, thực tiễn áp dụng cao, nên loại hợp đồng này được người dân sử dụng rất nhiều. Thậm chí, nhiều người sử dụng hợp đồng ủy quyền để thay thế cho các văn bản pháp lý liên quan khác.
Đất đai là một trong những lĩnh vực nổi trội nhất, được áp dụng hình thức hợp đồng ủy quyền khi các cá nhân thực hiện các hoạt động pháp lý xoay quanh. Song song với việc giao kết hợp động, thẩm quyền công chứng hợp đồng ủy quyền cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thậm chí, trong thực tiễn đời sống, có rất nhiều vụ việc phát sinh xoay quanh vướng mắc về tính thẩm quyền của chủ thể thực hiện công chứng này.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã:
Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Đây là cơ quan Nhà nước, có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước ở địa phương đó.
Theo quy định tại Điều 35 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
+ Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung liên quan đến quản lý chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
+ Cơ quan Nhà nước này quyền ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã. Tức với các vấn đề nằm trong quyền hạn quản lý của Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân xã sẽ có quyền ban hành nghị quyết. Nghị quyết này mang tính áp dụng chung cho toàn thể người dân tại địa phương đó.
+ Ủy ban nhân dân xã có quyền đưa ra quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
+ Với những kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của xã, Ủy ban nhân dân xã có quyền thông qua trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
+ Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. Tức nguồn ngân sách địa phương sẽ do Ủy ban nhân dân xã quản lý, đưa ra quyết định và phương án thực hiện.
+ Với những nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, cơ quan Nhà nước này phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện.
Trên đây là những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã theo quy định của pháp luật. Theo đó, Ủy ban nhân dân xã phải nghiêm chỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở để tạo nên tính pháp lý trong quy trình hoạt động của Cơ quan Nhà nước này. Hơn hết, nó giúp công tác quản lý Nhà nước đạt được tính hiệu quả, toàn diện nhất.
3. UBND xã có được chứng thực hợp đồng ủy quyền không?
Như đã phân tích, hợp đồng ủy quyền phải được công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực về mặt pháp luật. Mà Ủy ban nhân dân xã là cơ quan Nhà nước, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của người dân. Vậy nên, có rất nhiều vướng mắc liên quan đến việc liệu Ủy ban nhân dân xã có được chứng thực hợp đồng ủy quyền hay không?
Chứng thực là việc xác nhận tính chính xác và đúng đắn của một tài liệu hoặc thông tin bằng các phương tiện như chữ ký, con dấu, bản sao, hoặc các phương tiện khác. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5
– Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận. Tức với các loại giấy tờ hợp pháp (Do cơ quan Nhà nước cấp), Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền chứng thực bản sao cho người dân. Ví dụ: Ủy ban nhân dân xã chứng thực bản sao giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, căn cước công dân cho người dân.
– Trừ việc chứng thực chữ ký người dịch, Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền hạn và nhiệm vụ chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản. Người dân khi cần chứng thực chữ ký (trong các hợp đồng, biên bản), có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã để cán bộ chức năng có thẩm quyền ở đây tiến hành chứng thực chữ ký. Có thể nói, chứng thực chữ ký là hoạt động diễn ra phổ biến nhất trong thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản; Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
– Ngoài ra, cơ quan Nhà nước này còn tiến hành chứng thực các loại giấy tờ liên quan đến vấn đề thừa kế. Bao gồm: Chứng thực di chúc; Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản; Chứng thực
Như nội dung phân tích ở trên, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền và quyền hạn chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản; liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; liên quan đến nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
Những hợp đồng, giao dịch liên quan đến các lĩnh vực này sẽ bao gồm hợp đồng ủy quyền. Vậy nên, có thể khẳng định, theo quy định pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực hợp đồng ủy quyền.
Chủ thể đại diện cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các vấn đề này là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo đó, các chủ thể này sẽ thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Khi được Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực, hợp đồng ủy quyền nói riêng, các loại giao dịch, hợp đồng, cùng các văn bản pháp lý liên quan khác sẽ có hiệu lực pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những chứng thư, tài liệu mà mình tiến hành chứng thực. Quy định về chứng thực này vừa là trách nhiệm, vừa là quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã. Đây chính là cơ sở thắt chặt công tác quản lý Nhà nước của cơ quan Nhà nước: Tính toàn diện của hệ thống quản lý Nhà nước được bảo đảm.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015;