Thuế là nguồn thu chính và chủ yếu của ngân sách quốc gia. Chính vì vậy công tác quản lý thuế được coi là tối quan trọng và được phân định chặt chẽ cho các cơ quan, trong đó có cơ quan thuế. Vậy Cơ quan thuế là gì? Vị trí, chức năng, thẩm quyền của cơ quan thuế?
Mục lục bài viết
1. Cơ quan thuế là gì?
Cơ quan thuế là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý và thu thuế vào Ngân sách nhà nước. Theo đó, cơ quan thuế bao gồm: Tổng cục thuế cụ thể đó là các cơ quan thuế cấp trung ương, Cục thuế các cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục thuế cơ quan thuế huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.Cơ quan thuế là từ ngữ chung được dùng để chỉ hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về thuế, bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.Theo quy định hiện hành, nội dung quản lý thuế rất đa dạng bao gồm các hoạt động như:
– Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
– Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
– Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
– Quản lý thông tin người nộp thuế.
– Quản lý hóa đơn, chứng từ.
– Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
– Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
– Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
– Hợp tác quốc tế về thuế.
– Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Như vậy chúng ta có thể đưa ra khái niệm về cơ quan thuế đó là hệ thống các cơ quan thực hiện quản lý Nhà nước về thuế, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Theo đó hiện nay cần thực hiện các giải pháp quản lý thu, theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, phân tích, đánh giá cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, nguồn thu, sắc thuế, xác định rõ các nguồn thu, loại thuế còn thất thu để có giải pháp quản lý hiệu quả.
2. Vị trí, chức năng của cơ quan thuế:
Theo điều 2 của Luật Quản lý thuế 2019, cơ quan thuế thuộc các cơ quan quản lý thuế, bao gồm Tổng cục thuế, Cục thuế và Chi cục thuế.
Vị trí và chức năng của các cơ quan trên như sau:
– Tổng cục thuế : là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản ngoài Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.
Cơ quan Thuế ở Trung ương, bao gồm các đơn vị sau:
– Vụ Chính sách | – Vụ Tài vụ – Quản trị |
– Vụ Pháp chế | – Văn phòng (có đại diện tại TP HCM) |
– Vụ Dự toán thu thuế | – Thanh tra |
– Vụ Kê khai và Kế toán thuế | – Cục Công nghệ thông tin |
– Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế | – Vụ Hợp tác quốc tế |
– Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân | – Vụ Tổ chức cán bộ |
– Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn | – Đơn vị sự nghiệp: Trường Nghiệp vụ thuế |
– Vụ Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế | – Đơn vị sự nghiệp: Tạp chí Thuế |
– Vụ Kiểm tra nội bộ |
– Cục thuế : là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
– Chi cục thuế: trực thuộc Cục Thuế được tổ chức thống nhất theo đơn vị hành chính cấp huyện.
3. Thẩm quyền của cơ quan thuế:
– Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản thì khi nhận được yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin đúng nội dung, thời hạn, địa chỉ được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp thì khi nhận được yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, người được yêu cầu cung cấp thông tin phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong văn bản để cung cấp thông tin theo nội dung được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể có mặt thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
– Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
+ Việc kiểm tra thuế được tiến hành theo hai hình thức:
Kiểm tra hồ sơ thuế thường xuyên tại trụ sở cơ quan quản lý thuế: bao gồm các nội dung đối chiếu, so sánh hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong quá trình kiểm tra, nếu có nội dung trong hồ sơ thuế cần làm rõ, cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm, thì người nộp thuế sẽ bị xử phạt và phải nộp đủ số thuế theo quy định.
Kiểm tra thuế đột xuất tại trụ sở của người nộp thuế trong một số trường hợp.
– Ấn định thuế: Cơ quan thuế có quyền ấn định số tiền thuế phải nộp nếu người nộp thuế vi phạm trong các trường hợp sau:
– Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế
– Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật, như: Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế khi cẩn xác minh tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi trốn thuế, gian lận thuế; Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế
– Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Như vậy chúng ta có thể thấy nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện hoạt động quản lý thuế. theo đó cần thực hiện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để thẩm định giá đất; phối hợp và giải quyết các vướng mắc trong công tác quản lý thu các khoản liên quan đến đất, xử lý ghi thu, ghi chi, miễn giảm tiền thuê đất. Ban hành
Theo đó để thực hiện tốt công tác thuế cần triển khai, cài đặt, nâng cấp các ứng dụng theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế, đảm bảo các quy trình quản lý thuế được thực hiện trên ứng dụng theo quy định. Đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin thông suốt để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước bằng hình thức điện tử không cần đến trực tiếp cơ quan thuế, giảm thời gian thực hiện các thủ tục về thuế tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, rà soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế của người nộp thuế trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, tập trung thanh tra, kiểm tra trước đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế; Tiếp tục đôn đốc các đơn vị nộp Ngân sách nhà nước các khoản thu theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Tăng cường đôn đốc các đơn vị vi phạm nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo các kết luận của kiểm tra, thanh tra và kiểm toán nhà nước.