Thờ cúng là một nếp sống văn minh lâu đời của nhân dân ta, thể hiện sự tôn kính đối với người đã mất. Trước khi chết, cá nhân có quyền để lại một phần di sản của mình để dành vào việc thờ cúng. Vậy nhà từ đường, nhà thờ họ có phải chia di sản thừa kế không?
Mục lục bài viết
1. Đặc trưng của di sản thừa kế:
Tại Điều 612
Ngoài ra, di sản thừa kế sẽ có những đặc trưng riêng sau:
+ Di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ tài sản của người chết để lại mà chỉ bao gồm tài sản và các quyền tài sản được xác lập dựa trên căn cứ hợp pháp mà người chết để lại cho người hưởng thừa kế. Có nghĩa là người hưởng di sản thừa kế sẽ thựa hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại chỉ trong phạm vi tài sản thừa kế mà người chết để lại thôi
+ Di sản do người chết để lại bao gồm cả nghĩa vụ mà người đó khi chết đi chưa thực hiện thì chỉ được được thực hiện trong phạm vị dí ản thừa kế của người chết để lại, vì đó là nghĩa vụ của người chết chứ không phải nghĩa vụ của người hưởng di sản đó. Nếu nghĩa vụ tài sản lớn hơn hoặc bằng khối di sản người chết để lại thì ta sẽ coi như người chết không để lại di sản thừa kế
+ Những người thừa kế có quyền nhận hoặc không nhận di sản mà người chết để lại, nếu nhận thì sẽ có nghãi vụ vưới phần di sản mà mình được nhận còn nếu như không nhận di sản thừa kế thì sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại
+ Di sản chỉ xuất hiện khi người chủ sở hữu di sản chết, khi đó quan hệ thừa kế mới phát sinh.
+ Người thừa kế có quyền thừa kế tài sản do người chết để lại theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Tài sản được coi là di sản thừa kế khi nó thuộc quyền sở hữ hoặc quyền sử dụng hợp pháp của người để lại di sản
+ Khác với các loại tài sản thông thường khác trong quan hệ giao dịch dân sự. Di sản thừa kế được pháp luật quy định về thời điểm mở thừa kế cũng như địa điểm mở thừa kế để xác định đâu là di sản thừa kế từ đó tiến hành phân chia
Những quy định của pháp luật về di sản thừa kế thể hiện được sự tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản và bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của người thừa kế cũng như bảo đảm được quyền lợi cho các chủ thể khác có liên quan. Việc xác định đúng di sản thừa kế còn góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội trong việc thực hiện pháp luật. Khi tiến hành chia di sản thừa kế thì việc quan trong nhất là xác định được khối di sản mà người chết để lại giúp cho người hưởng di sản cũng như
2. Nhà từ đường, nhà thờ họ có phải chia di sản thừa kế không?
Trước tiên, ta cùng tìm hiểu về khái niệm nhà từ đường, nhà thờ họ. Pháp luật Việt Nam hiện không có khái niệm cụ thể về nhà từ đường, nhà thờ họ. Ta có thể hiểu nhà từ đường, nhà thờ họ là một nơi vô cùng thiêng liêng để thờ cúng tổ tiên của một dòng họ. Truyền thống thờ cúng tổ tiên đã xuất hiện từ xa xưa của lịch sử nhân loại, bao gồm các hình thức lễ nghi, cúng báo nhắm thể hiện tấm lòng thành kính đạo lý uống nước nhớ nguồn biết ơn tổ tiên của người Việt Nam đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Trước đây, theo cổ Luật Việt Nam, thì người có của mà chết vô hậu, thì vợ hay chồng hoặc anh em có bổn phận phải lập hương hỏa để cúng giỗ người ấy. Ngày nay việc thờ cúng tổ tiên không còn bắt buộc như trước nữa mà dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên hoặc do người có di sản để lại di chúc nêu ý nguyện của mình là muốn dành một di sản để thờ cúng sau khi mình chết đi.
Vậy nhà từ đường, nhà thờ họ có phải chia di sản thừa kế không?
Người lập di chúc có quyền định đoạt phần di sản dùng vào việc thờ cúng và chỉ rõ phần tài sản nào sẽ được dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó là phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Phần di sản này có thể một khoản tiền cụ thể cũng có thể là quyền tài sản, vật, giấy tờ có giá khác. Ngoài ra, di sản dùng vào việc thờ cúng không chỉ là những tài sản do người lập di chúc xác định mà còn là các loại tài sản khác được dùng vào việc thờ cúng.
Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định, trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Nếu như người được chỉ định không thực hiện đúng như di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng
Đối với trường hợp người để lại di sản dùng để thờ cúng không chỉ định người quản lý thì những người thừa kế sẽ cử người quản lý di sản thờ cúng
Người quản lý di sản dùng để thờ cúng không có quyền sở hữu di sản này. Nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về những người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật
Lưu ý: Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Như vậy, nhà từ đường, nhà thờ họ là di sản được dùng vào việc thờ cúng và không được chia thừa kế, phần di sản này sẽ được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng.
3. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế:
– Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng có quyền chiếm hữu, sử dụng các tài sản thuộc di sản thờ cúng như: Cư trú trong nhà, thu hoa lợi,lợi tức của các tài sản, có quyền khởi kiện để đòi lại các tài sản bị chiếm giữ bất hợp pháp,..
– Bên cạnh đó người quản lý di sản thừa kế có nghĩa vụ phải thờ cúng và quản lý tốt các tài sản thuộc di sản thờ cúng để bảo đảm cơ sở vật chất theo đúng di chúc hoặc theo đúng thỏa thuận của những người thừa kế
– Người quản lý di sản thừa kế sẽ phải chịu sự giám sát của những người thừa kế. Tuy nhiên nếu người thừa kế không phải là người thân trong gia đình, không có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân với người đã chết thì không có quyền này. Việc giám sát sẽ dựa trên những căn cứ sau:
+ Các quyết định của di chúc
+ Thỏa thuận giữa những người thừa kế
+ Phong tục tập quán
+ Luật pháp
– Người quản lý di sản thờ cúng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp hoặc cho thuê di sản thờ cúng mà không được phép của những người thừa kế. Những người thừa kế có quyền khởi kiện ra Tòa nếu xảy ra trường hợp trên
– Nếu người quản lý di sản không thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo di chúc hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế thì người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Để các định hành vi của người được chỉ định quản lý di sản thờ cúng là không thực hiện đúng theo di chúc hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế trong việc thực hiện nghĩa vụ thờ cúng như sau:
+ Người quản lý di sản thờ cúng không thực hiện đúng với nội dung của di chúc là căn cứ xác định vi phạm nghĩa cụ thờ cúng
+ Người quản lý di sản không thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo thỏa thuận của người thừa kế
– Người quản lý di sản thừa kế có thể có quyền sở hữu di sản thừa kế nếu trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết. Đây là trường hợp duy nhất mà pháp luật dự liệu để di sản thờ cúng có thể chấm dứt việc hưởng quy chế đặc biệt và trở thành tài sản thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015