Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của pháp luật báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại. Việc tố cáo phải được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục và đúng thẩm quyền giải quyết. Nếu gửi đơn tố cáo không đúng thẩm quyền giải quyết thì cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo sẽ chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu chuyển đơn tố cáo và hướng dẫn chuyển đơn:
……. (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/…(3)-…(4) V/v chuyển đơn tố cáo | ………., ngày … tháng … năm ..…… |
PHIẾU CHUYỂN ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: ………..(5)
Ngày … tháng … năm ……..(2) ……….nhận được đơn tố cáo ghi ngày … tháng … năm … của công dân về ……… (6)
Căn cứ quy định của Luật Tố cáo, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, ……(2) chuyển đơn của công dân …… đến ……(5) để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả đến ………… (2)
Nơi nhận: | …….. (7) |
Hướng dẫn viết đơn
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành văn bản chuyển đơn tố cáo.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành văn bản chuyển đơn.
(4) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản chuyển đơn.
(5) Chức danh người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
(6) Tóm tắt nội dung tố cáo.
(7) Chức vụ người có thẩm quyền ký văn bản chuyển đơn tố cáo.
2. Quy trình xử lý đơn tố cáo:
Bước 1: Thụ lý đơn tố cáo
Người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo cũng như điều kiện thụ lý đơn tố cáo. Đơn tố cáo chỉ được thụ lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Đáp ứng đủ về mặt hình thức đơn tố cáo
+ Tố cáo bằng đơn thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan, nếu nhiều người cùng tố cáo thì phải ghi rõ ràng thông tin của từng người và họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo
+ Tố cáo trực tiếp: người tiếp nhận tố cáo sẽ hướng dẫn người tố cáo hoặc tự mình ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản sau đó yêu cầu người tố cáo xác nhận lại và ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ nội dung như tố cáo bằng văn bản.
– Đáp ứng về mặt chủ thể: Người tố cáo phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu không có đủ năng lực hành vi dân dự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật
– Đáp ứng về mặt thẩm quyền giải quyết: Vụ việc tố cáo cần phải thuộc thầm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo
– Đáp ứng về mặt nội dung: Nội dung của đơn tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm và hành vi vi phạm pháp luật.
Sau khi kiểm tra đơn tố cáo, nếu đơn tố cáo đáp ứng đầy đủ các yếu tố vừa nêu trên thì người thụ lý đơn tố cáo sẽ ra quyết định tố cáo, quyết định tố cáo sẽ bap hồm các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định;
– Căn cứ ra quyết định;
– Nội dung tố cáo được thụ lý;
– Thời hạn giải quyết tố cáo.
Kể từ ngày ra quyết định thụ lý đơn tố cao, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết trong vòng 05 ngày.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
Người giải quyết đơn tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức khác xác minh nội dung tố cáo. Trong quá trình xác minh nội dung đớn tố cáo cần phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình cũng như đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng sau của nội dùng cần xác minh
Việc xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản, gồm có các nội dụng sau:
+ Ngày, tháng, năm giao xác minh;
+ Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
+ Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
+ Nội dung cần xác minh;
+ Thời gian tiến hành xác minh;
+ Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo và kết quả xác minh nội dung đơn tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan và người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo
Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau:
– Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
– Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
– Kết luận về nội dung đơn tố cáo (đúng, đúng một phần hoặc sai sự thật) xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo
– Đưa ra các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cũng như kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật
– Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật và áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo cần gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức có liên quan khác đồng thời cũng phải thông báo về kết luạn nội dung tố cáo đến người tố cáo trong thời hạn 05 ngày làm việc
Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo để tiến hành xử lý các công việc cụ thể dưới đây trong vòng chậm nhất là 07 ngày làm việc
– Nếu kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo, đồng thời sẽ có những biện pháp xử lý đối với người cố ý tố cáo sai sự thật
– Nếu kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý thep thẩm quyền hoặc kiến nghị đến cơ quan,tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật
Kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý trong thời hạn 05 ngày làm việc.
– Nếu hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thif chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
– Lưu ý: Trong quá trình xử lý đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật thông tin của người tố cáo, nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật. Nếu người tố cáo đề nghị được bảo vệ thì trình lên người đứng đầu để xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật
3. Hướng dẫn chuyển đơn tố cáo:
Tại bước thụ lý đơn tố cáo thì người tiếp nhận đơn tố cáo sẽ xem xét đơn và phân loại đơn thuộc thẩm quyền và đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
– Nếu đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đáp ứng đủ điều kiện thụ lý đơn thì người xử lý đơn sẽ báo cáo cho người đứng đầu để thụ lý giải quyết đơn theo quy định
– Nếu đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan,tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn sẽ đề xuất với người đứng đầu chuyển đơn tố cáo cùng các thông tin, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan tổ chức đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật
+ Việc chuyển đơn tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 được quy định tại thông tư 05/2021/TT-TTCP
+ Lưu ý là việc chuyển đơn tố cáo chỉ được thực hiện một lần đối với đơn tố cáo có cùng nội dung
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Luật tố cáo 2018
+ Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh