Hiện nay, có rất nhiều trường hợp cover sản phẩm âm nhạc mà không xin phép tác giả. Vậy việc cover bài hát mà không xin phép có vi phạm bản quyền không? Hình thức xử phạt đối với hành vi cover bài hát mà không xin phép?
Mục lục bài viết
1. Tác phẩm âm nhạc có được bảo hộ quyền tác giả không?
Quyền tác giả được hiểu là quan hệ pháp luật dân sự. Đó là quan hệ xã hội giữa tác giả, giữa chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác trong xã hội thông qua tác phẩm, dưới sự tác động của quy phạm pháp luật, quen hệ giữa các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác được xác định
Tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định về những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác. Tác phẩm được bảo hộ còn bao gồm các tác phẩm được thể hiện bằng các ký tự khác thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, kí hiệu tốc kí và các kí hiệu tương tự khác mà đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: là các tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. Ngoài ra còn các tác phẩm khác như tài liệu giảng dạy, huấn luyện. Tuy nhiên, bài giảng, bài phát biểu chỉ được coi là tác phẩm nếu được ghi âm lại hoặc được lưu hành dưới dạng văn bản
+ Tác phẩm báo chí: là tác phẩm được thể hiện thông qua các loại ghi nhanh, phóng sự, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, kí báo chí,.. được truyền đến công chúng qua sóng điện từ hoặc qua các phương tiện khác bằng các ngôn ngữ khác nhau
+ Tác phẩm âm nhạc: là các tác phẩm được thể hiện dưới dạng nột nhạc trong bản nhạc hoặc trong các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không có phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Tuy nhiên, thường phải thông qua giọng hát, nhạc cụ thì mới có thể truyền các tác phẩm này đến công chúng
+ Tác phẩm sân khấu: Là tác phẩm được thể hiện thông qua hình thức trình diễn nghệ thuật trên sân khấu, bao gồm kịch nói, nhạc vữ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự: là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên chất liệu nhất định và có thể truyền đến công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác nhưn phim truyền hình, video
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
+ Tác phẩm nhiếp ảnh.
+ Tác phẩm kiến trúc: là các bản vẽ thiết kế ngôi nhà, công trình xây dựng khác, quy hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn. Trong đó mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: được hiểu là một hoặc một nhóm chương trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo ngôn ngữ lập trình nhất định và các tệp dữ liệu có liên quan chỉ dẫn cho máy tính biết phải làm gì để thực hiện nhiệm vụ đề ra, có thể được cài đặt như một phần mềm của máy tính hoặc có thể sắp xếp dưới hình thức văn bản, đĩa mền, đĩa CD-ROM
+ Các tác phẩm phái sinh: là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
+ Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh
Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học và tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác
Theo đó, tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình được bảo hộ quyền tác giả
2. Cover bài hát mà không xin phép có vi phạm bản quyền không?
– Cover bài hát tức là miêu tả một bài hát lại, một phiên bản hát lại của một người khác trên một bài hát đã tồn tại trước đố trên thị trường âm nhạc. Cover bài hát có thể coi là một dạng của tác phẩm phái sinh
– Như đã phân tích tại mục 1 thì tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình được bảo hồ quyền tác giả cho nên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho người khác thực hiện lại tác phẩm âm nhạc của họ trước công chúng
– Tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả thì hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh hoặc sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị
– Như vậy, việc cover bài hát của người khác mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, không trả tiền thù lao, quyền lợi vật chất khác thì việc làm này chính là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Người xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
3. Hình thức xử phạt với hành vi cover bài hát mà không xin phép:
Hành vi vi phạm | Mức phạt | Căn cứ pháp lý |
Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. | – Từ 05 – 10 triệu đồng; – Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số | Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP |
Biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định | Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng
| Khoản 1 Điều 13 Nghị định 131/2013/NĐ-CP |
Hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định | – Phạt tiền từ 10 triệu đòng đến 15 triệu đồng – Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm |
|
4. Tác giả có những quyền gì đối với tác phẩm của mình?
4.1. Quyền nhân thân đối với tác phẩm:
+ Quyền đặt tên cho tác phẩm
+ Quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm
+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
+ Quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm
4.2. Quyền tài sản đối với tác phẩm:
+ Quyền làm tác phẩm phái sinh: quyền này được hiểu là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được phép từu tác phẩm của mình tạo ra tác phẩm phái sinh khác hoặc quyền cho hoặc không cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình để tạo ra tác phẩm phái sinh như dịch thuật, cải biên, chuyển thể
+Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
+ Sao chép tác phẩm là việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất hì phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử
+ Phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: là việc bán, cho thuê, mượn, chuyển nhượng bản gốc hoặc bản sao tác phẩm bằng bất kì hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà qua đó chúng có thể tiếp cận được tác phẩm
+ Nhập khẩu bản sao tác phẩm
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
+ Quyền hưởng nhuận bút
+ Quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng
+ Quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức: xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, thuê
+ Quyền nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ
Các văn bản được sử dụng trong bài viết: Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022