Nghỉ phép hằng năm là chế độ mà người lao động được hưởng khi tham gia quan hệ lao động. Dưới đây là bài phân tích về cách tính nghỉ phép năm theo thâm niên làm việc mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về ngày nghỉ hàng năm của người lao động:
Quan hệ lao động là quan hệ phổ biến, gắn chặt về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Thực tế, khi xác lập quan hệ lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động đã xác lập với nhau những thỏa thuận về quyền lợi với nhau. Quan hệ lao động không chỉ xác lập quyền và nghĩa vụ giữa người sử dụng và người lao động, mà còn đem đến những ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến sự phát triển chung của nền kinh tế.
Khi xác lập quan hệ lao động, các bên không chỉ thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến việc làm, tiền lương, nghĩa vụ thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên trong vấn đề thực hiện và
Điều 113
– Người lao động được hưởng chế độ nghỉ hằng năm khi đã làm việc đủ 12 tháng trở lên. Luật lao động quy định rõ, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
+ Đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ 12 ngày làm việc.
+ Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng 14 ngày làm việc.
+ Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng 6 ngày làm việc.
– Ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Người lao động sẽ được người sử dụng lao động tiền lương với những ngày chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.
– Về nguyên tắc, người sử dụng lao động được đưa ra những quy định về chế độ độ làm việc (bao gồm cả thời gian nghỉ). Khi quy định lịch nghỉ hằng năm, người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ thông báo cho người lao động được biết trước. Đồng thời, về hình thức nghỉ, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau: Có thể nghỉ thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.
– Một điểm lưu ý rằng, khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. Đây được xem là chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động mà Nhà nước đưa ra. Quy định này tạo điều kiện cho người lao động được hưởng trọn vẹn thời gian nghỉ phép năm theo quy định chung của pháp luật.
Trên đây là những quy định về nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật. Người lao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định này.
2. Cách tính nghỉ phép năm theo thâm niên làm việc:
Nghỉ phép năm là quyền lợi mà người lao động được hưởng trong quá trình làm việc. Thực tế, theo quy định của luật, tùy vào đối tượng và trường hợp cụ thể, thời gian nghỉ phép năm của người lao động cũng khác nhau.
Điều 113
Một trong những căn cứ xác định sự chênh lệch thời gian nghỉ hằng năm là thâm niên làm việc.
Điều 114 Bộ luật lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau:
Một người lao động cứ làm việc đủ 5 năm thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Tức cứ thâm niên làm việc 5 năm, là người lao động được hưởng thêm 1 ngày nghỉ hằng năm. Từ quy định này có thể thấy, việc tăng thời gian nghỉ hằng năm của người lao động dựa vào thâm niên sẽ tính trong khoảng cách 5 năm. Cứ làm việc đủ 5 năm, người lao động lại được hưởng thêm 1 ngày nghỉ phép năm.
Như vậy, người lao động chỉ cần dựa vào khoảng thời gian làm việc của mình là có thể tính ra thời gian được nghỉ phép năm.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị M, 39 tuổi, làm việc tại công ty TNHH Minh An được 13 năm. Chị là lao động bình thường. Vậy với thâm niên làm việc này, chị M sẽ được hưởng nghỉ phép hằng năm như sau: Chị M sẽ được nghỉ 12 ngày làm việc theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019. Thâm niên của chị M là 13 năm, nên số ngày nghỉ phép hằng năm của chị M được tăng thêm 2 ngày. Do đó, tổng thời gian nghỉ phép hằng năm mà chị M được hưởng là 12 năm.
Trên đây là cách tính ngày nghỉ phép năm theo thâm niên làm việc. Người lao động và người sử dụng lao động sẽ dựa vào những quy định này để đưa ra kết luận về mức thời gian nghỉ phép năm mà người lao động được hưởng. Thông qua những quy định này, doanh nghiệp và người lao động sẽ xác định được quyền và nghĩa vụ của mình và đối phương. Cũng cần khẳng định thêm, quy định mà Nhà nước đưa ra giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
3. Ý nghĩa của quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên:
Theo quy định của bộ luật lao động 2019, ngày nghỉ hàng năm của người lao động sẽ được tăng thêm theo thâm niên làm việc. Theo đó, thâm niên làm việc càng nhiều thì thời gian nghỉ phép hàng năm của người lao động càng lớn.
Quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên làm việc mà Nhà nước đưa ra có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng.
– Đối với người sử dụng lao động:
+ Việc tăng ngày nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc giúp người sử dụng lao động “níu chân” người lao động. Đây chính là cơ sở nền tảng để người sử dụng lao động thiết lập
+ Thực tế, người lao động luôn muốn đòi hỏi quyền lợi cho mình, đặc biệt là về lương thưởng và chế độ nghỉ. Do đó, quy định rõ ràng về ngày nghỉ hàng năm, thời gian nghỉ tăng theo thâm niên làm việc giúp người sử dụng lao động đưa ra làm cơ sở đối chiếu với mong muốn, nguyện vọng của người lao động. Nếu mong muốn đó phù hợp, thì người lao động đáp ứng và ngược lại.
+ Khi các quy chuẩn liên quan đến nghỉ phép năm được áp dụng thực hiện, giúp công tác quản lý người lao động của người sử dụng lao động đạt hiệu quả cao. Đồng thời, đây chính là căn cứ thiết yếu để người sử dụng lao động dựa vào, đưa ra biện pháp xử lý nếu người lao động vi phạm chế độ ngày nghỉ hàng năm.
– Đối với người lao động:
+ Quy định về việc tăng ngày nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc giúp người lao động tự điều chỉnh kế hoạch làm việc, sự gắn bó của mình đối với công ty, doanh nghiệp. Đồng thời, quy định này chính là cơ sở, động lực để người lao động hăng hái làm việc, bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ.
+ Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến thời gian nghỉ hàng năm, quy định này chính là cơ sở để người lao động dựa vào, xem xét xem chế độ nghỉ hàng năm mà công ty áp dụng có phù hợp với thâm niên của mình hay không. Trong trường hợp không phù hợp, sẽ kịp thời thực hiện khiếu nại để bảo vệ lợi ích của mình.
Quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc mang tính công khai, minh bạch. Đây là cơ sở để người lao động và người sử dụng lao động đưa vào, bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. Đây chính là cơ sở để thiết lập quan hệ lao động toàn diện, công bằng và hiệu quả.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Bộ luật lao động 2019.