Giáo viên là một trong những ngành nghề cáo quý ở nước ta. Khi nào giáo viên được tăng lương, tăng bậc lương là một trong những điều mà những người làm giáo viên đều phải biết. Theo quy định của pháp luật thì giáo viên được tăng lương, tăng bậc lương trong những trường hợp sau:
Mục lục bài viết
1. Khi được nâng bậc lương thường xuyên:
Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Căn cứ Điều 2 Thông tư
Như vậy, một trong các trường hợp để giáo viên được tăng lương, tăng bậc lương đó chính là giáo viên đó phải thuộc trong danh sách được xét nâng một bậc lương thường xuyên. Để giáo viên được xét nâng một bậc lương thường xuyên thì phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
1.1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong chức danh:
– Với các chức danh là chuyên gia cao cấp: Sau 05 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp;
– Với chức danh mà có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Sau 03 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong chức danh;
– Với chức danh mà có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: sau 02 năm (tức đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong chức danh.
Lưu ý rằng, tổng thời gian giữ bậc trong chức danh có thể sẽ có những khoảng thời gian sẽ được tính và không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, các giáo viên cần phải nắm được những khoảng thời gian này, cụ thể như sau:
– Thời gian sẽ được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên:
+ Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Thời gian nghỉ hưởng
+ Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, đi công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài nhưng vẫn có trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị;
+ Thời gian giáo viên tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
– Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên:
+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
+ Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, đi khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định;
+ Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác;
+ Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của chức danh nghề nghiệp của giáo viên tập sự);
+ Thời gian giáo viên đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ;
+ Thời gian thử thách đối với giáo viên bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo;
+ Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.
1.2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
Giáo viên có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong chức danh và qua đánh giá đạt được đủ 02 tiêu chuẩn trong suốt thời gian giữ bậc lương, cụ thể về hai tiêu chuẩn đó chính là:
– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
2. Khi được nâng bậc lương trước thời hạn:
Giáo viên sẽ được xét nâng bậc lương trước thời hạn nếu như giáo viên đó lập được thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và điều kiện để giáo viên được xét nâng lương trong trường hợp này đó chính là:
– Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong chức danh và tính cho đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn mà còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên;
– Đạt đủ 02 tiêu chuẩn đó là:
+ Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
+ Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
– Lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản:
+ Thành tích để giáo viên được xét nâng bậc lương trước thời hạn sẽ được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận các thành tích đạt được trong khoảng thời gian là 6 năm gần nhất đối với giáo viên có các chức danh mà có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với giáo viên có các chức danh mà có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính cho đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn;
+ Riêng đối với trường hợp giáo viên đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả những thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian là 6 năm và 4 năm không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau;
+ Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn cho giáo viên sẽ được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của giáo viên; nếu như thành tích cao nhất bằng nhau thì sẽ xét đến các thành tích khác; trường hợp mà có nhiều người có thành tích như nhau thì thực hiện ưu tiên theo đúng quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.
– Không thực hiện nâng lương trước hạn 02 lần liên tiếp (hai bậc liền kề) trong cùng một chức danh.
Riêng giáo viên đã có thông báo nghỉ hưu thì đối tượng này sẽ được xem xét, nâng lương 01 bậc trước thời hạn 12 tháng nếu như:
– Đã có thông báo nghỉ hưu;
– Được cấp có thẩm quyền thực hiện đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
– Không vi phạm kỷ luật với một trong các hình thức là khiển trách, cảnh cáo, cách chức;
– Chưa được xếp bậc lương cuối cùng trong chức danh;
– Còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng lương thường xuyên kể từ ngày mà có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu.
Đặc biệt: Nếu như giáo viên vừa thuộc trường hợp nâng lương do đã lập được thành tích xuất sắc khi làm nhiệm vụ vừa thuộc một trong các đối tượng được nâng lương trước hạn khi có thông báo nghỉ hưu thì giáo viên đó sẽ được chọn một trong hai chế độ nêu trên.
3. Khi mức lương cơ sở hoặc hệ số lương tăng:
Hiện nay, căn cứ vào Nghị định số
Do đó, hai yếu tố quyết định đến mức lương của giáo viên đó là lương cơ sở (hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng) và hệ số lương.
Ngày 11/11/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, bắt đầu từ ngày 01/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho các cán bộ, công chức, viên chức lên mức là 1.800.000 đồng/tháng, tương đương tăng lên 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy, sau khi lương cơ sở tăng từ 1/7/2023, lương của các giáo viên sẽ tăng lên với mức tăng tùy vào từng cấp dạy, hạng giáo viên, bậc lương, cụ thể:
– Đối với giáo viên mầm non:
+ Tiền lương của giáo viên mầm non đạt hạng III sẽ từ 3.780.000 đồng tháng đến 8.802.000 đồng/tháng.
+ Tiền lương của giáo viên mầm non đạt hạng II sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
+ Tiền lương của giáo viên mầm non đạt hạng I sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
– Đối với giáo viên tiểu học:
+ Tiền lương của giáo viên tiểu học đạt hạng III sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
+ Tiền lương của giáo viên tiểu học đạt hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
+ Tiền lương của giáo viên tiểu học đạt hạng I sẽ từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.
– Đối với giáo viên trung học cơ sở:
+ Tiền lương của giáo viên trung học cơ sở đạt hạng III sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
+ Tiền lương của giáo viên trung học cơ sở đạt hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
+ Tiền lương của giáo viên trung học cơ sở đạt hạng I sẽ từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.
– Đối với giáo viên trung học phổ thông:
+ Tiền lương của giáo viên trung học phổ thông đạt hạng III sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.
+ Tiền lương của giáo viên trung học phổ thông đạt hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.
+ Tiền lương của giáo viên trung học phổ thông đạt hạng I sẽ từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư