Pháp lệnh này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động của Công an xã; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách đối với Công an xã.
PHÁP LỆNH
CÔNG AN XÃ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2007/QH12 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa XII (2007 – 2011) và năm 2008;
Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Công an xã.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động của Công an xã; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách đối với Công an xã.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Pháp lệnh này áp dụng đối với Công an xã và cơ quan, tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam .
Điều 3. Vị trí, chức năng của Công an xã
1. Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
2. Công an xã có chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, các biện pháp phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công an xã
1. Công an xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên.
2. Hoạt động của Công an xã tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.
Điều 5. Xây dựng lực lượng Công an xã
1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe theo quy định của Chính phủ, có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp với công tác công an thì được xem xét, tuyển chọn vào Công an xã.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ổn định lực lượng Công an xã; có chế độ đãi ngộ và bảo đảm các điều kiện hoạt động cho Công an xã.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có nghĩa vụ tham gia xây dựng lực lượng Công an xã.
Điều 6. Giám sát hoạt động của Công an xã
1. Cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an xã.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an xã thực hiện nhiệm vụ; giám sát hoạt động của Công an xã; động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Điều 7. Quan hệ phối hợp giữa Công an xã với cơ quan, tổ chức, cá nhân và đơn vị vũ trang nhân dân trong lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội
1. Công an xã chủ trì, phối hợp với Dân quân tự vệ, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
2. Đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã có trách nhiệm phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an xã thực hiện nhiệm vụ.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tổ chức, sử dụng lực lượng Công an xã trái với quy định của Pháp lệnh này.
2. Giả danh Công an xã.
3. Chống lại hoặc cản trở Công an xã thi hành công vụ.
4. Sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu của Công an xã.
5. Lợi dụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã để gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của Công an xã.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA CÔNG AN XÃ
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã
1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và
2. Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm quyền.
3. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.
5. Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
6. Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
7. Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; dẫn giải người bị bắt lên
8. Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
9. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
10. Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm, được huy động người, phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước.
11. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và thực hiện một số biện pháp công tác công an theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an để bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
12. Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân; luyện tập, diễn tập thực hiện các phương án quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọng khác.
13. Xây dựng lực lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức và nghiệp vụ.
14. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Tổ chức của Công an xã
1. Công an xã gồm các chức danh: Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên.
Công an viên được bố trí tại thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và bố trí làm nhiệm vụ thường trực tại trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã.
2. Chính phủ quy định khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên.
Căn cứ vào quy định khung số lượng của Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cụ thể số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên từng xã.
3. Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) sau khi trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức Trưởng Công an xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó trưởng Công an xã.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã theo đề nghị của Trưởng Công an xã quyết định công nhận, miễn nhiệm Công an viên.
4. Trong trường hợp cần thiết, do yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Giám đốc Công an cấp tỉnh sau khi trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quyết định điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an xã.
5. Công an xã có con dấu riêng.