Để tạo điều kiện cho người học, người lao động trao dồi kiến thức và nâng cao trình độ, cơ quan tổ chức sẽ viết giấy giới thiệu. Dưới đây là bài viết về Mẫu giấy giới thiệu cử đi học và hướng dẫn cách viết đúng
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy giới thiệu cử đi học tiếng Việt :
1.1 Mẫu giấy giới thiệu nhà trường cử học sinh, sinh viên đi học:
SỞ GIÁO DỤC TỈNH….. TRƯỜNG …….. Số:…./…… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————- |
……, ngày….tháng….năm …..
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi:………
Nhằm giúp cho học sinh trường ….. có kiến thức thực tế, nâng cao trình độ chuyên môn và làm đề tài khóa học. Nay trường ….. giới thiệu:
Học sinh:…Khóa:………
Ngành:……
Được giới thiệu đến:……
Địa chỉ:………
Về việc:………
Kính mong quý công ty tạo điều kiện giúp đỡ cho học viên hoàn thành nhiệm vụ!
Giấy này có giá trị hết ngày…./…./….. Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP…… (KÝ TÊN ĐÓNG DẤU) | TL.HIỆU TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO |
1.2 Mẫu giấy giới thiệu cơ quan cử người lao động đi học:
TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GGT- ……… | …….. , ngày ….. tháng ….. năm 20… |
GIẤY GIỚI THIỆU
……….. trân trọng giới thiệu:
Ông (bà):…..
Chức vụ:………….
Được cử đến: ………
Về việc:………
Đề nghị Quý cơ quan tạo điều kiện để ông (bà) có tên ở trên hoàn thành nhiệm vụ.
Giấy này có giá trị đến hết ngày…………/.
Nơi nhận: Như trên; Lưu: VT. | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, dấu) |
2. Mẫu giấy giới thiệu cử đi học song ngữ:
THE NAME OF SCHOOL (Tên trường học) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Independence – Freedom – Happiness ——————— |
Số/No | ……, month …… date …… year ……. |
GIẤY GIỚI THIỆU
LETTER OF INTRODUCTION
Kính gửi/Kindly Attn.: ……..
Nhằm giúp cho học sinh trường ….. có kiến thức thực tế, nâng cao trình độ chuyên môn và làm đề tài khóa học. Nay trường ….. giới thiệu: Ông/Bà: ……..
In order to help school students ….. have practical knowledge, improve professional qualifications and do course topics. Now school ….. introduction: Mr/Ms: ……….
Học sinh:……..Khóa:………
Student:……..Course:……
Ngành:………Major:………
Được cử đến: …………
Being assigned to: ………
Để: …………
For the purpose of:………….
Đề nghị: ………….
We respecfully request: ………….
Hỗ trợ Ông/Bà ………… hoàn thành nhiệm vụ.
To assist Mr/Ms ………… for the task completion.
Giấy giới thiệu này có giá trị từ:…………..
Valid from:…………..
Đến:……….
Until: ………….
Kính mong quý công ty tạo điều kiện giúp đỡ cho học viên của chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ!
We hope that your company creates favorable conditions for students to complete their tasks!
Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
COMMENT OF THE INTERNATIONAL UNIT
…………
Nơi nhận (Recipients): – As above; – Save VT. | TL. Hiệu trưởng (B.O Principal) PHÒNG ĐÀO TẠO (Trainning department) |
3. Mẫu giấy giới thiệu cử đi học là gì?
Thư giới thiệu của trường, còn được gọi là thư giới thiệu là tài liệu được viết bởi giáo viên, cố vấn hoặc chuyên gia học tập khác, những người biết rõ về học sinh và có thể chứng minh cho phẩm chất học tập, cá nhân hoặc nghề nghiệp của họ.
Bức thư này thường được viết để hỗ trợ cho đơn xin nhập học của học sinh vào một chương trình cao đẳng, đại học hoặc sau đại học, hoặc xin học bổng hoặc giải thưởng. Nó cũng có thể được sử dụng cho các đơn xin việc, thực tập và các cơ hội khác khi cần tham khảo.
Bức thư nên cung cấp các ví dụ cụ thể về cơ quan, trường học giới thiệu và thông tin về sinh viên mà nhà trường giới thiệu.
Trong nội dung giấy giới thiệu cơ quan cử Người lao động đi học thì cần ghi rõ nơi công tác, giới thiệu về Người lao động trong đó bao gồm ghi đầy đủ họ tên, đơn công tác tại đơn vị..của người được cử đi học. Tên của cơ quan đơn vị hiện nay Người lao động đang công tác cần ghi đầy đủ; biên chế; thông tin về mã ngạch lương của người đó, hệ số lương; số
Tương tự như vậy Giấy giới thiệu cử sinh viên, học sinh đi học của trường học cũng cần có cần đủ những nội dung như trên.
4. Ý nghĩa Giấy giới thiệu cử đi học là gì?
Thư giới thiệu của sinh viên hoặc nhân viên là một tài liệu đề xuất hoặc giới thiệu sinh viên hoặc nhân viên cho một cơ hội cụ thể, chẳng hạn như công việc, thực tập hoặc chương trình giáo dục.
Trong trường hợp thư giới thiệu của nhân viên, bức thư có thể được viết bởi người sử dụng lao động hiện tại hoặc trước đây để giới thiệu ứng viên cho một công việc hoặc thăng chức trong tổ chức của họ. Bức thư có thể làm nổi bật các kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ của nhân viên và giải thích lý do tại sao họ phù hợp với vị trí này.
Trong trường hợp thư giới thiệu của học sinh, thư có thể được viết bởi giáo viên, cố vấn hoặc chuyên gia học tập khác để giới thiệu học sinh nhập học vào một trường cao đẳng hoặc đại học, hoặc để nhận học bổng hoặc cơ hội giáo dục khác. Bức thư có thể làm nổi bật thành tích học tập, kỹ năng lãnh đạo và phẩm chất cá nhân của học sinh, đồng thời giải thích lý do tại sao họ là ứng cử viên nặng ký cho cơ hội.
Thư giới thiệu của sinh viên và nhân viên có thể là một cách hiệu quả để giúp các cá nhân thăng tiến trong sự nghiệp hoặc mục tiêu giáo dục của họ, vì chúng cung cấp sự chứng thực chuyên nghiệp về khả năng và tiềm năng của họ. Thư giới thiệu cũng có thể hữu ích cho người sử dụng lao động và các tổ chức giáo dục, vì chúng cung cấp thêm thông tin về các kỹ năng và phẩm chất của ứng viên mà có thể không thể hiện rõ trong sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc của họ.
5. Hướng dẫn cách viết đúng Mẫu giấy giới thiệu cử đi học:
Người phụ trách soạn thảo giấy giới thiệu phải đảm bảo tính chính xác về cả nội dung lẫn hình thức của văn bản, người viết phải điền đầy đủ và trung thực thông tin của cơ quan giới thiệu, thông tin cá nhân của người được giới thiệu và cơ quan người được giới thiệu sẽ đến học hoặc làm việc.
(1) Tên của trường học cung cấp giấy giới thiệu;
(2) Cơ quan, tổ chức hoặc nhà trường tiếp nhận sinh viên tới hoạc tập;
(3) Họ và tên, lớp, mã số sinh viên của sinh viên được Nhà trường giới thiệu đi học;
– Địa danh ghi trên Giấy giới thiệu cử sinh viên đi học do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương ban hành hoặc do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính nơi cơ quan, tổ chức hoặc nhà trường ban hành văn bản đóng trụ sở.
Lưu ý đối với trường hợp những đơn vị hành chính được đặt bằng chữ số, theo tên người, hoặc bằng sự kiện lịch sử thì phải được ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó.
– Thời gian ban hành Giấy giới thiệu: cần phải ghi rõ ngày, tháng, năm được ban hành, thời gian ban hành; các số ngày, tháng, năm được thể hiện bằng chữ số Ả Rập; với những số là ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 thì người viết phải ghi thêm số 0 phía trước.
– Nội dung Giấy giới thiệu: trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, được canh đều cả hai lề; cỡ chữ là từ 13 đến 14; khi cần xuống dòng, thì chữ đầu dòng phải lùi vào 1 cm hoặc 1,27 cm; yêu cầu về khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu là 6pt; yêu về về khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là single, tối đa là 1,5 lines. (được trình bày theo quy định của Nghị định 30/2020/NĐ-CP )
– Phần chữ ký là của người có thẩm quyền có thể là chữ ký trên văn bản giấy hoặc chữ ký số trên văn bản điện tử.
Chức vụ ghi trên Giấy giới thiệu là chức vụ chính thức của người ký văn bản trong Nhà trường; lưu ý là chỉ ghi những chức vụ mà Nhà nước có quy định.
Họ và tên người ký phải đầy đủ bao gồm họ, tên đệm và tên của người ký. Lưu ý không ghi học hàm, học vị hoặc các danh hiệu danh dự khác.
Ký ban hành văn bản: tuân theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư
– Người ký văn bản giấy giới thiệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do bản mình ký và ban hành. Và người đứng đầu cơ quan, tổ chức hay cụ thể ở đây là nhà trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do Nhà trường ban hành.
– Đối với những văn bản giấy, khi ký văn bản Người có thẩm quyền phải dùng bút có mực màu xanh, và lưu ý không dùng các loại mực dễ phai.
– Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền của nhà trường thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tạị Phụ lục 1 của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư