Hoạt động cho thuê nhà trọ hiện nay diễn ra rất phổ biến, đặc biệt ở các thành phố lớn. Vậy cho thuê phòng trọ có cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Cho thuê phòng trọ có cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh không?
- 2 2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh cho thuê nhà trọ:
- 3 3. Mức xử phạt nếu như cho thuê phòng trọ mà không thực hiện đăng kí kinh doanh:
- 4 4. Chủ nhà trọ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- 5 5. Những lưu ý khác khi kinh doanh dịch vụ chi thuê nhà trọ:
1. Cho thuê phòng trọ có cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh không?
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, những trường hợp hoạt động sau sẽ không cần đăng ký kinh doanh:
– Buôn bán rong, bán dạo và những hình thức mua, bán khác không tại địa điểm cố định.
– Buôn chuyến, mua hàng hóa nơi này vận chuyển bán ở nơi kia cho người buôn sỉ hoặc người bán lẻ.
– Buôn bán vặt nhỏ lẻ không tại địa chỉ nhất định.
– Bán quà vặt, bánh kẹo, hàng nước, đồ ăn không có địa chỉ cố định.
Căn cứ theo quy định trên, cho thuê phòng trọ là hoạt động kinh doanh không thuộc trường hợp miễn đăng ký kinh doanh nên kinh doanh nhà trọ. Do vậy, khi cho thuê nhà trọ vẫn phải đăng kí kinh doanh theo đúng quy định. Nếu không có giấy phép sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh cho thuê nhà trọ:
Hiện nay, kinh doanh nhà trọ có thể đăng ký dưới hình thức là hộ kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp.
2.1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh cho thuê nhà trọ dưới dạng hộ kinh doanh:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng kí bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì cần giấy tờ pháp lý của thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
– Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (bản sao).
– Văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
(theo quy định tại Khoản 12 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
(theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý:
Khi nhận hồ sơ, cán bộ kiểm tra giấy tờ, tài liệu:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ:
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Thời gian giải quyết trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ:
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết trong thời gian là 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ.
Lưu ý:
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo nếu như quá thời gian theo luật quy định mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
2.2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh cho thuê nhà trọ dưới dạng thành lập doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty (hoặc dự thảo điều lệ nếu chưa có quyết định chính thức).
– Văn bản nêu rõ danh sách những cổ đông và thành viên sáng lập công ty.
– Giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật và của thành viên doanh nghiệp bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao).
– Văn bản ủy quyền (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty.
Hình thức nộp hồ sơ qua hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc tiến hành đăng kí trực tuyến.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
(căn cứ tại khoản 5 Điều 26 của
Bước 4: Thực hiện khắc con dấu công ty:
Công ty cần thực hiện khắc con dấu để sử dụng cho các giao dịch sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay, theo quy định của Luật doanh nghiệp mới thì doanh nghiệp được tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu.
Bước 5: Thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:
Theo Điều 32 của Luật Doanh nghiệp 2020, sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Thực hiện công bố những nội dung sau:
– Ngành, nghề kinh doanh.
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Lưu ý: thời hạn công bố là trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
3. Mức xử phạt nếu như cho thuê phòng trọ mà không thực hiện đăng kí kinh doanh:
– Vi phạm khi đăng kí thành lập doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký sẽ bị xử phạt mức tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Vi phạm khi đăng kí hộ kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, trường hợp kinh doanh nhà trọ phải đăng kí thành lập hộ kinh doanh mà không đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt mức phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Ngoài ra, phải buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
4. Chủ nhà trọ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, nếu như hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy theo như quy định trên nếu cơ sở kinh doanh nhà trọ của bạn có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì bạn sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân; còn nếu như thu nhập từ 100 triệu đồng trên năm thì phải đóng thuế theo đúng quy định.
5. Những lưu ý khác khi kinh doanh dịch vụ chi thuê nhà trọ:
Để hoạt động cho thuê nhà trọ an toàn, tuân thủ pháp luật, chủ nhà trọ cần làm một số việc sau đây:
Một là, hoạt động cho thuê nhà trọ không thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực lưu trú bắt buộc phải đáp ứng điều kiện như phải có đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp…
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì chủ nhà trọ nên tính tới các biện pháp phòng chống cháy nổ đối với dãy nhà cho thuê.
Việc này nhằm mục đích đảm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của người thuê mà còn bảo vệ chính tài sản của người cho thuê cũng như tránh rủi ro cho chủ nhà vướng vào pháp luật khi có hỏa hoạn gây ra.
Hai là, khi thực hiện cho thuê, chủ nhà trọ cần làm hợp đồng thuê nhà xác nhận chữ ký đầy đủ của các bên để xác lập quyền và nghĩa vụ.
Và đồng thời trước khi cho thuê, chủ nhà trọ cần kiểm tra căn cước của người thuê và chỉ nên cho thuê khi người thuê có căn cước, thông tin cá nhân rõ ràng, đầy đủ, tránh trường hợp bị lừa đảo hay rủi ro về sau không lấy được tiền nhà.
Ba là, yêu cầu người thuê kê khai đăng ký tạm trú, tạm vắng đầy đủ theo quy định về luật cư trú.
Bốn là, chủ nhà trọ nên lắp công tơ riêng cho mỗi hộ cho thuê theo giá quy định, đảm bảo quyền lợi của người thuê cũng như tránh cho chủ nhà vi phạm pháp luật do thu theo mức giá cao, vượt mức quy định của pháp luật về số điện.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: