Hiện nay, có rất nhiều trường hợp mang thai khi chưa đủ độ tuổi để đăng ký kết hôn. Vậy con sinh ra khi mẹ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn thì có được đăng ký khai sinh không?
Mục lục bài viết
1. Độ tuổi đăng ký kết hôn được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nam nữ muốn kết hôn phải tuân thủ những điều kiện sau:
– Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
– Cả nam và nữ đều là người có đầy đủ năng lực hành vi nhân sự
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau đây:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
+ Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu trực hệ: là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Ví dụ: Ông, bà A sinh ra mẹ B: mẹ B và ông bà A là người có cùng dòng máu trực hệ; mẹ B sinh ra B thì B và mẹ B có cùng dòng máu trực hệ nên B và ông bà A cũng có cùng dòng máu trực hệ
+ Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời: là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
+ Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
– Hiện nay, nhà nước ta không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
2. Mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì có được làm giấy khai sinh cho con không?
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh.
Ngày nay, có rất nhiều trường hợp sinh con khi chưa đủ 18 tuổi, người mẹ chưa đủ độ tuổi để kết hôn. Vậy khi người mẹ sinh con dưới 18 tuổi, chưa đăng ký kết hôn thì có được khai sinh cho con không?
Tại điều 30 Bộ luật dân sự 2015 quy định rằng mỗi cá nhân từ khi sinh ra đều có quyền được khai sinh, không ai có quyền ngăn cấm điều này. Đồng thời tại Điều 13
Do đó, khai sinh chính là quyền của trẻ em, trong bất kì hoàn cảnh nào, kể cả việc người mẹ sinh con khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn thì trẻ em vẫn có quyền được khai sinh, không ai có quyền ngăn cấm
3. Cách làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn?
3.1. Ai là người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con:
Những người sau đây có trách nhiệm đi khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con (Điều 15
+ Cha hoặc mẹ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho con
+ Nếu cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông bà hoặc người thân thích khác hoặc tổ chức, cá nhân đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
+ Lưu ý: Khi ông bà, người thân thích khác đi đăng ký khai sinh cho trẻ em thì không cần phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh
3.2. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi người mẹ chưa đủ tuổi kết hôn:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
+ Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
+ Giấy chứng sinh (bản chính), nếu không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh, nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh
+ Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.
+ Người đi khai sinh cũng cần phải xuất trình những giấy tờ sau: Hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp và còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu khai sinh
+ Giấy tờ chứng minh về nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh
+ Nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình vừa nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
Ngoài ra Người thực hiện việc đăng ký khai sinh có thể gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy khai sinh
– Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra toàn bộ hồ sơ đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
– Sau khi đã kiểm tra và thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận hồ sơ (ghi rõ ngày, giờ trả kết quả)
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hoàn thiện thì hướng dẫn người đi khai sinh nộp bổ sung hồ sơ hoàn thiện theo đúng quy định của pháp luật ngay trong ngày. Nếu không thể bổ sung ngay được thì công chức tư pháp phải lập thành văn bản hướng dẫn và nêu rõ ràng các giấy tờ, nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện, ký và ghi rõ họ tên, chữ đệm và tên của người tiếp nhận
– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, sau đó hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung giấy khai sinh và đổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào sổ hộ tịch
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu.
– Lưu ý:
+ Thời hạn giải quyết đăng ký khai sinh là ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
+ Lệ phí đăng ký khai sinh: Người đi khai sinh được miễn lệ phí nếu khai sinh đúng hạn; người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật
+ Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn thì lệ phí thu do hội đồng nhân cấp tỉnh quy định
4. Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH
Kính gửi: (1)……….
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……….
Giấy tờ tùy thân: (2)………
Nơi cư trú: (3)……..
Quan hệ với người được khai sinh: ………..
Đề nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên:………
Ngày, tháng, năm sinh: ……….ghi bằng chữ:………
Nơi sinh: (4).……
Giới tính:…….. Dân tộc: ……..Quốc tịch: ……
Quê quán: ……….
Họ, chữ đệm, tên người mẹ: ………
Năm sinh(5): ………Dân tộc: ……….Quốc tịch: ………
Nơi cư trú: (3) ……….
Họ, chữ đệm, tên người cha: ……
Năm sinh(5): …..Dân tộc: ……..Quốc tịch: …
Nơi cư trú: (3) ……….
Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.
Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.
Làm tại: ……., ngày……… tháng…….. năm……….
| Người yêu cầu (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên) |
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị thực hiện việc đăng ký khai sinh
(2) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký (ghi số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)
Ví dụ: Căn cước công dân số 16t21423787 do Công an thành phố Hòa Bình cấp ngày 20/10/2014.
(3) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.
(4) + Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính
Ví dụ: – Bệnh viện Phụ sản Hòa Bình
+ Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.
Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
(5) Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của cha, mẹ.
Lưu ý: Giấy khai sinh của trẻ em được sinh ra khi bố mẹ chưa kết hôn sẽ bỏ trống tên cha và xác định họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Luật hộ tịch 2014
+ Quyết định số 1872/QĐ-BTP quyết định về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp