Hộ chiếu là giấy tờ pháp lý quan trọng, giúp quản lý hoạt động xuất nhập cảnh của người dân. Khi làm hộ chiếu, công dân phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc nhất định theo quy định của luật. Dưới đây là bài phân tích hướng dẫn cách chụp ảnh hộ chiếu đẹp và đúng tiêu chuẩn?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về hộ chiếu:
Hộ chiếu là khái niệm quen thuộc gắn liền với công dân khi tiến hành xuất nhập cảnh. Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, ngoại giao, đối thoại giữa các nước trên thế giới ngày càng được đẩy mạnh giúp hoạt động giao thương, đi lại của công dân Việt Nam ngày càng nhiều. Lúc này, cần một chứng thư pháp lý để quản lý hoạt động đi lại, quản lý dân cư của các quốc gia sở tại nơi có công dân nước ngoài đi đến. Đây chính là cơ sở cho sự xuất hiện của hộ chiếu.
Nếu chứng minh nhân dân, căn cước công dân là cơ sở quản lý dân cư của Nhà nước đối với công dân, thì hộ chiếu là căn cứ để quản lý sự giao thương, công tác quản lý công dân giữa Chính phủ của quốc gia này với công dân của quốc gia khác. Hộ chiếu được hiểu là một giấy thông hành, thường do chính phủ của một quốc gia cấp cho công dân của quốc gia đó, xác nhận danh tính và quốc tịch của người giữ hộ chiếu chủ yếu cho mục đích đi lại quốc tế.
Theo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Theo quy định của luật xuất nhập cảnh, hộ chiếu Việt Nam chỉ cấp cho công dân Việt Nam. Khi xuất cảnh, nhập cảnh, công dân Việt Nam phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành với lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam tại cửa khẩu. Người có hộ chiếu được phép xuất, nhập cảnh, quá cảnh khi có thị thực xuất, nhập cảnh, quá cảnh của nước mình hoặc nhà nước hữu quan.
Hộ chiếu được phân làm 3 loại, bao gồm:
+ Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ được cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước, được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác. Những người sở hữu hộ chiếu này thường là cán bộ, quan chức cấp cao của Nhà nước.
+ Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm được cấp cho các đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội. Những đối tượng này là cán bộ Nhà nước, ra nước vì nhiệm vụ được giao. Do đó, họ mới được cấp hộ chiếu công vụ.
+ Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím được cấp cho công dân Việt Nam. Sử dụng hộ chiếu này, mọi công dân Việt Nam đều được cấp nếu họ có nhu cầu xuất nhập cảnh.
2. Hướng dẫn cách chụp ảnh hộ chiếu đẹp và đúng tiêu chuẩn?
Hộ chiếu là giấy thông hành, giúp công dân có thể xuất nhập cảnh để phục vụ cho hoạt động làm việc và học tập của mình. Như đã nói, hiện nay, việc xuất nhập cảnh của người dân ngày càng phổ biến. Bên cạnh việc tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế xã hội, việc xuất nhập cảnh này cũng gây ra những khó khăn, hạn chế nhất định cho công tác quản lý dân cư, quản lý trật tự an toàn xã hội của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đây chính là lý do cho sự ra đời của hộ chiếu. Thông qua hộ chiếu, Nhà nước sẽ quản lý được hoạt động xuất nhập cảnh của công dân. Số lượng công dân xuất cảnh, nhập cảnh, nước mà công dân đi đến. Trong trường hợp phát sinh những rủi ro của công dân, hộ chiếu cũng được xem là cơ sở để cơ quan Nhà nước can thiệp kịp thời, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước mình.
Hộ chiếu tiêu chuẩn có thể chứa thông tin như tên, nơi ở và ngày sinh, ảnh, chữ ký và các thông tin nhận dạng có liên quan khác của người sở hữu hộ chiếu. Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Ảnh của công dân trên hộ chiếu là thông tin đặc biệt quan trọng. Theo đó, dựa vào ảnh chụp, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ nắm bắt, xác thực được danh tính của công dân, tránh trường hợp mạo danh, gian dối nhằm che giấu những hành vi phạm tội liên quan. Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về yêu cầu chụp ảnh hộ chiếu.
Theo quy định tại Công văn 696/BNG-LS, khi chụp ảnh hộ chiếu, công dân phải tuân thủ đúng theo những quy định, nguyên tắc sau đây:
– Thời gian của ảnh chụp trên hộ chiếu: Ảnh chụp của công dân trên hộ chiếu phải là ảnh chụp trong 06 tháng gần đây nhất. Quy định về thời gian chụp giúp đảm bảo công dân không có sự thay đổi quá rõ lớn về ngoại hình so với hiện tại. Điều này giúp phục vụ cho hoạt động nhận diện của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Kích cỡ của ảnh chụp hộ chiếu: Ảnh chụp hộ chiếu tuân thủ theo cỡ 4×6 cm, bề ngang của ảnh là 35-40mm, đầu và vai thẳng để khuôn mặt chiếm 70-80% ảnh. Có thể thấy, kích cỡ chụp ảnh hộ chiếu tương đối giống với các giấy tờ định danh pháp lý khác. Quy định về kích cỡ này giúp tạo nên tiêu chuẩn chung nhất cho hồ sơ, tài liệu của công dân.
– Chất lượng ảnh: Chất lượng ảnh chụp hộ chiếu phải sắc nét và rõ ràng, ảnh có màu sắc trung tính, không có vết mực và nếp gấp, chụp trên nền trắng, có độ sáng và độ tương phản thích hợp, ảnh được in trên giấy có chất lượng tốt và độ phân giải cao, không nộp ảnh scan. Quy định này tạo nên tính trung thực của nội dung ảnh so với thực tế công dân ngoài đời thực. Nếu không đảm bảo tuân thủ theo quy định này, khi nhìn vào ảnh hộ chiếu, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ rất khó để nhận diện công dân; gây mất thời gian trong quá trình điều tra, xác thực.
– Khi chụp ảnh hộ chiếu, công dân phải tuân thủ theo nguyên tắc chụp ảnh như sau: Mắt mở, không bị đỏ, không để tóc xõa trước mặt, ảnh nhìn thẳng, không nhìn nghiêng sang hai bên, không cười khi chụp ảnh. Người đeo kính khi chụp ảnh không để ánh đèn phản chiếu lên mắt kính, không đeo kính màu, gọng của kính không quá dày.
– Công văn 696/BNG-LS quy định rõ, nếu không là người dân tộc thiểu số, ảnh chụp có mũ và khăn sẽ không được chấp nhận, đối với trẻ em thì ảnh chụp một mình, không có ghế sau lưng.
Như vậy, khiến hành chụp hộ chiếu, công dân cần tuân thủ theo những quy định của pháp luật về việc chụp ảnh chiếu như trên. Những quy định trên của Nhà nước giúp đảm bảo chất lượng của những thông tin trên hộ chiếu. Từ đó, giúp công tác quản lý hoạt động xuất nhập cảnh của công dân được diễn ra cụ thể, chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất.
3. Trình tự làm hộ chiếu:
3.1. Hồ sơ làm hộ chiếu:
– Tờ khai làm hộ chiếu theo mẫu.
– Ảnh chân dung của công dân.
– Bản sao Giấy khai sinh/ trích lục khai sinh với người chưa đủ 14 tuổi.
– Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất nếu đã được cấp hộ chiếu. Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất của cơ quan có thẩm quyền.
– Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân nếu có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu được cấp lần gần nhất;
– Bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
3.2. Thủ tục làm hộ chiếu:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Công dân muốn làm hộ chiếu thì phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ như đã phân tích ở trên, bao gồm cả việc điền
– Bước 2: Làm thủ tục đối chiếu thông tin.
Công dân làm thủ tục đối chiếu thông tin, chụp ảnh, lấy vân tay; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành chụp ảnh chân dung, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu.
Nếu hồ sơ và thông tin kiểm tra của công dân hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp hộ chiếu cho công dân. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh phải trả lời rõ bằng văn bản.
– Bước 3: Nộp lệ phí, cấp giấy hẹn trả kết quả
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Công văn 696/BNG-LS; Luật xuất nhập cảnh 2019.