Tăng lương là việc người sử dụng lao động chi trả số lương cao hơn so với mức lương được ký kết trong hợp đồng lao động với người lao động. Do đó mà nhiều doanh nghiệp khi thực hiện tăng lương cho người lao động băn khoăn không biết nên điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với nội dung của hợp đồng lao động. Khi tăng lương có phải lập phụ lục hợp đồng lao động không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là phụ lục Hợp đồng lao động?
- 2 2. Khi tăng lương có phải lập phụ lục hợp đồng lao động không?
- 3 3. Nên lập phụ lục hợp đồng lao động hay ký hợp đồng lao động mới?
- 4 4. Có thể sử dụng quyết định tăng lương thay cho việc ký phụ lục hợp đồng lao động:
- 5 5. Mẫu phụ lục hợp đồng lao động khi tăng lương cho người lao động:
1. Thế nào là phụ lục Hợp đồng lao động ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22
Theo quy định tại Điều luật này thì phụ lục hợp đồng lao động là văn bản quy định chi tiết, sửa đổi hoặc bổ sung một số điều, khoản đã nêu trong hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động đã ký kết với người lao động. Tuy nhiên, việc lập phụ lục hợp đồng lao động để sửa đổi, bổ sung một số điều khoản thì không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. Điều này có nghĩa là nếu hợp đồng lao động đã ký kết xác định thời hạn của hợp đồng như thế nào thì phụ lục khôn được thay đổi điều này và phải giữ nguyên.
Khi các bên lập phụ lục hợp đồng lao động để sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì trong phụ lục đó phải có điều, khoản thể hiện rõ thời điểm mà phụ lục có hiệu lực thi hành.
2. Khi tăng lương có phải lập phụ lục hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 90
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019 thì khi người lao động và người sử dụng lao động có sự thay đổi về tiền lương so với số tiền mà các bên đã thoả thuận với nhau trong hợp đồng lao động cũ thì các bên cần phải thực hiện điều chỉnh lại một số phần nội dung trong hợp đồng đó. Theo quy định này, nếu có sự thay đổi quy định trong hợp đồng lao động, cụ thể là người sử dụng lao động điều chỉnh tăng lương cho người lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm báo trước cho bên kia trong thời hạn ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung sửa đổi.
Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết
Như vậy, theo quy định của pháp luật về lao động thì khi người sử dụng lao động tăng lương cho người lao động thì các bên có thể cùng người lao động ký phụ lục hợp đồng lao động hoặc ký kết
3. Nên lập phụ lục hợp đồng lao động hay ký hợp đồng lao động mới?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019 đã phân tích trên thì người sử dụng lao động khi có điều chỉnh tăng lương cho người lao động thì có thể lập phụ lục hợp đồng lao động cũ hoặc lập hợp đồng lao động mới. Vậy nên ký phụ lục hợp đồng lao động hay lập thành hợp đồng lao động mới?
Về giá trị pháp lý thì khi ký kết phụ lục hợp đồng lao động và hợp đồng lao động mới đều có giá trị pháp lý như nhau, đều là cơ sở để các bên thực hiện những quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, khi lập phụ lục hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động cũ vẫn còn giá trị thực hiện, phụ lục này được xem là một phần của hợp đồng lao động cũ và phụ lục này có nội dung ngắn gọn, súc tích, không lặp các nội dung không có thay đổi trong hợp đồng lao động cũ. Còn đối với việc các bên ký kết hợp đồng lao động mới thì các bên bắt buộc phải lập đầy đủ các nội dung trong hợp đồng lao động mới khiến cho việc ghi chép, soạn thảo trở nên dài và mất nhiều thời gian hơn.
Do đó, khi chỉ thay đổi, điều chỉnh về vấn đề tăng lương thì các bên nên lựa chọn việc ký phụ lục hợp đồng lao động với nhau.
4. Có thể sử dụng quyết định tăng lương thay cho việc ký phụ lục hợp đồng lao động:
Thay vì ký phụ lục hợp đồng hay hợp đồng lao động mới với người lao động thì nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức ra Quyết định tăng lương và kèm theo danh sách người lao động được tăng lương. Đây là việc làm để đơn giản hoá thủ tục hành chính trong công ty. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thì khi tăng lương cho nhân viên, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành ký phụ lục hợp đồng hay hợp đồng lao động mới mà không thể thay thế bằng quyết định tăng lương mặc dù mục đích của những văn bản này đều thể hiện cùng một nội dung.
Quý bạn đọc có thể tham khảo qua một số nội dung so sánh dưới đây để có thể hiểu được bản chất của Quyết định tăng lương và Phụ lục hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
– Quyết định tăng lương: Do người sử dụng lao động đơn phương ban hành một quyết định với một mình chữ ký của người sử dụng mà không có sự thỏa thuận giữa các bên. Do đó, quyết định này chỉ mang tính chất đơn phương nhưng khi việc tăng lương có lợi cho người lao động thì cũng chưa chắc được họ chấp nhận, vẫn có khả năng xảy ra tranh chấp. Điều này dẫn đến bất lợi cho phía người sử dụng lao động khi có tranh chấp xảy ra;
– Phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng lao đông mới: Các nội dung trong đó đều có giá trị pháp lý như hợp đồng lao động thể hiện sự thống nhất của cả người lao động và người sử dụng lao động. Khi các bên đặt bút ký vào phụ lục hợp đồng lao động tức cả hai đã đạt được sự đồng thuận và có giá trị pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Trên thực tế cho thấy, hiện nay có nhiều công ty cũng chỉ ban hành quyết định tăng lương để đơn giản hóa giấy tờ thủ tục. Tuy nhiên, để có thể hợp pháp hoá và tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có thì khi tăng lương cho người lao động, người sử dụng lao động vẫn nên thực hiện ký phụ lục hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
5. Mẫu phụ lục hợp đồng lao động khi tăng lương cho người lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày… tháng … năm…
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Số: …../PLHĐLĐ
Hôm nay, tại………….. Chúng tôi gồm:
BÊN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Sau đây gọi tắt là Bên A):
CÔNG TY……
Địa chỉ:……….
Số điện thoại liên hệ:……….. Fax: ……………
Mã số thuế:………….
Số tài khoản: …………. Ngân hàng:……….. Chi nhánh:………..
Được đại diện theo pháp luật bởi Ông (bà):……….. Chức vụ:…………
Ngày sinh: ………….
Số Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu:……….. Ngày cấp:………… Nơi cấp:…………
Địa chỉ hiện nay:………….
Quốc tịch:…………..
Số điện thoại liên hệ:………….
BÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Sau đây gọi tắt là Bên B):
Ông (bà): …………. Chức vụ:…………
Ngày sinh: …………..
Số Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu:………… Ngày cấp:……….. Nơi cấp:…………
Địa chỉ hiện nay:…………
Quốc tịch:………….
Địa chỉ thường trú: ………….
Số sổ lao động (nếu có): ……….. Tại: ……………
Căn cứ Hợp đồng lao động số … ngày…..tháng……năm… và nhu cầu sử dụng lao động, hai bên cùng nhau thỏa thuận thay đổi một số nội dung của hợp đồng mà hai bên đã ký kết như sau:
1. Nội dung thay đổi:
Tại Điều … Hợp đồng lao động số…. ngày… tháng… năm…. được ký kết giữa bên A và bên B đã quy định mức lương cứng mà công ty sẽ chi trả cho ông/ bà….. là …. triệu đồng/ tháng (không bao gồm các khoản trợ cấp khác).
Tuy nhiên, do thay đổi về…… và thực hiện về thoả thuận tăng lương của các bên trong hợp đồng lao động số…. nên bên A quyết định tăng lương cho bên B từ …… triệu đồng/ tháng lên …. triệu đồng/ tháng (không bao gồm các khoản trợ cấp khác).
Các khoản trợ cấp, phụ cấp, thưởng cho ông/ bà…. vẫn giữ nguyên và vẫn thực hiện theo điều, khoản quy đinh tại Hợp đồng số…. đã ký kết giữa các bên trước đây.
2. Thời gian thực hiện:
Việc thay đổi, tăng lương cho ông/ bà……….. được thực hiện kể từ tháng tính lương kế tiếp, cụ thể là từ ngày…. tháng… năm….
Phụ lục này là bộ phận không tách rời của Hợp đồng lao động số….. ngày…… tháng…… năm…. và được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp lao động./.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) |
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật Lao động năm 2019