Với nhu cầu theo dõi thông tin lý lịch tư pháp cá nhân của công dân, hiện nay pháp luật đặt ra phần mềm để thực hiện tra cứu rất tiện lợi và nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn tra cứu tiền án tiền sự Online nhanh, chính xác nhất:
Mục lục bài viết
1. Các cách tra cứu tiền án tiền sự online nhanh, chính xác:
Tra cứu tiền án, tiền sự hay còn được gọi là tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến. Hiện nay, việc tra cứu này cũng là nhu cầu của rất nhiều người. Bởi việc tra cứu này sẽ giúp người dân có thể nắm được tình trạng hồ sơ của mình để giải quyết đi nước ngoài hay xin việc hoặc mục đích khác. Dưới đây là hướng dẫn tra cứu tiền án tiền sự Online nhanh, chính xác nhất:
Bước 1: Thực hiện truy cập cổng thông tin tra cứu lý lịch tư pháp:
Trước tiên, để tra cứu lý lịch tư pháp online, người dân cần truy cập vào địa chỉ trang thông tin điện tử của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Bước 2: Chọn đối tượng và điền thông tin nơi thường trú hoặc tạm trú:
Người dân chọn đúng đối tượng và thông tin đã điền vào tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.
Bước 3: Ấn chọn biểu tượng “Tra cứu”:
Sau khi giao diện hiện ra, người dân bấm vào biểu tượng “Tra cứu” bên góc phải. Khi đó, hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ màn hình để có thể nhập thông tin tra cứu.
Bước 4: Điền đầy đủ thông tin tra cứu:
Thông tin tra cứu lý lịch tư pháp người dân cần nhập bao gồm:
– Mã cấp: là mã đăng ký trực tuyến mà hệ thống trả cho người dùng khi thực hiện kê khai, nộp hồ sơ cấp Phiếu.
– Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người dùng.
– Mã bảo vệ hiển thị ngay bên dưới.
Sau khi đã nhập đầy đủ thông tin, ấn nút “Tra cứu” để hoàn tất thao tác nhập thông tin tra cứu.
Bước 5: Theo dõi tình trạng giải quyết yêu cầu làm lý lịch tư pháp:
Khi đó, hệ thống sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm tương ứng với thông tin tra cứu vừa nhập, bao gồm: ngày hẹn xử lý, tình trạng xử lý, thông tin hồ sơ (họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, nơi thường trú,…)
Ngoài cách tra cứu trực tuyến trên, người dân còn có thể tra cứu qua tin nhắn SMS: người dân chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp: Mã số biên nhận hồ sơ và gửi 8183.
(Lệ phí một lần nhắn tin là 1.000 đồng).
2. Thời hạn để xóa tiền án, tiền sự:
2.1. Thời hạn xóa tiền án:
Người được xóa án tích sẽ được coi như chưa bị kết án. Xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự bao gồm các trường hợp sau:
Đương nhiên được xóa án tích:
Cá nhân được đương nhiên xóa án tích khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Người bị kết án không thuộc các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật hình sự năm 2015.
– Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án, thời gian như sau:
+ Trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo: 01 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm: 02 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm: 03 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án: 05 năm.
(Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự 2015).
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án:
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng khi:
– Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật hình sự 2015.
– Trên cơ sở căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án thì Tòa án quyết định việc xóa án tích, kèm theo điều kiện thời hạn như sau:
+ Trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo: 01 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm: 03 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm: 05 năm.
+ Trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án: 07 năm.
(Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Xóa án tích trong các trường hợp đặc biệt.
Các trường hợp được xóa án tích trong trường hợp đặc biệt như sau:
– Người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công.
– Nếu người bị kết án đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định theo khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật hình sự, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị thì trên cơ sở đó Tòa án sẽ quyết định việc xóa án tích.
(Căn cứ theo quy định tại Điều 72 Bộ luật hình sự 2015).
2.2. Thời hạn xóa tiền sự:
Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:
– Bị xử phạt vi phạm hành chính là áp dụng biện pháp cảnh cáo: trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt mà không tái phạm.
– Thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác mà không tái phạm.
– Từ ngày hết thời hiệu thi hành
Bên cạnh đó, đối với cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính như sau:
– 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm.
– 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm.
(Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
3. Hậu quả pháp lý của tiền án, tiền sự:
3.1. Hậu quả pháp lý của tiền án:
– Trường hợp người phạm tội chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ được coi tái phạm, tái phạm nguy hiểm, là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 53, điểm h Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
– Bị xem xét là yếu tố định tội đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Bởi trong một số điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
– Bên cạnh đó, người có tiền án có thể bị một số hạn chế về quyền lợi như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, …
3.2. Hậu quả pháp lý của tiền sự:
– Trường hợp cá nhân mà tiếp tục vi phạm hành chính khi chưa được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính có thể được coi là tái phạm, và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính (Khoản 5, Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 10
– Cụ thể trong một số điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Do đó, tiền sự được coi là yếu tố định tội đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: