Di sản thừa kế là di sản người đã chết để lại cho người sống theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi các đồng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về việc chia thừa kế thì cần làm đơn khởi kiện chia di sản thừa kế nộp lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Đơn khởi kiện chia di sản thừa kế là gì?
Tranh chấp về di sản thừa kế ngày càng trở nên phổ biến trong thực tiễn đời sống, nó xuất phát từ việc các đồng thừ kế không thỏa thuận được về vấn đề phân chia di sản, do đó để tránh được các tranh chấp và những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra thì những người được hưởng thừa kế cần nắm rõ được các quy định pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp, khi người có tài sản mất và không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất, tuy nhiên việc phân chia di sản hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề do các bên không thỏa thuận, hợp tác trong việc phân chia di sản dẫn đến trường hợp phải giải quyết tại Tòa án.
Việc khởi kiện chia di sản thừa kế thường làm tiêu tốn rất nhiều thời gian với thủ tục vô cùng phức tạp do các anh chị em trong gia đình không thống nhất được việc chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại. Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế được lập ra để ghi chép lại việc các đồng thừa kế yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế của người đã mất. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người khởi kiện, nội dung vụ kiện, yêu cầu của người khởi kiện và các nội dun g khác liên quan. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người khởi kiện phải ký và ghi rõ họ tên của mình để biên bản có giá trị và nộp đơn khởi kiện đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
Huyện (tỉnh), ngày … tháng … năm ……
ĐƠN KHỞI KIỆN
(V/v PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ)
Kính gửi:
Người khởi kiện:
Tôi là:…….. Sinh năm……..
Chứng minh nhân dân số: ……. Cấp ngày: ……. Nơi cấp ………
Thường trú:……..
Địa chỉ liên lạc: ………
Điện thoại nhà riêng………….Cơ quan……….Di động……
Người bị kiện
Họ tên:…….. Sinh năm………..
Chứng minh nhân dân số: ………. Cấp ngày: …. Nơi cấp ……..
Thường trú:…….
Địa chỉ liên lạc: …….
Điện thoại: Nhà riêng………Cơ quan …… Di động…….
NỘI DUNG VỤ VIỆC:
(Trình bày họ tên bố mẹ, chết ngày, tháng, năm nào. Bố mẹ sinh được bao nhiêu người con, địa chỉ thường trú, địa chỉ liên hệ, số điện thoại (nếu có)? Nếu có người nào đã chết thì khai thêm vợ hoặc chồng và các con của người đó). Bố mẹ chết có để lại di chúc không? Nếu có di chúc thì ghi nội dung chủ yếu của di chúc)
Tài sản của bố mẹ để lại gồm những gỉ? Miêu tả rõ hiện trạng tài sản giá trị tài sản theo giá trị thị trường hiện tại? Tài sản hiện do ai quản lý sử dụng?
Quá trình từ giải quyết hoặc chính quyền hòa giải
YÊU CẦU CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN
Ghi rõ yêu cầu cụ thể, chi tiết.
Mối quan hệ giữa người kiện và người bị kiện, nguồn gốc tài sản, quá trình giao dịch thỏa thuận, sự vi phạm của người bị kiện, quá trình tự giải quyết hoặc chính quyền hòa giải).
Người khởi kiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tài liệu đính kèm:
1. Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (bản sao y);
2. Sổ hộ khẩu (bản sao y);
3. Di chúc (nếu có)(bản sao y);
4. Giấy khai sinh (bản sao y);
5. Giấy chứng tử (bản sao y);
6. Giấy tờ chứng minh tài sản, di sản (bản sao y)
7. Văn bản làm việc với các cơ quan có thẩm quyền (nếu có) (bản sao y);
8. Các văn bản, tài liệu khác;
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện chia di sản thừa kế:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm viết đơn.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin Tòa án nhân dân nơi tiếp nhận đơn khởi kiện.
+ Thông tin của người khởi kiện.
+ Thông tin của người bị kiện.
+ Nội dung vụ việc.
+ Yêu cầu của người khởi kiện. (Ghi rõ yêu cầu cụ thể, chi tiết)
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của người khởi kiện.
4. Các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật:
Chế định thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chế định này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Theo Điều 613
Cá nhân là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 651 quy định về: Người thừa kế theo pháp luật có nội dung sau đây:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, theo các quy định của pháp luật nêu trên, ta hiểu các quy định người thừa kế có nội dung cụ thể sau đây:
Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là những cá nhân, những người có quyền thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật.
Việc xác định người thừa kế theo hàng thừa kế trong quy định của Bộ luật dân sự phải dựa trên ba mối quan hệ cụ thể là: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm các chủ thể sau đây: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Về quan hệ thừa kế giữa vợ – chồng, khi một trong hai mất thì người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế.
Về quan hệ thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ, con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại.
Đối với con riêng và bố dượng, mẹ kế phải đáp ứng điều kiện có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế thế vị và thừa kế trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.
– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm các chủ thể sau đây: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Một điểm cần chú ý rằng trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột – em ruột, anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột mình.
– Hàng thừa kế thứ ba bao gồm các chủ thể sau đây: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý:
Những người thừa kế thuộc cùng một hàng thì sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Đặc biệt, đối với những người thừa kế thuộc hàng sau thì chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do người thừa kế ở hàng trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản hay các chủ thể trên từ chối nhận di sản.
Các trường hợp áp dụng các quy định của pháp luật về người thừa kế theo pháp luật:
Căn cứ theo quy định của khoản 1, Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật bao gồm các nội dung sau:
– Trường hợp thứ nhất: Không có di chúc.
– Trường hợp thứ hai: Người đã chết đã lập di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
– Trường hợp thứ ba: Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
– Trường hợp thứ tư: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản.
– Trường hợp thứ năm: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà từ chối nhận di sản.
– Trường hợp thứ sáu: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
Nguyên tắc phân chia di sản theo pháp luật:
Việc phân chia di sản theo pháp luật phải đáp ứng các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc thứ nhất: đối với việc phân chia di sản theo pháp luật phải được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc phân chia tài sản phải được chia đều nhau theo thứ tự hàng thừa kế và đặc biệt chỉ chia si sản thừa kế cho những những người nằm trong diện thừa kế.
Nguyên tắc thứ hai: phương thức phân chia di sản thừa kế theo pháp luật gồm có phân chia theo hiện vật và theo giá trị hiện vật, nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp khác nhau mà pháp luật Việt Nam đã ban hành các quy định về người thừa kế, điều kiện áp dụng, trường hợp áp dụng và thực hiện phân chia di sản theo đúng các quy định đã ban hành.