Vào các dịp nghỉ lễ, tết, có những cán bộ công chức vẫn phải tham gia trực tại cơ quan Nhà nước nơi họ làm việc. Vậy chế độ trực ngày lễ, tết đối với cán bộ, công chức mới nhất như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Chế độ làm việc của cán bộ công chức theo quy định của pháp luật:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.
Cán bộ công chức là những chủ thể trực tiếp hoạt động trong cơ quan Nhà nước. Họ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước.
Về bản chất, cán bộ công chức là lao động có nhiều điểm khác biệt hơn so với người lao động khác. Bởi, nếu các chủ thể lao động khác hoạt động tại các doanh nghiệp, cơ quan ngoài Nhà nước (chịu trách nhiệm phát triển kinh tế đất nước) thì cán bộ công chức là nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy Nhà nước, chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước ở từng lĩnh vực, hoạt động cụ thể (dưới sự phân biệt công của cơ quan chức năng có thẩm quyền).
Hiện nay, có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề cán bộ, công chức khi làm việc sẽ hưởng những chế độ việc làm như thế nào? Nguyên tắc lao động mà họ phải tuân thủ ra sao? Về nguyên tắc, dù làm việc trong môi trường Nhà nước, song về cơ bản, cán bộ công chức vẫn hưởng và tuân thủ về chế độ làm việc, quy định làm việc theo các điều luật cụ thể của
2. Chế độ trực ngày lễ, tết đối với cán bộ, công chức mới nhất:
– Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
+ Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
– Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của người sử dụng lao động như sau:
+ Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
Đối với ngày thường, nếu làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, người lao động sẽ được hưởng lương ít nhất bằng 150% lương cơ bản.
Đối với ngày nghỉ hằng tuần, người lao động làm thêm sẽ được hưởng ít nhất bằng 200% lương cơ bản.
Đối với ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
+ Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
+ Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Theo quy định tại điều 98 Bộ luật lao động 2019 này, người lao động khi làm việc vào ngày lễ, tết sẽ được hưởng ít nhất bằng 300% chưa chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Điều này đồng nghĩa với việc, đối với cán bộ công chức có đi làm vào ngày nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định thì người lao động ngoài được hưởng 100% tiền lương cơ bả, thì người lao động còn được hưởng ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương theo công việc của họ đã được ký trong
Như vậy, có thể khẳng định, chế độ trực ngày lễ, tết của cán bộ, công chức như sau: Cán bộ công chức sẽ được hưởng nguyên lương vào ngày lễ, tết. Khi tham gia trực ngày lễ, tết, cán bộ, công chức sẽ được hưởng 300% lương cơ bản.
3. Cán bộ, công chức có được nghỉ bù sau Tết hay không?
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng tuần:
+ Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
+ Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào
+ Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, theo quy định tại điều khoản này, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với các ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động sẽ được nghỉ bù hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp. Tức chỉ khi ngày lễ, tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần (thứ 7, chủ nhật) thì người lao động mới được nghỉ bù. Nếu không trùng, thì người lao động sẽ không được hưởng ngày nghỉ bù.
Theo quy định của pháp luật, xét về nguyên tắc, cán bộ công trực Tết sẽ không được nghỉ bù sau tết, mà họ chỉ được hưởng các chế độ về tiền lương khi làm việc vào dịp lễ, tết.
Có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về chế độ nghỉ việc cho người lao động. Những quy định mà Nhà nước đưa ra mang tính điều chỉnh cao, buộc người dân phải tuân thủ thực hiện. Đồng thời, đây cũng được xem là quy chuẩn để người lao động và người sử dụng lao động dựa vào nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của đối phương. Xét vào thực tế, quan hệ lao động giúp tạo ra của cải vật chất, thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế xã hội. Do đó, khi tham gia quan hệ này, người lao động sẽ phải được đảm bảo những đãi ngộ, chế độ làm việc sao cho cân đối, phù hợp với khả năng của họ, giúp người lao động được hoạt động, làm việc trong môi trường tốt nhất. Chính vì vậy, Nhà nước đưa ra những quy chuẩn mang tính căn chỉnh cao, để người lao động và người sử dụng lao động áp dụng thực hiện trong thực tế. Nếu xảy ra hành vi vi phạm, chủ thể vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Nhà nước và pháp luật.
Cán bộ công chức là những cá nhân hoạt động trong cơ quan Nhà nước. Song như đã phân tích, họ cũng là một trong những đối tượng người lao động. Do đó, cán bộ, công chức cũng sẽ được hưởng những chế độ lao động giống người lao động bình thường khác. Khi các quy định của Nhà nước về quan hệ lao động được tuân thủ thực hiện, chất lượng lao động sẽ được đảm bảo. Xét riêng với cán bộ công chức, họ sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để làm việc dưới sự điều chỉnh của Bộ luật lao động và Luật cán bộ công chức. Từ đó, giúp công tác hoạt động, quản lý Nhà nước của những chủ thể này đạt hiệu quả cao nhất.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật lao động 2019.