Về kiến thức chính trị quốc gia thì người dân Việt Nam đặc biệt là các cán bộ, đảng viên cần nắm được đầy đủ, vậy nên để giúp mọi người bổ sung thêm nền tảng về lịch sử, hiện nay có các lớp trung cấp lý luận chính trị để giúp mọi người bổ sung nền tảng về lịch sử. Theo đó, để tham gia lớp này thì người học cần đăng ký đơn xin học lớp trung cấp chính trị theo đúng mẫu theo yêu cầu. Dưới đây là mẫu đơn xin đi học Trung cấp chính trị mới nhất và chuẩn nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin đi học Trung cấp chính trị mới nhất và chuẩn nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN DỰ HỌC
Lớp: Trung cấp lý luận chính trị – hành chính
Kính gửi: – Ban Giám hiệu trường Chính trị ……
– Phòng Đào tạo
Tên tôi là: ……
Sinh ngày: ……
Ngày vào Đảng :…… ; Ngày chính thức : …
Chức vụ, đơn vị công tác :……
Căn cứ
Căn cứ theo tiêu chuẩn qui định, bản thân tôi được đơn vị công tác là …xét cử tham dự khóa học này.
Nay, tôi làm đơn xin dự học lớp Trung cấp lý luận chính trị – hành chính (Chuyên viên, Chuyên viên chính…) khóa……năm …
Nếu được xét duyệt đủ điều kiện nhập học, tôi xin hứa đảm bảo giờ giấc học tập và chấp hành nghiêm túc các nội quy và quy chế của Trường.
Trân trọng cảm ơn!
…, ngày …. tháng … năm …
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn viết đơn xin đi học Trung cấp chính trị:
Đơn xin đi học Trung cấp chính trị là một dạng văn bản hành chính, có thể đánh bằng máy hoặc viết tay trong đó, người viết đơn phải lưu ý cần có những thông tin trong đơn như sau:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ;
– Địa danh và thời gian gửi đơn xin đi học;
– Kính gửi: điền tên hoặc cơ quan tiếp nhập đơn xin dự tuyển vào lớp trung cấp chính trị ở khu vực định học;
– Họ tên: tên của người viết đơn;
– Ngày tháng năm sinh: điền đầy đủ theo thứ tự, đối với ngày từ 01 đến ngày 09 thì thêm số “0” trước, đối với tháng 1,2 thì thêm số “0” trước số tháng;
– Ngày vào Đảng: phải ghi rõ ngày tháng năm được kết nạp Đảng;
– Ngày chính thức: là ngày nhận giấy chứng nhận làm đảng viên;
– Chức vụ, đơn vị công tác: ghi rõ nơi đang làm việc và vị trí đang làm;
– Căn cứ vào
– Căn cứ theo tiêu chuẩn quy định, bản thân tôi được đơn vị công tác là (nơi đề cử tham dự lớp học trung cấp chính trị);
– Lời cam đoan của người viết đơn;
– Cuối cùng là ghi rõ ràng tháng năm viết đơn kèm theo chữ kỹ và họ tên đầy đủ để xác nhận.
3. Mục đích học Trung cấp chính trị:
Để đảm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng thì phải xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên. Qua đó làm cơ sở để xây dựng và thực hiện được các kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên đó.
Việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên nhằm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên. Từ đó khiến cho những người phục vụ đất nước có niềm tin vững vàng hơn khi công tác tạo tiền đề cho các thế hệ sau ngày càng cố gắng hết mình cho đất nước hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thông qua các lớp học trung cấp chính trị giúp cho cán bộ, đảng viên trang bị được các tri thức lý luận chính trị để giữ vững bản lĩnh chính trị đồng thời củng cố và nâng cao niềm tin vào tương lai dân tộc vào cách mạng và vào Đảng thậm chí lý tưởng Cộng sản. Đa số các kiến thức về chính trị chỉ được dạy chủ yếu ở bậc Đại học những không chuyên sâu, đa số là những kiến thức xã hội. Các lớp học chính trị có vai trò rất quan trọng trong việc nắm thông tin một cách toàn diện, hiểu biết sâu sắc hơn các giai đoạn cách mạng sau khi đã khẳng định.
Đào tạo trung cấp chính trị góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn nhiệm vụ được giao, góp phần chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ, đáp ứng yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, khả năng làm việc, đủ bản lĩnh trong môi trường quốc tế. Yêu cầu ngày càng cao về bản lĩnh chính trị của cán bộ đặt ra việc nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị. Đồng thời đảm bảo được sự đồng bộ, hiệu quả, hiệu lực. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, trách nhiệm trong công tác đào tạo lý luận chính trị, các cơ sở đào tạo thực hiện đúng thẩm quyền, tăng cường kiểm tra, giám sát. Bảo đảm công tác đào tạo lý luận chính trị đồng bộ với các quy định của Đảng về quy hoạch, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm, phân cấp quản lý cán bộ.
4. Đối tượng, tiêu chuẩn học lớp trung cấp chính trị:
4.1. Đối tượng
– Cán bộ, công chức, viên chức
+ Cấp ủy viên cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân; các tổ chức chính trị – xã hội cấp xã, cấp phó, cấp trưởng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó ban (đơn vị tương đương cấp ban) trực thuộc các tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế.
+ Quy hoạch phó trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) ở Trung ương.
– Cán bộ quân đội; phó tham mưu trưởng, phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn; phó chỉ huy trưởng, phó tham mưu trưởng, chính trị viên, phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện; Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy cấp tiểu đoàn; lãnh đạo phòng (ban) cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng, bộ chỉ huy quân sự, cấp tỉnh (tương đương). Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.
– Cán bộ công an: Đội trưởng, trưởng công an cấp xã, tiểu đoàn trưởng, phó đội trưởng, phó tiểu đoàn trưởng và tương đương, phó trưởng công an cấp xã; phó trưởng phòng, phó trung đoàn trưởng và tương đương, phó trưởng công an cấp huyện. Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.
– Cán bộ có chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị có đủ 6 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên và tương đương; và trong dự nguồn ngạch trung cấp (tương đương).
– Giảng viên lý luận chính trị ở các trung tâm, trường học có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.
4.2. Tiêu chuẩn
Đảng viên dự bị hoặc chính thức được đăng ký dự tuyển học trung cấp chính trị.
Cán bộ, đảng viên tốt nghiệp cao đẳng trở lên (tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, hải đảo, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn).
Yêu cầu về độ tuổi: Đối với nam từ 30 trở lên, đối với nữ từ 25 mới được học.
Yêu cầu về sức khỏe khi tham gia học tập đối với các đối tượng muốn tham gia phải được các tổ chức chính quyền, đoàn thể hay Đảng cử đi học và tự nguyện đi học.
6. Đối tượng miễn học trung cấp chính trị:
Các cán bộ, công nhân viên chức, đảng viên đã đáp ứng những điều kiện theo yêu cầu của Bộ Nội vụ về trình độ trung cấp lý luận chính trị sẽ thuộc trường hợp được miễn học trung cấp chính trị, không phải làm đơn xin dự tuyển lớp trung cấp chính trị. Các đối tượng sau đây đáp ứng đủ điều kiện cụ thể như sau:
Những người đã tốt nghiệp tại bậc cao đẳng, đại học hay các những người đang theo học cao đẳng, đại học mà trong đó các trường có các nhóm chuyên ngành như Kinh tế, Quản trị kinh doanh hay Khoa học xã hội và Nhân văn ở trong nước ta.
Đối tượng tại các cơ sở đào tạo tham gia bồi dưỡng các cán bộ được cấp phép hay tại các trường giảng dạy về chính trị tại khắp tỉnh hành đã hoàn thành các chương trình trung học chính trị và đồng thời có trách nhiệm đào tạo trung cấp lý luận chính trị.
Các đối tượng tại cơ sở đào tạo chính trị tỉnh, thành phố thuộc cấp trung ương đã hoàn thành, tốt nghiệp các chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng, các tổ chức chính quyền hay đoàn thể nhân dân.
Các đối tượng được miễn hoàn toàn lớp học trung cấp chính trị đó là học viên tại các trường như Phân viện Đà Nẵng, Phân hiệu Nguyễn Ái Quốc, Phân viện Hà Nội, Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đảng khu vực và phân viện Báo chí và tuyên truyền phải tốt nghiệp ít nhất từ hai trở lên nhưng không thuộc chuyên ngành Mác Lênin – Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những người đang theo học ở các chuyên ngành Khoa học kỹ thuật hay Khoa học tự nhiên trong nước và các trường ở nước XHCN có tham gia bảo vệ thành công luận án bậc Tiến sĩ hay Tiến sĩ khoa học.
Những người đạt bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, khoa học xã hội và nhân văn trong nước.
Những người tham gia đào tạo dài hạn trường công an hay các học viện chuyên đào tạo cán bộ cấp chiến dịch – chiến thuật thuộc lĩnh vực hậu cần, kỹ thuật, trường sĩ quan hoặc các lực lượng khác như quản lý – chỉ huy quân sự.