Hiện nay, vấn đề mã định danh là vấn đề mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến, đặc biệt là mã định danh giáo viên. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mã định danh giáo viên? Mã định danh giáo viên lấy ở đâu và dùng để làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mã định danh giáo viên là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 41/2021/TT-BTC thì Mã định danh cho một đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo được hiểu là một chuỗi ký tự dùng để định danh duy nhất cho đối tượng đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
2. Mã định danh giáo viên lấy ở đâu và dùng để làm gì?
Hiện nay, theo quy định pháp luật thì mỗi giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và nhân viên tại cơ sở giáo dục có một mã định danh duy nhất. Theo đó, hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục có trách nhiệm cung cấp mã định danh trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.
Khi tiến hành việc tạo lập hồ sơ thì mã định danh sẽ được cấp. Ngoài ra, cũng các quy định riêng đối với trường hợp giáo viên ngừng làm việc, thôi việc hoặc giáo viên nghỉ công tác. Mã định danh giáo viên gắn liền với quá trình làm việc, công tác của mỗi người giáo viên đó và mã định danh này khác so với mã định danh cá nhân trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 41/2021/TT-BTC thì mã định danh giáo viên sẽ được lấy trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo như sau:
Thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã định danh các đối tượng quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo sử dụng thống nhất trong ngành giáo dục bao gồm:
– Sở giáo dục và đào tạo;
– Phòng giáo dục và đào tạo;
– Cơ sở giáo dục đại học;
– Trường cao đẳng sư phạm;
– Giáo viên, giảng viên;
– Cán bộ quản lý giáo dục;
– Nhân viên và người học.
Theo quy định thì mã định danh của cơ sở giáo dục do sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý cấp từ lần tạo lập thông tin đầu tiên về cơ sở giáo dục đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
Thứ hai, Mã định danh của mỗi đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là duy nhất và mã định danh sẽ được hình thành từ lần nhập dữ liệu đầu tiên và bất biến, nghĩa là không bị thay đổi hoặc xóa bỏ từ khi mã được sinh ra, được dùng xuyên suốt, thống nhất tại tất cả các cấp học.
Thứ ba, Đối với các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên chuyển công tác, ngưng làm việc hoặc thôi việc, cơ sở giáo dục cập nhật trạng thái và thông tin hồ sơ điện tử và theo quy định sẽ không xóa hồ sơ và mã định danh trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
Thứ tư, Đối với trường hợp cơ sở giáo dục không còn hoạt động thì theo quy định sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý chỉ thay đổi thông tin trạng thái của cơ sở giáo dục, không xóa mã định danh và hồ sơ trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
Thứ năm, Đối với các trường hợp người học thôi học, chuyển đi, tạm dừng học thì theo quy định cơ sở giáo dục và các cơ quan liên quan chỉ cập nhật trạng thái hồ sơ điện tử của người học và không xóa hồ sơ trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
3. Mã định danh giáo viên dùng để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT thì mã định danh phục vụ công tác quản lý, báo cáo, kết nối dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo và các mục đích khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT thì việc báo cáo dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo được thực hiện như sau:
Một là, Nội dung báo cáo, thời hạn báo cáo, kỳ báo cáo dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo được thực hiện theo quy định về chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục và khi có yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hai là, Việc báo cáo dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo được thực hiện qua tài khoản đã được cung cấp hoặc qua trục tích hợp dữ liệu theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ba là, Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm và bảo đảm dữ liệu đầy đủ, chính xác và báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đồng thời, có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai báo cáo và quản lý dữ liệu thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo;
Bốn là, Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm bảo đảm dữ liệu đầy đủ, chính xác và báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền; Tiến hành việc tổ chức hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai báo cáo và quản lý dữ liệu thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo;
Năm là, Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên có trách nhiệm bảo đảm dữ liệu đầy đủ, chính xác và báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền; quản lý và tổ chức cập nhật báo cáo dữ liệu lên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo;
Sáu là, Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm chịu trách nhiệm và bảo đảm dữ liệu đầy đủ, chính xác và báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có trách nhiệm quản lý và tổ chức cập nhật dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo;
Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT về việc khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo như sau:
Một là, Thông tin trong cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo được sử dụng thống nhất trên toàn quốc, đồng thời có giá trị pháp lý trong quản lý giáo dục và đào tạo.
Hai là, Hình thức khai thác sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo được thực hiện thông qua trục kết nối trao đổi dữ liệu hoặc văn bản, qua tài khoản được cấp.
Ba là, Cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục được khai thác sử dụng thông tin trong phạm vi quản lý; tiếp nhận và xử lý những góp ý, khiếu nại đối với dữ liệu trong thẩm quyền quản lý; ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng, khai thác dữ liệu, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm quản lý và khai thác sử dụng thông tin từ các tài khoản người dùng;
Bốn là, Việc sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn thông tin cá nhân và sở hữu dữ liệu.
Năm là, Đối với thông tin liên quan các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì theo quy định việc khai thác, báo cáo, sử dụng thông tin cần đảm bảo quy định về bảo mật thông tin an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Sáu là, Các cá nhân, tổ chức, cơ quan ngoài ngành giáo dục có nhu cầu sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin
Thứ ba, về việc hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật sử dụng cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo như sau:
Một là, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Công nghệ thông tin) theo quy định có trách nhiệm cung cấp tài liệu điện tử về hướng dẫn sử dụng và các tài liệu liên quan phục vụ nhu cầu tập huấn, hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo của người dùng; đồng thời tiến hành việc tiếp nhận thông tin yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng được thực hiện qua địa chỉ thư điện tử [email protected].
Hai là, Việc tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn, kỹ thuật sử dụng cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo tại các địa phương do địa phương và cơ sở giáo dục thực hiện theo điều kiện và nhu cầu.
Ba là, Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện sự cố kỹ thuật liên quan đến cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo , các cơ sở giáo dục, các phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tiến hành việc tổng hợp, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua Cục Công nghệ thông tin nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.