Thừa kế tài sản trong trường hợp một người có nhiều vợ, chồng hợp pháp và có nhiều con chung, con riêng đều có thể phát sinh nhiều tranh chấp, mâu thuẫn bởi có thể có nhiều người cùng được hưởng tài sản từ người mất. Vậy trường hợp bố lấy vợ hai, có con riêng thì chia thừa kế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Di sản thừa kế bao gồm những gì?
– Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Tại Điều 612
– Do đó, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước bảo hộ. Điều 32
– Di sản thừa kế bao gồm:
- Tài sản riêng của người chết:
Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp như tiền lương, tiền thưởng, tiền nhuận bút,… hoặc là những tài sản họ được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng như quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô,…. hay nhà ở, tư liệu sản xuất và các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh
+ Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc được dùng làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của cải để dành
+ Nhà ở, diện tích mà người nhà bị cải tạo xã hội chủ nghĩa, được Nhà nước để lại cho ở và được xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ sang tên, trước bạ
+ Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thế hoặc của các cá nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp
+ Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu
+ Cây cối mà người được giao sử dụng đát trồng và hưởng lợi trên đó
- Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
Trong sản xuất kinh doanh, có rất nhiều trường hợp góp vốn chung để kinh doanh, cho nên khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người. Nếu một trong những người cùng sở hữu tài sản chết thi di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung. Đây gọi là hình thức sở hữu chung theo phần
Ngoài ra, còn có khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đây được gọi là tài sản chung hợ nhất của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do họ cùng tạo lập, phát triền khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Khi một bên vợ hoặc chồng chết mà có yêu cầu chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản
- Quyền về tài sản do người chết để lại:
Đó là các quyền dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào những quan hệ này như quyền đòi nợ, quyền đòi lại các tài sản đã được ho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại những tài sản đã thế chấp, cầm cố,…
Ngoài ra còn có quyền tài sản, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp cũng được coi là di sản thừa kế. Chủ sở hữu quyền tác giả để lại thừa kế quyền tài sản như quyền hưởng nhuận bút và các lợi ích vật chất khác
Như vậy, việc nhà nước quy định quyền về tài sản do người chết đẻ lại là di sản thừa kế đã góp phần bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.
Lưu ý: Tùy từng loại đất khác nhau mà quyền thừa kế cũng được quy định khác nhau
2. Con của vợ hai có được hưởng di sản thừa kế của bố không?
Theo quy định tại Điều 613
Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
Ngoài ra, tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế như sau:
+ Người nào bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng và sức khỏe hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người đó.
+ Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Những trường hợp vừa nêu trên sẽ không được quyền hưởng di sản. Trừ trường hợp người để lại di sản đã biết rõ về những hành vi nêu trên nhưng vẫn cho người đó được hưởng di sản theo di chúc
Như vậy, đối chiếu với những điều luật vừa nêu trên, ta có thể thấy pháp luật không quy định phân biệt con vợ cả hay vợ hai thì được hưởng di sản thừa kế. Cho nên, chỉ cần chứng minh được là con của bố thì sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, đồng thời cũng không được thuộc những người không dudwoj quyền hưởng di sản thừa kế.
3. Cách phân chia di sản thừa kế khi bố lấy vợ hai, có con riêng:
– Để phân chia được di sản thừa kế của bố thì trước tiên, ta cần xác định di sản bố để lại là tài sản riêng của bố hay là tài sản chung của bố có trong thời kỳ hôn nhân của bố với mẹ cả hoặc trong thời kì hôn nhân của bố với mẹ hai để tiến hành làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, cụ thể như sau:
- Tài sản thừa kế là tài sản riêng của bố:
– Các loại tài sản riêng của vợ chồng được quy định như sau:
+ Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
+ Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
+ Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng
+ Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;
+ Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng:
+ Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.
+ Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác;
+ Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng.
– Nếu bố để lại di chúc thì sẽ được chia theo nội dung di chúc. Trừ những trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định
– Nếu bố không để lại di chúc thì tài sản mà bố để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Sẽ được chia thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Như vậy người vợ hiện tại là người vợ hai và con của hai người là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng di sản thừa kế của người bố.
- Tài sản thừa kế là tài sản chung của bố và vợ cả hoặc của bố và vợ hai sẽ được chia như sau:
Xác định phần tài sản riêng của bố trong khối tài sản chung sau đó phần của bố sẽ được chia như trường hợp vừa nêu trên
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: