Nhu cầu vay tiền không còn là vấn đề xa lạ với cá nhân, tổ chức. Để đảm bảo cho việc vay tiền giữa các công ty với công ty đảm bảo an toàn thì hình thức vay thường được thực hiện qua hợp đồng. Dưới đây là Mẫu hợp đồng vay tiền giữa hai công ty với nhau mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng vay tiền giữa hai công ty với nhau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG VAY TIỀN
Số: …/HĐ
Căn cứ
Căn cứ vào nhu cầu và sự thỏa thuận của hai bên.
Hôm nay ngày…..tháng….năm 20…. tại ….., chúng tôi gồm:
1. Bên A: (Bên cho vay)
Tên công ty: ….
Địa chỉ:….
Mã số thuế: ….
Điện thoại: ….
Fax:…
Tài khoản số:….
Tại:…
Đại diện:….
Chức vụ:…..
2. Bên B: (Bên vay)
Tên công ty: ….
Địa chỉ:…
Mã số thuế: ….
Điện thoại:….
Fax:….
Tài khoản số:….
Tại:…..
Đại diện:….
Chức vụ:…
Hai bên thỏa thuận thống nhất việc Bên A cho Bên B vay tiền theo các điều khoản, điều kiện dưới đây:
Điều 1: Nội dung cho vay
Tổng số tiền vay bằng số là ….. VNĐ.
Bằng chữ là …đồng
Điều 2: Mục đích sử dụng tiền vay
Số tiền vay sẽ được sử dụng vào mục đích đề cập trong Dự án/Phương án sản xuất kinh doanh đính kèm. Dự án/Phương án được coi là bộ phận không tách rời của Hợp đồng này.
Điều 3: Thời hạn cho vay
3.1. Thời hạn cho vay là … tháng, từ ngày …… đến ngày …. tháng …. năm ….
3.2. Ngày trả nợ cuối cùng là…./…./…
Điều 4: Lãi suất cho vay
4.1. Lãi suất cho vay là ….%/tháng (số tiền viết bằng chữ), được tính trên tổng số tiền vay.
4.2. Tiền lãi được tính trên tổng số tiền vay, theo lãi suất cho vay nhân với thời gian vay. Thời gian vay được kể từ ngày Bên B nhận tiền vay đến ngày trả hết nợ gốc và lãi (kể cả lãi quá hạn nếu có), căn cứ vào các
4.3. Trường hợp Bên B nhận tiền vay thành nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay, hai bên ký
4.4. Lãi suất nợ quá hạn: Trường hợp đến kỳ trả nợ gốc và lãi, nếu Bên B không thanh toán toàn bộ nợ (gốc và lãi) mà không có thoả thuận nào khác với Bên A thì Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% (một trăm năm mươi phần trăm) lãi suất cho vay.
Điều 5: Quyền và nghiã vụ của Bên A
5.1. Yêu cầu Bên B thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.
5.2. Ngừng cho vay, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng.
5.3. Giao cho Bên B tiền vay theo lịch trình đã thoả thuận tại Hợp đồng này
5.4. Nhận tiền lãi vay hàng tháng, lãi suất nợ quá hạn trong trường hợp đến kỳ thanh toán mà Bên B không trả được nợ;
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
6.1. Yêu cầu Bên A thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.
6.2. Từ chối các yêu cầu của Bên A không đúng với các thỏa thuận trong Hợp đồng này.
6.3. Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong
6.4. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn toàn bộ nợ (gốc và lãi) cho Bên A ;
6.5. Chịu trách nhiệm trước Hội, trước pháp luật khi không thực hiện đúng cam kết theo Hợp đồng này hoặc vi phạm Quy chế Quỹ Tín chấp.
Điều 7: Chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn
7.1. Hợp đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn khi xảy ra một trong các sự kiện sau:
a) Hai Bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn
b) Một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ của mình;
b) Khi một bên là cá nhân bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Khi một bên là pháp nhân hợp nhất, chia tách hoặc chuyển giao quyền sở hữu mà pháp nhân mới không có mong muốn hoặc khả năng để tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã thoả thuận.
7.2. Khi một trong các sự kiện tại Điều 7.1 quy định ở trên xảy ra, bên chấm dứt trước thời hạn
Điều 8: Sửa đổi, bổ sung, thanh lý Hợp đồng
8.1. Các điều khoản trong Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung theo thoả thuận của các bên. Bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào phải được lập thành văn bản, có chữ ký của hai bên và là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng này, và hoàn toàn không ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản khác.
8.2. Hợp đồng này được thanh lý sau khi Bên B đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định tại Hợp đồng này.
Điều 9: Giải quyết tranh chấp
Các tranh chấp hợp đồng này sẽ được hai bên giải quyết bằng thương lượng theo tinh thần bình đẳng và cùng có lợi. Trường hợp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hai bên sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết tại Toà án có thẩm quyền tại ….
Điều 10: Hiệu lực và số bản của Hợp đồng
10.1. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký và kết thúc khi các nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
10.2. Hợp đồng này được lập thành hai (02) bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ một bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) | ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
2. Hợp đồng vay tiền giữa hai công ty với nhau có cần phải công chứng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 463
Ngoài ra, căn cứ tại Khoản 2 Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định với những trường hợp luật quy định những giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản mà có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải thực hiện theo đúng quy định đó. Tuy nhiên với quy định về hợp đồng vau không bắt buộc hợp đồng vay tiền phải lập thành văn bản và phải có công chứng, chứng thực. Nhưng để đảm bảo giá trị pháp lý, an toàn cho khoản vay thì các bên trong hợp đồng vay nên yêu cầu công chứng, hoặc chứng thực hợp đồng đó.
Như vậy, có thể thấy giao dịch vay tiền là giao dịch thông thường và hợp đồng vay tài sản không có quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Do vậy khi vay tiền, chỉ cần hợp đồng có thể viết tay hoặc đánh máy, có chữ ký và đóng dấu của người có thẩm quyền của công ty vẫn có hiệu lực pháp luật mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực và được xem là chứng cứ vay tiền hợp pháp. Tuy nhiên các bên trong hợp đồng vay tiền vẫn có quyền lựa chọn việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng vay tiền.
Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ là người làm chứng cho hợp đồng vay tài sản trong trường hợp các bên lựa chọn công chứng hợp đồng vay tài sản. Hợp đồng có hiệu lực khi các bên tự nguyện thỏa thuận , ký vào hợp đồng và tổ chức hành nghề công chứng tiến hành công chứng hợp đồng đó.
Trường hợp các bên lựa chọn không công chứng, chứng thực hợp đồng vay tài sản, nhưng các bên đạt được thỏa thuận và tự nguyện, thiện chí ký kết vào hợp đồng vay thì khi đó hợp đồng vay tài sản vẫn có giá trị pháp lý và là hợp đồng hợp pháp.
3. Nội dung của hợp đồng vay tiền:
Bộ luật Dân sự không quy định Hợp đồng vay tiền nói riêng và hợp đồng vay tài sản nói chung phải tuân theo một hình thức bắt buộc, do vậy hình thức của hợp đồng này được thực hiện theo quy định về hình thức của hợp đồng dân sự nói chung, không yêu cầu bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký các bên, nếu các bên có thỏa thuận về vay tiền có thể thông qua các hình thức sau: Lời nói, văn bản, hành vi, … Theo đó, nếu có tranh chấp phát sinh liên quan đến khoản vay thì các bên phải cung cấp chứng cứ để chứng minh việc vay tiền hoặc trả tiền mà các bên đã thực hiện theo thỏa thuận. Thông thường, khi ký hợp đồng vay tiền thì thường có những nội dung cơ bản như sau:
– Ngày tháng năm xác lập hợp đồng;
– Thông tin cá nhân nguời cho vay tiền (tên, địa chỉ, mã số thuế với công ty hoặc căn cước công dân với cá nhân, số điện thoại, người đại diện, …);
– Thông tin cá nhân người vay tiền (tên, địa chỉ, mã số thuế với công ty hoặc căn cước công dân với cá nhân, số điện thoại, người đại diện, …);
– Các điều khoản:
+Số tiền cho vay;
+ Mục đích vay tiền;
+ Tài sản bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, …. );
+ Thời hạn vay;
+ Phương thức cho vay (chuyển khoản, tiền mặt, …);
+ Mức lãi suất mà các bên thỏa thuận dựa trên quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam tại thời điểm cho vay;
+ Xác nhận đã nhận đủ số tiền;
+ Cam kết hợp đồng được ký trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng xuất không bị lừa dối, ép buộc;
+ Thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực;
– Chữ ký của hai bên, xác nhận của người làm chứng, chứng thực hoặc công chứng;
4. Một số lưu ý trong hợp đồng vay tiền:
Để đảm bảo quyền lợi cho cả bên vay lẫn bên cho vay, hợp đồng vay tiền cần phải có những lưu ý những vấn đề sau đây:
– Thông tin liên quan đến bên vay và cho vay phải đầy đủ, chính xác.
– Nêu cụ thể, rõ ràng về phương thức cho vay, thời hạn cho vay và thời gian đáo hạn (nếu có).
– Quy định cụ thể về nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên và điều kiện chấm dứt hợp đồng, điều khoản về xử lý tài sản bảo đảm nếu một trong hai bên vi phạm điều khoản trong hợp đồng…
Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý lãi suất trong vay vốn cũng do các bên thỏa thuận và không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng lãi suất thỏa thuận xác định không rõ ràng và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn, tức là 10%/năm tại thời điểm trả nợ.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015.