Hiện nay, pháp luật ban hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng bao gồm:
– Thực hiện các trách nhiệm của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc được quy định tại Điều 17 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, cụ thể là:
+ Có trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy cũng như quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến các công việc, nhiệm vụ được giao.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật và nắm vững các kiến thức, các kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
+ Đối với những các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao thì người lao động có trách nhiệm sử dụng đúng quy định và phải bảo quản.
+ Trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thì phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
+ Với những trường hợp có nguy cơ gây trực tiếp mất an toàn, vệ sinh lao động hay các hành vi vi phạm đến quy định về an toàn vệ sinh, lao động tại nơi làm việc thì phải có trách nhiệm ngăn chặn nguy cơ đó.
+ Khi có tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì người lao động có trách nhiệm báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm.
+ Có trách nhiệm chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng thì phải chịu trách nhiệm báo cáo với người có thẩm quyền.
– Đối với các công việc được giao mà nhận thấy không đảm bảo an toàn lao động hoặc không được cung ứng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định thì phải từ chối.
– Người lao động chỉ được phép nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động.
– Khi có tai nạn lao động xảy ra, có sự cố gây mất an toàn lao động thì phải tham gia ứng cứu, khắc phục.
– Chịu trách nhiệm thực hiện những nội dung khác dựa theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Một số quy định khác về an toàn lao động trong xây dựng:
An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình được hiểu là giải pháp phòng, chống những tác động có yếu tố nguy hiểm, có hại với mục đích để nhằm không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thương tật cũng như tính mạng của con người. Đồng thời, ngăn ngừa những sự cố gây mất mát an toàn lao động khi thực hiện thi công xây dựng công trình.
Ngoài việc quy định trách nhiệm của người lao động trong công trường thì pháp luật cũng quy định cụ thể trách nhiệm của nhà thầu thi công cũng như chủ đầu tư để đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng. Cụ thể như sau:
2.1. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm như sau:
– Thực hiện tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới các công trình, quản lý công trường xây dựng theo đúng quy định.
– Tiến hành lập cũng như thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan đến hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu.
Theo đó, hệ thống quản lý thi công xây dựng đảm bảo phù hợp với tính chất, quy mô của công trình.
– Thực hiện trình lên chủ đầu tư để chấp thuận các nội dung như sau:
+ Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật.
+ Tiến độ thi công xây dựng công trình.
+ Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình.
+ Biện pháp thi công.
+ Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
+ Các kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định.
+ Các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn.
+ Các nội dung khác trên cơ sở chủ đầu tư yêu cầu.
– Trách nhiệm trong việc xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình.
– Theo quy định của hợp đồng xây dựng cũng như quy định của pháp luật thực hiện bố trí nhân lực, thiết bị thi công.
– Đối với phần việc do mình thực hiện thì tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động.
– Thực hiện các trách nhiệm của bên giao thầu trong công tác mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, cấu kiện hay các sản phẩm, thiết bị được sử dụng cho công trình.
– Trước và trong khi thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng phải tiến hành tổ chức thực hiện các công tác thí nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ.
– Khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình thì phải dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình. Đồng thời, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này.
– Tiến hành thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế.
– Trách nhiệm trong việc kiểm tra công tác thi công xây dựng đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.
– Sử dụng chi phí về an toàn lao động trong thi công xây dựng đúng mục đích.
– Đối với tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng phải thực hiện báo cáo chủ đầu tư.
– Đối với phần việc do mình thực hiện thì phải tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công xây dựng.
2.2. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
– Tiến hành lựa chọn cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện năng lực trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện thi công xây dựng công trình.
– Thực hiện bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng phù hợp với tiến độ thi công xây dựng công trình và quy định của hợp đồng xây dựng.
– Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo nội dung quy định.
– Đối với các cá nhân trong hệ thống quản lý thi công xây dựng của chủ đầu tư thì thực hiện thiết lập hệ thống quản lý thi công xây dựng và thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi đối tượng.
– Thực hiện bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi công xây dựng.
– Thực hiện công tác kiểm tra, chấp thuận các tiến độ thi công tổng thể cũng như chi tiết các hạng mục công trình.
– Trường hợp có phát sinh khối lượng theo quy định của hợp đồng xây dựng thì thực hiện kiểm tra, xác nhận.
– Thực hiện báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng.
– Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
– Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
– Trong trường hợp xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động thì phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: