Hợp đồng cho vay tiền có thế chấp là hình thức hợp đồng khá phổ biến trong thực tiến xã hội. Dưới đây là bài phân tích về mẫu hợp đồng cho vay tiền có thế chấp có giá trị pháp lý.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm của vay thế chấp:
Hợp đồng vay nợ là loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận, giao kết của các bên về vấn đề khoản vay. Theo đó, hai bên (bên cho vay và bên vay) sẽ xác lập với nhau những vấn đề liên quan đến tiền vay, tiền lãi, thời gian trả, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ vay nợ, tài sản thế chấp (nếu có).
Vay thế chấp là việc các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng vay nợ với nhau. Tại đó, bên đi vay sẽ sử dụng tài sản của mình để thế chấp, làm hình thức đảm bảo cho phía bên cho vay.
Hiện nay, hoạt động vay thế chấp diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Khi thực hiện giao kết hợp đồng vay nợ, bên cho vay luôn muốn hướng tới một hình thức đảm bảo nhằm bảo đảm lợi ích, sự an toàn cho khoản vay của mình.
Vay thế chấp là hình thức vay mang giá trị pháp lý cao. Bởi:
– Khi thực hiện giao kết hợp đồng vay thế chấp, bên cho vay và bên vay đã xác lập quan hệ dân sự với nhau về vấn đề vay nợ. Theo đó, bên cho vay sẽ đưa cho bên vay một khoản tiền nhất định. Bên vay cam kết sẽ thực hiện trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định. Để nghĩa vụ thanh toán của bên vay vay được chặt chẽ và đảm bảo hơn, bên vay sẽ dùng tài sản có giá trị bất kỳ mà mình sở hữu để thế chấp.
– Thực tế có rất nhiều trường hợp khi đến thời hạn thanh toán nhưng bên vay không hoàn trả được khoản vay của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích về tài chính của bên cho vay. Lúc này, tài sản thế chấp sẽ là hình thức đảm bảo. Hết thời hạn trả nợ, nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên cho vay sẽ có quyền sử dụng tài sản thế chấp đó làm khoản thanh toán.
Trước những ưu điểm, tính pháp lý cao của hợp đồng vay thế chấp, hiện nay, loại hợp đồng này được rất nhiều cá nhân, tổ chức ưu tiên giao kết thực hiện. Để đảm bảo tính khách quan, pháp lý và toàn diện cho khoản vay, khi thực hiện giao kết hợp đồng, các bên cần thỏa thuận một cách chặt chẽ và kín kẽ về các điều khoản trong hợp đồng vay tiền với nhau.
2. Mẫu hợp đồng cho vay tiền có thế chấp có giá trị pháp lý:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN
Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm ……..
Tại địa điểm: ……………….
(Nếu vay Ngân hàng và hợp tác xã tín dụng, thì có thêm yếu tố xét đơn xin của đương sự).
Chúng tôi gồm có:
Bên A: (bên cho vay)
+ Địa chỉ: ……….
+ Điện thoại: ……….
+ Đại diện là: ………
+ CMND số ……….. do Công an ………..cấp ngày ……….
Bên B: (bên vay)
+ Ông (bà): ………..
+ CMND số ………do Công an ………..cấp ngày ………..
+ Địa chỉ: ………..
+ Điện thoại: ………….
Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền với các điều khoản sau:
Điều 1: Về số lượng tiền vay
Bên A đồng ý cho bên B vay số tiền:
+ Bằng số: ………
+ Bằng chữ: ………
Điều 2: Thời hạn và phương thức vay
2.1. Thời hạn vay là ………tháng
+ Kể từ ngày ……… tháng ……. năm ………
+ Đến ngày …….. tháng ……… năm ……….
2.2. Phương thức vay (có thể chọn các phương thức sau):
+ Chuyển khoản qua tài khoản: …………
+ Mở tại ngân hàng: ………
+ Cho vay bằng tiền mặt
Chuyển giao thành …………đợt
– Đợt 1: ………
– Đợt 2: ………
Điều 3: Lãi suất
3.1 Bên B đồng ý vay số tiền trên với lãi suất ……….. % một tháng tính từ ngày nhận tiền vay.
3.2 Tiền lãi được trả hàng tháng đúng vào ngày thứ 30 tính từ ngày vay, lãi trả chậm bị phạt …….. % tháng.
3.3 Trước khi hợp đồng này đáo hạn ….. ngày; nếu bên B muốn tiếp tục gia hạn phải được sự thỏa thuận trước tại địa điểm ……..
3.4 Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực không thay đổi mức lãi suất cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng này.
3.5 Khi nợ đáo hạn, bên B không trả đủ vốn và lãi cho bên A, tổng số vốn và lãi còn thiếu sẽ chuyển sang nợ quá hạn, và chịu lãi suất tính theo nợ quá hạn là …….. % một tháng.
3.6 Thời hạn thanh toán nợ quá không quá …….. ngày nếu không có sự thỏa thuận nào khác của hai bên.
Điều 4: Biện pháp bảo đảm hợp đồng
4.1 Bên B bằng lòng thế chấp (hoặc cầm cố) tài sản thuộc sở hữu của mình là ……… và giao toàn bộ bản chính giấy chủ quyền tài sản cho bên A giữ (có thể nhờ người khác có tài sản đưa giấy tờ sở hữu đến bảo lãnh cho bên B vay). Việc đưa tài sản ra bảo đảm đã được hai bên lập biên bản đính kèm sau khi có xác nhận của phòng Công chứng Nhà nước tỉnh (thành) …………
4.2 Khi đáo hạn, bên B đã thanh toán tất cả vốn và lãi cho bên A, thì bên này sẽ làm các thủ tục giải tỏa thế chấp (hoặc cầm cố, bảo lãnh) và trao lại bản chính giấy chủ quyền tài sản đã đưa ra bảo đảm cho bên B.
4.3 Bên B thỏa thuận rằng, nếu không trả đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng này sau …….. ngày thì bên A có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản đưa ra bảo đảm để thu hồi khoản nợ quá hạn từ bên B.
Điều 5: Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng.
Những chi phí có liên quan đến việc vay nợ như: tiền lưu kho tài sản bảo đảm, phí bảo hiểm, lệ phí tố tụng, v.v… bên B có trách nhiệm thanh toán.
Điều 6: Những cam kết chung
6.1 Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này, nếu những nội dung khác đã quy định trong pháp luật Nhà nước không ghi trong hợp đồng này, hai bên cần tôn trọng chấp hành.
Nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng.
6.3 Nếu tự giải quyết không thỏa mãn, hai bên sẽ chuyển vụ việc tới Tòa án nhân dân… nơi hai bên vay cư trú.
Điều 7: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ……. năm ……. đến ngày ……. tháng ……. năm …….
Hợp đồng này được lập thành ……. bản. Mỗi bên giữ ……. bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) | ĐẠI DIỆN BÊN A Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tiền có thể chấp:
Cũng như hợp đồng vay nợ thông thường, hợp đồng vay tiền có thế chấp cũng được xem là hợp đồng dân sự, xác lập nên quan hệ dân sự, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên trong quan hệ đó. Dưới đây là một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng vay nợ.
– Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay:
+ Bên cho vay có quyền được hoàn trả cả nợ gốc và tiền lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp đến thời hạn trả nợ, bên vay không đáp ứng thanh toán khoản nợ của mình, bên cho vay có quyền sử dụng tài sản thế chấp trước đó để đảm bảo cho khoản vay. Đồng thời, pháp luật cũng công nhận và bảo vệ quyền lợi hợp này của bên vay nếu hai bên xảy ra tranh chấp. Đây được xem là quyền lợi tối ưu nhất mà bên cho vay được hưởng trong hợp đồng vay tiền có thế chấp.
+ Bên cho vay có nghĩa vụ bảo đảm tính trọn vẹn, toàn diện về tài sản vay cho bên vay. Chưa hết thời hạn trả nợ, bên cho vay không được quyền bán tài sản thế chấp cho đối tượng khác. Đúng thời hạn trả nợ, bên vay thanh toán đầy đủ cả nợ gốc lẫn tiền lãi, thì bên cho vay phải trả lại tài sản thế chấp cho bên vay. Chưa đến hạn trả nợ, bên cho vay không được có những lời lẽ, hành động gây áp lực nên phía bên vay.
– Quyền và nghĩa vụ của bên đi vay:
+ Bên đi vay có quyền được bảo đảm tài sản thế chấp trong thời gian vay. Nếu chưa đến thời hạn trả nợ, mà bên cho vay đã thực hiện quyết toán tài sản thế chấp, thì bên vay hoàn toàn có quyền nhờ đến sự can thiệp của phía bên cơ quan chức năng có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Bên đi vay có nghĩa vụ thực hiện thanh toán đầy đủ cả nợ nợ gốc, tiền lãi cho bên vay, không được trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Nếu đến hạn trả nợ, bên vay không thực hiện thanh toán, sẽ bị mất tài sản thế chấp trước đó.
Trên đây là những quy định cơ bản về quyền nghĩa vụ cơ bản của bên vay và bên cho vay. Các chủ thể tham gia quan hệ dân sự này bắt buộc phải thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình đối với bên còn lại. Ngoài ra, các bên có thể giao kết, thỏa thuận với nhau về quyền nghĩa vụ tương ứng trong hợp động vay có thế chấp. Nếu phát sinh tranh chấp, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ căn cứ vào những thỏa thuận này để xác định quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên tham gia.