Hiện nay, hộ gia đình được xác định là hộ nghèo, hộ cận nghèo phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Vậy cơ quan có thẩm quyền công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo?
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo:
1.1. Tiêu chuẩn xác nhận hộ nghèo:
Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, tiêu chuẩn xác định hộ nghèo trong giai đoạn 2022-2025 cụ thể bao gồm:
Tại khu vực nông thôn:
– Về mức thu nhập: thu nhập bình quân đầu người là 1,5 triệu đồng trở xuống trong 1 tháng.
– Mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: thiết hụt từ 03 chỉ số trở lên.
Tại khu vực thành thị:
– Về mức thu nhập: thu nhập bình quân đầu người là 2 triệu đồng trở xuống trên 1 tháng.
– Mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: thiết hụt từ 03 chỉ số trở lên.
1.2. Tiêu chuẩn xác nhận hộ cận nghèo:
Tại khu vực nông thôn:
– Về mức thu nhập: thu nhập bình quân đầu người là 1,5 triệu đồng trở xuống trên 1 tháng.
– Mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: thiết hụt từ 03 chỉ số trở lên.
Tại khu vực thành thị:
– Về mức thu nhập: thu nhập bình quân đầu người là 2 triệu đồng trở xuống trên 1 tháng.
– Mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: thiết hụt từ 03 chỉ số trở lên.
2. Cơ quan có thẩm quyền công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg, theo đó trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó:
– Thực hiện tổ chức và thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã.
Trong đó:
+ Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã.
+ Thành viên: gồm công chức được giao nhiệm vụ làm công tác tài chính, giáo dục, y tế, xây dựng, thông tin và truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bên cạnh đó là cả trưởng thôn cũng như cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Công việc của Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã:
+ Tổ chức lực lượng tham gia vào công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
+ Thực hiện tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; bên cạnh đó còn thực hiện việc xác định các hộ nào là nông nghiệp hay ngư nghiệp, lâm nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình tại địa bàn.
+ Trong phạm vi trên địa bàn thực hiện xây dựng và triển khai các kế hoạch rà soát hộ nghè, hộ cận nghèo.
+ Phổ biến mục đích, ý nghĩa của công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm qua nhiều hình thức như trên các phương tiện truyền thông.
+ Phát hiện, từ đó hướng dẫn hộ gia đình gặp nhiều biến cố rủi ro trong năm để hướng dẫn hộ gia đình đăng ký rà soát.
– Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo; danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo và cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo; công nhận hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình thuộc về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Sau đó tổng hợp và kết quả rà soát nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.
– Sau khi nhận được giấy đề nghị của hộ gia đình, tổ chức xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
– Trong công tác rà soát, quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình trên địa bàn phải ứng dụng công nghệ thông tin.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền quyết định công nhận danh sách hộ nghèo và cấp giấy chứng nhận hộ nghèo.
3. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm?
Bước 1: Lập danh sách hộ gia đình cần rà soát:
Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã thực hiện chủ trì, phối hợp với thôn, tổ dân phố, bản, buôn, khóm, ấp cũng rà soát viên để thực hiện việc lập danh sách những gia đình cần rà soát các đối tượng sau:
– Hộ gia đinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
– Hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2021/QĐ-TTg).
Bước 2: Tổ chức rà soát, phân loại hộ gia đình:
Công việc cần thực hiện đó là:
– Thực hiện việc thu thập thông tin hộ gia đình.
– Sau đó tính điểm và tổng hợp.
– Cuối cùng là phân loại hộ gia đình.
Trách nhiệm thực hiện thuộc về Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã phối hợp với trưởng thôn và rà soát viên.
Bước 3: Họp dân để thống nhất kết quả rà soát:
Cuộc họp bao gồm những thành phần sau:
– Chủ trì cuộc họp: trưởng thôn.
– Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã.
– Bí thư Chi bộ thôn.
– Công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã.
– Đoàn thể.
– Rà soát viên.
– Một số đại diện hộ gia đình.
– Mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát.
Nội dung cuộc họp:
– Tiến hành lấy ý kiến: tối thiểu là 50% tổng số người tham dự cuộc họp về kết quả đánh giá, tính điểm đối với các hộ gia đình qua rà soát.
– Trường hợp kết quả lấy ý kiến dưới 50% sẽ tiến hành thực hiện rà soát lại.
– Kết quả cuộc họp: lập thành 02 bản và phải bảo đảm có chữ ký của cuộc họp và đại diện của các hộ dân.
Bước 4: Thực hiện niêm yết, công khai:
– Thực hiện niêm yết công khai kết quả tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn cũng như tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Thực hiện thông báo kết quả rà soát qua đài truyền thanh cấp xã.
Thời gian thực hiện niêm yết trong 03 ngày làm việc.
– Trường hợp nếu có ngoại lệ trong thời gian niêm yết, công khai, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức phúc tra kết quả rà soát.
Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được khiếu nại.
Sau đó tiến hành công khai kết quả phúc tra tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời gian công khai kết quả là trong 03 ngày làm việc.
Bước 5: Báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
– Trách nhiệm của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn bằng văn bản.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến trả lời bằng văn bản. Thời gian giải quyết trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 6: Thực hiện việc công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp thu ý kiến quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Mẫu quyết định ban hành theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2021/QĐ-TTg và cấp Giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2021/QĐ-TTg.
4. Mẫu quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../QĐ-UB | ……,ngày….tháng….năm….. |
QUYẾT ĐỊNH
Công nhận danh sách…….. (2) ……..
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN … (1)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025;
Căn cứ Quyết định số /2021/QĐ-TTg ngày tháng năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung giai đoạn 2021 – 2025;
Theo đề nghị của……. (3) ………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận danh sách… (2)……. (4)…. trên địa bàn … (1)….
(Danh sách chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định này)
Điều 2. Cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được công nhận tại Quyết định này. (5)
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo, thống kê và các công chức cấp xã liên quan, Trưởng các thôn (tổ dân phố, bản, buôn, khóm, ấp) và các hộ gia đình có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| CHỦ TỊCH |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: