Hiện nay, Nhà nước ban hành Thông tư 01/2021/TT-BGDTĐT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non, cụ thể như sau.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (Mã số V.07.02.26):
1.1. Về nhiệm vụ:
– Thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường cũng như tổ chuyên môn.
Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ, giáo viên mầm non cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của trẻ em trong lớp được phân công theo đúng chương trình học.
Giáo viên thực hiện các công tác giáo dục hòa nhập và quyền trẻ em.
– Đạo đức nghề nghiệp phải luôn được trau dồi; có ý thức gương mẫu, tôn trọng cũng như đối xử công bằng với trẻ em. Trên cơ sở đó phải bảo vệ đúng các quyền cũng như lợi ích chính đáng của trẻ em.
– Đối với chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị thì giáo viên phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nhằm nâng cao trình độ.
– Đối với các thiết bị giáo dục được giao sử dụng trong quá trình giảng dạy thì phải bảo quản cũng như sử dụng cẩn thận.
– Học và hoàn thành các khóa học, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cũng như nghiệp vụ.
– Về sức khỏe phải thực hiện các biện pháp để rèn luyện tốt.
– Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em thì phải có sự phối kết hợp với cha mẹ hay người giám hộ trẻ em cũng như cộng đồng để đạt được hiệu quả toàn diện.
– Các nghĩa vụ của công dân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, hay tuân thủ các quy định của pháp luật về Giáo dục cũng như nội quy của nhà trường.
– Các nhiệm vụ khác thực hiện trên cơ sở phân công của nhà trường.
1.2. Về đạo đức nghề nghiệp:
– Tấm lòng thương yêu trẻ em, nhiệt huyết với nghề. Bên cạnh đó, nghề nhà giáo dạy trẻ em cần phải có sự kiên nhẫn, biết kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Bên cạnh đó, đảm bảo có tinh thần trách nhiệm cao với nghề.
– Tuân thủ và chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời chấp hành các quy định của các ban ngành, địa phương.
Bên cạnh những kĩ năng mềm thì giáo viên mầm non phải có kỹ năng, kiến thức về giáo dục thật sự cần thiết, chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc.
– Có ý thức trau dồi về đạo đức của bản thân; ý thức chung trong việc bảo vệ uy tín, danh dự, phẩm chất của một nhà giáo.
Giáo viên mầm non phải là tấm gương cho học sinh noi theo.
Trên cơ sở cái đúng để thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ quyền cũng như lợi ích chính đáng của trẻ em.
Trong mối quan hệ với đồng nghiệp phải có sự tương trợ, hỗ trợ, gắn kết với đồng nghiệp.
– Đối với các quy định về đạo đức nhà giáo phải thực hiện một cách nghiêm túc cũng như thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về trang phục, hành vi, ứng xử.
1.3. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Tiêu chuẩn có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III.
Lưu ý: đối với những giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III: phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng.
1.4. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Đối với các đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng giáo viên mầm non phải nắm được rõ và thực hiện đúng.
– Thực hiện đúng các chương trình dạy và học trong giáo dục mầm non.
– Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em thì phải biết cách phối kết hợp mối quan hệ ba bên từ đồng nghiệp, xã hội cộng đồng cũng như cha mẹ của trẻ em đó.
– Đối với tài sản cơ sở vật chất, thiết bị của nhóm/Lớp, trường thì phải biết quản lý cũng như sử dụng tài sản đó, và phải bảo đảm trong quá trình sử dụng.
– Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhiệm vụ và sử dụng được ngoại ngữ cũng như tiếng dân tộc thiểu số trong các nhiệm vụ cần thiết.
2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (Mã số V.07.02.25):
2.1. Nhiệm vụ thực hiện:
– Tương tự nhiệm vụ với đối tượng là giáo viên mầm non hạng III.
– Ngoài ra, giáo viên mầm non hạng II có những nhiệm vụ riêng như sau:
+ Giữ vị trí làm báo cáo viên cũng như thực hiện dạy minh họa các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non từ cấp trường trở lên.
+ Các chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em thực hiện hoặc hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện.
+ Trong các hội thi cấp học mầm non từ cấp trường trở lên, giáo viên mầm non tham gia vào ban giám khảo.
+ Khi tham gia dạy và học trong tổ chuyên môn sẽ phải thực hiện đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề.
+ Nếu như có sinh viên thực tập thì sẽ tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sự sư phạm.
+ Tham gia vào những hoạt động mang tính chất chuyên môn; thực hiện kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên.
2.2. Về đạo đức nghề nghiệp:
– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non hạng III.
– Bên cạnh đó, đối với giáo viên mầm non hạng II sẽ phải luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
2.3. Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên.
Hay phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.
2.4. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Đối với các chương trình giáo dục mầm non phải thực hiện một cách có hiệu quả.
– Trong quá trình giảng dạy nếu thực tế của địa phương nói chung và nhà trường nói riêng thì cần phải có sự điều chỉnh một cách linh hoạt trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em.
– Biết cách phối kết hợp giữa ba bên từ từ đồng nghiệp, xã hội cộng đồng cũng như cha mẹ của trẻ em trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng.
– Về những đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước thì phải nắm vững.
– Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhiệm vụ và sử dụng được ngoại ngữ cũng như tiếng dân tộc thiểu số trong các nhiệm vụ cần thiết.
– Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên.
3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (Mã số V.07.02.24):
3.1. Nhiệm vụ thực hiện:
– Thực hiện những nhiệm vụ tương tự của giáo viên mầm non hạng II.
– Ngoài ra, thực hiện những nhiệm vụ riêng của giáo viên mầm non hạng I:
+ Thực hiện các công tác bồi dưỡng, hoặc các công tác trong tham mưu hay thực hiện tư vấn đề xuất, chia sẻ, hỗ trợ đối với đối tượng là giáo viên mầm non từ cấp trường trở lên về nghiệp vụ, chuyên môn.
+ Thực hiện biên tập cũng như biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên.
+ Trong các hội thi của cấp học mầm non từ cấp huyện trở lên thì tham gia trong vai trò là ban giám khảo.
+ Tham gia với tư cách trong hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá các công tác trong chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm từ cấp huyện trở lên.
3.2. Về đạo đức nghề nghiệp:
– Đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non hạng II.
– Ngoài ra, giáo viên mầm non hạng I còn đảm bảo phải là tấm gương về đạo đức của nhà giáo cũng như hỗ trợ đồng nghiệp.
3.3. Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên.
– Hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I.
3.4. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
Trong các hoạt động phải có tinh thần chủ động và tích cực:
– Thực hiện linh hoạt các chính sách cũng như kế hoạch giáo dục mầm non.
– Tuyên truyền, vận động thực hiện mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng nghiệp.
– Trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sẽ chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp, cha mẹ và người giám hộ trẻ em.
– Áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ công tác giảng dạy.
– Khả năng thực hiện nhiệm vụ giáo viên cốt cán.
– Khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
– Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc là giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: