Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (Mã số V.07.05.15):
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông hạng III bao gồm:
1.1. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp:
– Luôn chấp hành đầy đủ những chủ trương, đường lối chính sách của đảng và pháp luật, bên cạnh đó là những quy định tại các ban ngành, địa phương trong giáo dục trung học phổ thông.
– Trong mối quan hệ với học sinh:
+ Có tấm lòng yêu thương học sinh; đối xử với học sinh trên cơ sở công bằng, bình đẳng và tôn trọng học sinh.
+ Bên cạnh đó, giáo viên phải đứng lên bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của học sinh.
– Trong mối quan hệ với đồng nghiệp phải đoàn kết và giúp đỡ nhau.
– Giáo viên phải luôn trau dồi đạo đức, có ý thức gìn giữ phẩm chất, danh dự, niềm tin của nhà giáo. Bên cạnh đó phải cố gắng phấn đấu làm tấm gương của học sinh.
– Đối với các quy định của pháp luật về đạo đức nhà giáo hay quy định trong các ứng xử, trạng phục và hành vi của nhà giáo thì phải chấp hành nghiêm túc.
1.2. Nhiệm vụ:
– Với môn học được phân công thì giáo viên thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục; đồng thời tham gia cùng với tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông.
– Dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học.
Trong các hoạt động giáo dục trên cơ sở tổ chức của Nhà trường thực hiện quản lý học sinh tốt nhất.
– Với những học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi giáo viên phát hiện và tham gia bồi dưỡng các em.
Đối với những học sinh yếu kém thì thực hiện phụ đạo hoặc bên cạnh đó thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn thực tập sư phạm, hoạt động công tác xã hội trường học cho học sinh trung học phổ thông.
– Tham gia hoạt động của tổ chuyên môn và nghiên cứu khóa học; hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý các hoạt động trong giáo dục; tham gia tổ chức các hội thi.
– Giáo viên được phân công lớp thì phải thực hiện tổ chức các hoạt động về tư vấn tâm lý, khởi nghiệp, hướng nghiệp, lựa chọn môi trường đại học,… cho học sinh và phụ huynh.
– Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
– Giáo viên thực hiện các hoạt động liên quan đến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Bên cạnh đó hoàn thành các khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác trên cơ sở phân công của hiệu trưởng.
1.3. Về trình độ bồi dưỡng, đào tạo:
– Đáp ứng có bằng cử nhân luật trở lên nằm trong ngành đào tạo giáo viên.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III.
1.4. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Những chủ trường, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước hay của ban ngành địa phương phải nắm rõ hiểu rõ.
– Thực hiện xây dựng kế hoạch học tập cũng như bài học dựa trên các chủ đề liên môn với những kiến thức có sự liên kết giữa các môn học với nhau.
– Tiếp cận và vận dụng các phương pháp học hiện đại, tư duy sáng tạo.
– Áp dụng và thực hiện nhuần nhuyễn những thiết bị công nghệ trong công tác dạy và học.
– Trong quá trình thực hiện giáo dục đạo đức cũng như lối sống cho học sinh phải có khả năng phối kết hợp giữa mối quan hệ ba bên là nhà trường, gia đình và xã hội.
Từ đó, thực hiện tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh cũng như phụ huynh. Bên cạnh đó thực hiện hỗ trợ học sinh trong các công táo giáo dục lối sống, kỹ năng sống.
– Biết và có khả năng dạy học qua mạng internet, trên truyền hình theo chương trình môn học.
– Vận dụng những sáng kiến nghiên cứu khoa học vào công tác giảng dạy thực tế.
– Có năng lực hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học.
– Năng lực tự bồi dưỡng nhằm phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
– Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong khi thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III.
– Có khả năng sử dụng ngoại ngữ hay tiếng dân tộc thiểu số khi thực hiện những nhiệm vụ cần thiết.
2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (Mã số V.07.05.14):
2.1. Tiêu chuẩn về đạo đức, nghề nghiệp:
– Đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức, nghề nghiệp tương tự như đối tượng giáo viên trung học phổ thông hạng III.
– Đồng thời, phải luôn gương mẫu tuân thủ theo các quy định trong đạo đức nhà giáo.
2.2. Nhiệm vụ thực hiện:
– Nhiệm vụ thực hiện tương tự như đối tượng giáo viên trung học phổ thông hạng III.
– Bên cạnh đó có các nhiệm vụ đặc thù sau:
+ Giữ vị trí làm báo cáo viên hay thực hiện dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên từ cấp trường trở lên.
Ngoài ra, thực hiện dạy thử nghiệm các mô hình, công nghệ mới.
+ Thực hiện triển khai các nội dung bồi dưỡng cũng như sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn.
+ Tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn thực hiện trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
+ Tham gia vào ban giám khảo các hội thi giáo viên dạy giỏi; chủ nhiệm giỏi.
+ Tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn thực hiện trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp trường trở lên.
+ Thực hiện trong công tác ra đề hoặc chấm thi kỳ thi học sinh giỏi từ cấp trường trở lên.
+ Thực hiện các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.
+ Thực hiện hướng dẫn hoặc đánh giá các hội thi nghiên cứu khoa học.
2.3. Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Đáp ứng có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II.
2.4. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Hiểu biết và nắm rõ các đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như quy định tại các ban, ngành địa phương.
– Khả năng trong việc đánh giá hay hướng dẫn đồng nghiệp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
– Khi thực tế dạy học có sự thay đổi thì thực hiện điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế.
– Khi có sự thay đổi về kiến thức chuyên môn phải nghiên cứu, cập nhật kịp đơn thời các yêu cầu đổi mới đó.
– Biết cách vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy.
– Trong quá trình giảng dạy phải thực hiện vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
– Vận dụng và thực hiện tư vấn tâm lí, hướng nghiệp và công tác xã hội trường học phù hợp.
– Công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường trở lên.
3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I (Mã số V.07.05.13):
3.1. Tiêu chuẩn về đạo đức, nghề nghiệp:
– Đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức, nghề nghiệp đối với giáo viên trung học phổ thông hạng II.
– Ngoài ra, còn phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo.
– Vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.
3.2. Thực hiệm nhiệm vụ:
– Đáp ứng nhiệm vụ của đối tượng giáo viên trung học phổ thông hạng II.
– Bên cạnh đó, đối tượng giáo viên trung học phổ thông hạng I còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Làm báo cáo viên, thực hiện chia sẻ kinh nghiệm; dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Thực hiện soạn thảo, thẩm định; tiến hành lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục trong địa phương.
+ Tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi của giáo viên.
+ Tiến hành tham gia đánh giá các hội thi, các sản phẩm nghiên cứu khoa học.
+ Tham gia đánh giá ngoài hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
+ Tham gia ra đề, chấm thi học sinh giỏi trung học phổ thông từ cấp tỉnh trở lên.
+ Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, hướng dẫn đồng nghiệp triển khai chủ trương.
3.3. Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.
Có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.
– Đáp ứng có chứng chỉ bồi dưỡng.
3.4. Về chuyên môn nghiệp vụ:
– Trong xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo có khả năng hướng dẫn cũng như vận dụng các phương pháp dạy và học hiệu quả.
– Thực hiện tuyên truyền, vận động mọi người tuân thủ các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
– Trong việc sử dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập biết vận dụng và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt nhất.
– Khả năng trong công tác nghiên cứu khoa học.
– Biết cách ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục.
– Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: