Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi hành vi vi phạm đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đều có thể bị truy cứu và xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Vậy người phạm tội bị mất khả năng nhận thức có bị phạt tù không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là mất khả năng nhận thức?
Nhận thức là trạng thái có ý thức của con người về một sự vật, hiện tượng cụ thể. Cụ thể hơn, đó là khả năng trực tiếp biết và nhận thức, cảm nhận hoặc nhận thức được các sự kiện. Khả năng nhận thức là khả năng vốn có của con người từ khi sinh ra. Tuỳ vào tư duy của mỗi người mà có những cách nhận thức khác nhau nhưng nhìn chung đều là có khả năng nhận thức.
Tuy nhiên, một số ít người trên thực tế rơi vào tình trạng mất khả năng nhận thức. Việc mất khả năng nhận thức có thể là do bản chất, do bệnh lý tâm thần khiến cho người đó mất khả năng nhận thức hoặc cũng có thể là do một số yếu tố khác tác động dẫn đến mất khả năng nhận thức tạm thời. Theo đó, mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi ở một cá nhân có thể tồn tại, xuất phát từ một trong hai dạng cụ thể sau:
– Thứ nhất, dạng mất khả năng nhận thức do mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác gây ảnh hưởng đến tâm trạng và thần kinh của người bệnh khiến người đó mất khả năng nhận thức. Đặc điểm của người mất khả năng nhận thức do bệnh lý là mọi hành động diễn ra một cách rất tự nhiên, không thể nhận biết thế nào là đúng, thế nào là sai, làm việc theo cảm tính và sự bộc phát của bản thân. Pháp luật hình sự hiện hành quy định những người mất khả năng nhận thức do bệnh lý là những người mất năng lực hành vi.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22
– Thứ hai, dạng mất khả năng nhận thức do tác động bởi yếu tố chủ quan của người đó như sử dụng các chất kích thích, chất cấm như rượu, bia, ma tuý,…Theo đó, những người sử dụng những chất kích thích thường bị kích thích thần kinh, không thể kiểm soát hành vi của mình. Nhưng tình trạng này thường xảy ra trong một thời điểm nhất định sau đó người đó lại trở về trạng thái bình thường, có khả năng nhận thức bình thường.
2. Người phạm tội bị mất khả năng nhận thức có bị phạt tù không?
Người mất khả năng nhận thức có bị phạt tù hay không còn phải xem xét xem người đó mất khả năng nhận thức ở dạng nào? Mất khả năng nhận thức do bệnh lý hay do yếu tố chủ quan tác động đến gây mất khả năng nhận thức? Nhìn nhận được vấn đề này, pháp luật hình sự hiện hành cũng đã quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người mất khả năng nhận thức trong từng trường hợp. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất, đối với người mất khả năng nhận thức do bệnh lý. Căn cứ theo quy định tại Điều 21
– Thứ hai, đối với người mất khả năng nhận thức do yếu tố chủ quan tác động. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình gây ra do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác.
Sở dĩ việc người sử dụng các chất kích thích, các chất cấm rồi phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự là do bản thân người đó chủ động nạp thêm các chất kích thích, làm kích thích não bộ của người đó khiến người đó không thể kiểm soát hành vi của mình. Bản chất người đó hoàn toàn kiểm soát được hành vi của mình nhưng sau đó lại sử dụng những chất kích thích, thậm chí là những chất cấm thì việc thực hiện hành vi phạm tội vẫn được xác định là được thực hiện bởi người có năng lực hành vi dân sự nhưng chỉ mất khả năng nhận thức trong một thời điểm nhất định. Thậm chí những đối tượng sử dụng ma tuý để phạm tội còn có thể được xem là tình tiết tăng nặng đối với người thực hiện tội phạm nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Như vậy, người mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình khi thực hiện hành vi tội phạm thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn đối với người phạm tội do sử dụng chất kích thích vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà mình gây ra.
3. Người mất khả năng nhận thức không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người giám hộ của người đó có phải bồi thường thiệt hại hay không?
Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành thì người được xem là mất năng lực hành vi và có kết quả giám định cũng như tuyên bố của Toà án về việc người đó mất khả năng nhận thức thì khi thực hiện tội phạm sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy những hậu quả mà người mất khả năng nhận thức gây nên thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm và bồi thường những thiệt hại, tổn thất cho người bị hại?
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi có nghĩa vụ:
– Chăm sóc và bảo đảm việc điều trị bệnh lý cho người đang được mình giám hộ;
– Quản lý tài sản của người mất khả năng nhận thức đang được mình giám hộ;
– Thực hiện đại diện cho người mất khả năng nhận thức trong các giao dịch dân sự;
– Có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về vấn đề phát sinh trường hợp bồi thường thiệt hại của cá nhân là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi khi gây thiệt hại. Theo đó, trong trường hợp này thì người giám hộ của người mất khả năng nhận thức được dùng tài sản của người được giám hộ đó để bồi thường thiệt hại mà người đó gây ra. Tuy nhiên, trong trường hợp người mất khả năng nhận thức không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ của người đó phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường bằng tài sản của mình, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi khi thực hiện nghĩa vụ giám hộ được quy định tại khoản 1 Điều 57 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không phải lấy tài sản của mình ra để bồi thường cho lỗi mà người mất khả năng nhận thức gây nên.
Như vậy, pháp luật Việt Nam luôn thể hiện sự công bằng trong các quy định pháp luật. Tuy người mất khả năng nhận thức ở dạng bệnh lý tâm thần hoặc bệnh khác liên quan đến tâm thần không phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho những thiệt hại mà mình gây nên. Bên cạnh đó, những người mất khả năng nhận thức cần phải có người giám hộ nên khi người đó thực hiện những hành vi phạm tội thì có thể quy kết cho người giám hộ không thực hiện tốt nghĩa vụ giám hộ, lỗi do giám hộ gây nên nên mới có quy định về việc người giám hộ lấy tài sản của mình để thực hiện bồi thường cho thiệt hại mà người mất khả năng nhận thức gây nên.
Các văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.