Hiện nay, có rất nhiều người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Tuy nhiên thực tế xảy ra trường hợp chủ sở hữu làm mất sổ tiết kiệm và loay hoay lo lắng không biết mình có thể rút được tiền trong khi sổ đã mất không?
Mục lục bài viết
1. Sổ tiết kiệm dùng để làm gì?
Hiện nay, việc gửi tiền tiết kiệm diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Trong bối cảnh nền kinh tế số, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như ngày nay, mọi nhu cầu của con người thường được đồng bộ hóa. Nếu trước đây, việc tiết kiệm, lưu trữ tiền bạc, tài sản của con người thường được tự túc (tức các cá nhân tự bảo quản, bảo đảm nguồn tài sản của mình), thì hiện nay, con người thường hướng tới việc bảo đảm cho nguồn tiền của mình bằng việc nhờ đến sự hỗ trợ cất giữ của các tổ chức tài chính.
Thực tế, việc dự trữ, cất giữ tiền tại các tổ chức tài chính có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng. Nó giúp nguồn tiền của người dân được bảo đảm một cách an toàn và trọn vẹn nhất, tránh những trường hợp rủi ro không mong muốn có thể xảy ra. Hay nói cách khác, việc gửi tiền tại các tổ chức tài chính, ngân hàng giúp người dân bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình với khoản tiền mà họ có.
Khi các cá nhân, tổ chức gửi tiền tại ngân hàng, giữa các chủ thể này với bên ngân hàng đã tạo nên một giao dịch, thỏa thuận với nhau. Các giao dịch, thỏa thuận này xác lập nên quyền và nghĩa vụ của các bên.
Để bảo đảm quyền lợi cho người gửi, giữa các cá nhân và tổ chức tài chính thường xác lập với nhau bằng văn bản về những khoản tiền được gửi vào. Dựa vào giấy tờ, văn bản đó, người gửi tiền và bên ngân hàng sẽ xem xét, kiểm tra xem khoản tiền còn, rút, thời hạn rút, mức lãi suất. Người ta gọi loại giấy tờ này là sổ tiết kiệm.
Về cơ bản, có thể hiểu, sổ tiết kiệm chính là minh chứng thể hiện số tiền mà các cá nhân, tổ chức đã gửi tại ngân hàng, mức lãi suất được áp dụng và số tiền lãi mà các cá nhân, tổ chức đó được hưởng. Người gửi tiền và phía bên ngân hàng, tổ chức tài chính dùng sổ tiết kiệm làm căn cứ, minh chứng xác lập cho số tiền được gửi tại ngân hàng, mức lãi suất. Thông qua sổ tiết kiệm, người ta cũng nắm bắt được những thông tin liên quan đến việc rút tiền, số tiền còn, thời hạn rút. Điều này giúp tạo ra sự minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức gửi tiền và các tổ chức tài chính, ngân hàng khác một tối đa nhất.
2. Ưu nhược điểm khi gửi tiền tiết kiệm:
2.1. Ưu điểm:
– Khi gửi tiền tiết kiệm, các cá nhân, tổ chức tìm được nguồn đảm bảo cho nguồn tiền của mình. Đồng thời, khi thực hiện gửi tiền tại ngân hàng, các cá nhân, tổ chức sẽ nhận về được một mức lãi suất tương ứng theo quy định của pháp luật. Đây được xem là ưu điểm lớn nhất của việc gửi tiết kiệm. Bởi, người dân vừa được bảo đảm nguồn tài chính của mình, vừa thu được nguồn tài chính, lợi nhuận tương đương khác.
– Về cơ bản, gói tiền gửi tiết kiệm sẽ giúp các cá nhân, tổ chức chủ động hơn rất nhiều trong việc xử lý các vấn đề tài chính vì ai cũng được phép rút tiền bất cứ lúc nào.
– Gửi tiền tiết kiệm cũng được xem là một trong những phương thức tối ưu nhất để các cá nhân, tổ chức tiết kiệm được nguồn tiền của mình. Trong các trường hợp khẩn cấp, phát sinh xảy ra trong tương lai, họ có thể dựa vào sổ tiết kiệm cùng khoản tiết kiệm hiện có để sử dụng, phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình.
2.2. Nhược điểm:
– Việc gửi tiền tiết kiệm, bên cạnh việc giúp khoản tiền của mình bị đảm bảo, các cá nhân, tổ chức chỉ được nhận một khoản lãi suất thấp.
– Gửi tiền tiết kiệm, các cá nhân, tổ chức có thể rút tiền bất cứ khi nào cần, điều này khiến yếu tố “tiết kiệm” không được đảm bảo. Thực tế, gửi tiền tiết kiệm và sổ tiết kiệm chỉ giúp người dân bảo vệ được nguồn tiền, chứ không tạo nên lãi suất hay lợi nhuận cao.
3. Mất sổ tiết kiệm có rút được tiền không?
Hiện nay, việc mất sổ tiết kiệm là vấn đề phát sinh, rủi ro không mong muốn vẫn thường xuyên xảy ra ở các cá nhân, tổ chức. Vì những lý do cá nhân như: Việc cất giữ không cẩn thận, bị thất lạc, các cá nhân, tổ chức làm mất sổ tiết kiệm. Đặc biệt, chỉ khi cần sử dụng đến sổ tiết kiệm để thực hiện các giao dịch hay rút tiền, các đối tượng này mới “tìm” sổ. Vậy nên, khi phát hiện bị mất sổ tiết kiệm, rất nhiều người hoang mang, lo lắng. Lo lắng chủ yếu ở các chủ thể này là về việc họ sẽ không thể rút tiền. Hoặc nếu có rút thì thời gian, thủ tục cũng sẽ phức tạp và gặp nhiều vấn đề. Chính vì những lý do đó, một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, là mất sổ tiết kiệm có rút được tiền không?
Sổ tiết kiệm là căn cứ, minh chứng thể hiện số tiền mà các cá nhân, tổ chức đã gửi tại ngân hàng, mức lãi suất được áp dụng và số tiền lãi mà các cá nhân, tổ chức đó được hưởng. Người gửi tiền và phía bên ngân hàng, tổ chức tài chính dùng sổ tiết kiệm làm căn cứ, minh chứng xác lập cho số tiền được gửi tại ngân hàng, mức lãi suất. Do đó, nếu mất sổ tiết kiệm, các cá nhân, tổ chức sẽ gặp khó khăn trong việc rút được tiền tiết kiệm.
Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức gặp khó khăn chứ không phải không thể rút tiền khi mất sổ tiết kiệm. Khi mất sổ tiết kiệm, các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện rút tiền tiết kiệm theo các cách thực cụ thể như sau:
– Làm sổ tiết kiệm mới.
– Trong trường hợp không kịp làm sổ tiết kiệm mới, các cá nhân, tổ chức có thể xác thực các thông tin theo quy định của tổ chức tài chính, ngân hàng mà họ gửi tiền tiết kiệm. Sau khi thực hiện xác thực các thông tin cần thiết xong, phía bên ngân hàng thấy đúng và khớp với thông tin mà họ lưu trữ, các cá nhân, tổ chức có thể được rút tiền kể cả khi bị mất sổ tiết kiệm.
4. Cách rút tiền khi mất sổ tiết kiệm như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, kể cả khi bị mất sổ tiết kiệm, các cá nhân, tổ chức vẫn có thể thực hiện rút tiền tiết kiệm. Cách rút tiền khi mất sổ tiết kiệm được thực hiện với các quy trình, thủ tục cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp cần rút tiền khẩn cấp, không kịp đợi để làm sổ tiết kiệm mới, các cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành xin xác thực các thông tin với phía bên ngân hàng. Quá trình xác thực này diễn ra như sau:
+ Bước 1: Các cá nhân, tổ chức bị mất sổ tiết kiệm sẽ
Việc
Việc viết giấy thông báo theo mẫu của ngân hàng giúp phía bên ngân hàng nắm bắt được những thông tin về tiền tiết kiệm của người gửi, từ đó đưa ra những phương án xử lý tiếp theo.
+ Bước 2: Sau khi tiếp nhận giấy thông báo mất sổ tiết kiệm của người gửi, phía bên ngân hàng sẽ tiến hành xác thực thông tin.
Việc xác thực thông tin này có thể được diễn ra dưới các quy tắc chung của phía bên ngân hàng đó. Song về cơ bản, thông qua việc xác thực thông tin này, phía bên ngân hàng sẽ xem xét xem tính xác thực của thông tin người gửi, số tiền gửi, thời gian gửi, lãi suất gửi. Từ đó, đưa ra phương thức giải quyết sao cho phù hợp với các quy tắc, quy định chung, tránh những sai sót xảy ra, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
– Đối với trường hợp làm sổ tiết kiệm mới để rút tiền. Cách thức thực hiện tuân thủ theo các bước cụ thể sau đây:
+ Bước 1: Các cá nhân, tổ chức bị mất sổ tiết kiệm sẽ thông báo việc mất sổ đến phía bên tổ chức tài chính, ngân hàng mà họ gửi tiền.
Việc thông báo mất sổ này phải được thực hiện một cách trực tiếp. Tức các cá nhân, tổ chức sẽ đến ngân hàng để thông báo. Sau khi thông báo với bên nhân viên ngân hàng, các chủ thể này sẽ được cung cấp giấy thông báo mất sổ tiết kiệm, và sẽ được hướng dẫn để điền giấy báo mất sổ tiết kiệm. Một điều cần lưu ý rằng chữ ký trên giấy báo mất sổ tiết kiệm phải trùng khớp với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền.
+ Bước 2: Các cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan.
Chủ thể có yêu cầu cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan sau: Căn cước công dân, giấy báo mất sổ tiết kiệm đã điền đầy đủ thông tin.
Phía bên ngân hàng sẽ tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ mà khách hàng cung cấp. Sau khi kiểm tra giấy tờ, nhận diện đúng khách hàng, các thông tin trên giấy báo mất sổ tiết kiệm, nếu không có vấn đề gì, ngân hàng sẽ chấp nhận cấp lại sổ tiết kiệm mới cho khách hàng.
+ Bước 3: Ngân hàng cấp lại sổ tiết kiệm mới cho khách hàng.
Trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày ngân hàng nhận thông báo mất sổ tiết kiệm, ngân hàng sẽ tiến hành cấp một sổ tiết kiệm mới thay cho sổ đã mất. Lúc này, khách hàng có thể rút tiền tiết kiệm.