Thông thường thì những loại văn bản, giấy tờ nào phải được đóng dấu treo? Hoá đơn giá trị gia tăng có phải là loại văn bản cần được đóng dấu treo hay không? Đối với hoá đơn giá trị gia tăng điện tử thì dấu treo được thể hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Dấu treo được quy định như thế nào?
- 2 2. Dấu treo được sử dụng trong các trường hợp nào?
- 3 3. Quy định về hoá đơn giá trị gia tăng điện tử:
- 4 4. Hoá đơn giá trị gia tăng được đóng dấu treo thì có được xác nhận là hợp lệ không?
- 5 5. Hướng dẫn cách đóng dấu treo hợp lệ trên hoá đơn giá trị gia tăng điện tử:
1. Dấu treo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về công tác văn thì dấu treo được hiểu là con dấu được sử dụng để đóng lên đầu văn bản, con dấu được trùm lên một phần tên cơ quan hay tổ chức hoặc trùm lên tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Trong một văn bản, phụ lục thì thông thường tên cơ quan, tổ chức sẽ được trình bày ở góc trên cùng bên trái nên dấu treo sẽ xuất hiện ở góc trên bên trái trùm lên một phần tên của cơ quan, tổ chức hay phụ lục đó.
Dấu treo được sử dụng trong các văn bản, phụ lục với mục đích khẳng định giá trị và vai trò của văn bản đó, khẳng định đó là văn bản gốc và dấu treo được sử dụng để tránh việc làm giả mạo giấy, hồ sơ hay tránh việc thay đổi giấy tờ, hồ sơ.
2. Dấu treo được sử dụng trong các trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 18
2.1. Dấu treo được sử dụng trong trường hợp không có sự uỷ quyền:
Dấu treo được sử dụng khi người chịu trách nhiệm được ký phía dưới không có thẩm quyền để được đóng dấu lên chữ ký của mình trên văn bản đó.
Trường hợp không có sự uỷ quyền thường được bắt gặp tại các phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên tại các trường đại học khi sinh viên hoặc dấu treo được sử dụng trong các hoá đơn.
Việc đóng dấu treo trường hợp không có sự uỷ quyền này sẽ giúp cho người xin dấu xác định được con dấu thể hiện cho sự đồng ý xuất phát từ tổ chức được xin dấu. Từ đó nhằm ngăn ngừa việc giả mạo các tài liệu liên quan đến thông tin tài liệu được đóng dấu treo. Trong trường hợp này, có thể thấy dấu treo được sử dụng giống như việc công chứng, chứng thực tạo ra độ tin tưởng của văn bản, tạo người sử dụng văn bản cảm thấy có lòng tin và tính đúng đắn cần thiết nhất trong khi xin một tài liệu nhất định.
2.2. Dấu treo được sử dụng khi ban hành các văn bản và phụ lục kèm theo:
Trường hợp này được dùng cho các văn bản pháp luật hoặc các phụ lục theo đúng quy định của Pháp Luật. Thông thường những văn bản do các cơ quan ban hành những văn bản đã có hiệu lực được quy định theo pháp luật hiện hành.
Trong trường hợp dấu treo được sử dụng trong các giao dịch dân sự thì thường được dùng phổ biến trong Hợp đồng giao kết, người đại diện của mỗi bên ký vào xác nhận của các bên và việc này có thể thay thế bằng hình thức đóng dấu giáp lai.
3. Quy định về hoá đơn giá trị gia tăng điện tử:
Hoá đơn giá trị gia tăng thực chất được hiểu là một loại chứng từ do người bán lập ra, trên hoá đơn đó có ghi nhận thông tin hàng hoá được bán, được cung ứng dịch vụ cho bên mua hay sử dụng dịch vụ cung ứng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hoá đơn giá trị gia tăng điện tử được hiểu là việc tập hợp các dữ liệu điện tử về hàng hoá bán ra hay dịch vụ được cung ứng, được khởi tạo, được lập hay gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định của Luật Giao dịch điện tử và một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử này.
Hiện nay, pháp luật có quy định về nội dung bắt buộc có trên hoá đơn giá trị gia tăng bao gồm: thông tin của người bán (tên cá nhân hoặc doanh nghiệp bán hàng, địa chỉ và mã số thuế) và thông tin của người mua (nếu có); danh mục hàng hoá hoặc dịch vụ được cung ứng; thời gian thực hiện giao dịch mua bán; tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ; thuế suất giá trị gia tăng (VAT) và giá trị thuế giá trị gia tăng.
4. Hoá đơn giá trị gia tăng được đóng dấu treo thì có được xác nhận là hợp lệ không?
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thi hành
Như vậy, dấu treo trên hoá đơn giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng cần có. Thậm chí theo Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì nếu như thủ trưởng đơn vị không có mặt để ký vào hoá đơn giá trị gia tăng thì thủ trưởng có thể uỷ quyền cho người trực tiếp bán hàng đóng dấu treo bên trái hoá đơn mà không có chữ ký thì hoá đơn đó vẫn được xem là hợp lệ.
5. Hướng dẫn cách đóng dấu treo hợp lệ trên hoá đơn giá trị gia tăng điện tử:
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP thì thì việc đóng được sử dụng phải đảm bảo các nguyên tắc luật định như sau:
– Đóng dấu phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và con dấu phải được thể hiện bằng đúng màu mực đỏ theo quy định của pháp luật;
– Đối với dấu được đóng lên chữ kỹ thì con dấu phải được đóng trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái của chữ ký;
– Đối với các văn bản được ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục thì dấu được đóng lên trang đầu, góc trên cùng bên trái trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên tiêu đề của phụ lục;
– Việc đóng dấu trên văn bản giấy phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
Như vậy, việc đóng dấu nói chung phải đảm bảo các nguyên tắc nêu trên. Đối với việc đóng dấu treo trên hoá đơn giá trị gia tăng thì việc đóng dấu phải được thực hiện theo nguyên tắc sau:
– Dấu treo phải được đóng rõ ràng, dùng mực màu đỏ, phải đóng ngay ngắn và đúng chiều của con dấu theo quy định;
– Dấu treo được đóng lên trang đầu của hoá đơn giá trị gia tăng và đóng dấu ở góc trên cùng bên trái của hoá đơn;
– Việc đóng dấu treo lên văn bản chính hoặc phụ lục phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản quy định.
Các văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về công tác văn thư;
– Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thi hành
–