Cán bộ công chức là những người trực tiếp hoạt động trong bộ máy hành chính Nhà nước. Trong quá trình hoạt động của cán bộ công chức không tránh khỏi những sai phạm tồn tại. Nếu vi phạm, cán bộ công chức hoàn toàn có thể bị kỷ luật. Một câu hỏi được đặt ra là các cá nhân có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công chức hay không?
Mục lục bài viết
1. Mức độ của các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức:
– Vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức là việc cán bộ, công chức vi phạm những quy định của Nhà nước và pháp luật đưa ra. Những vi phạm này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác vận hành của hoạt động hành chính Nhà nước, cũng như công tác quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Thực tế hiện nay, tỷ lệ các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đứng trước những hành vi vi vi phạm này, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ đưa ra những biện pháp xử lý sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
– Tùy vào tính chất của hành vi vi phạm trong thực tế, Nhà nước đưa ra những mức độ của hành vi vi phạm của cán bộ, công chức khác nhau. Cụ thể, khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ- CP quy định có 4 mức độ vi phạm của cán bộ công chức như sau:
+ Thứ nhất, mức độ vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng: Đây là mức độ mà hành vi vi phạm của cán bộ công chức vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
+ Thứ hai, mức độ vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng: Đây là mức độ vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
+ Thứ ba, mức độ vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng: Đây là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
+ Thứ tư, mức độ vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đây là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
2. Các biện pháp xử lý kỷ luật cán bộ công chức mà Nhà nước đưa ra:
Hành vi vi phạm của cán bộ công chức tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể bị quy về hình thức kỷ luật khác nhau. Hiện nay, Nhà nước đã đưa ra các biện pháp xử lý kỷ luật để xử lý hành vi vi phạm các quy định pháp luật của cán bộ, công chức.
Các biện pháp kỷ luật mà Nhà nước đưa ra đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/ NĐ- CP là:
– Khiển trách.
– Cảnh cáo.
– Giáng chức.
– Cách chức.
– Buộc thôi việc
Có thể thấy, các hình thức kỷ luật mà Nhà nước đưa ra đối với hành vi vi phạm của cán bộ công chức được chia theo cấp độ xử phát từ thấp đến cao. Chúng ta hiểu rằng, với hành vi vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, cán bộ, công chức sẽ phải chịu hình thức kỷ luật cao hơn với mức độ vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng và ít nghiêm trọng. Quy định về mức độ kỷ luật này mang tính chất tương ứng với mức độ vi phạm. Điều này tạo nên tính khách quan, công bằng của cơ quan Nhà nước trong việc xử lý và đưa ra biện pháp xử phạt đúng đắn nhắn, tránh trường hợp xử phạt sai, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức liên quan.
Theo quy định về hình thức kỷ luật mà Nhà nước đưa ra, có thể thấy, buộc thôi việc là hình thức kỷ luật cao nhất, nặng nề nhất. Vậy nên, để đưa ra kết luận kỷ luật đối với cán bộ, công chức, Nhà nước phải xem xét và dựa trên những yếu tố khách quan cụ thể. Điều 13
– Trường hợp cán bộ, công chức tái phạm khi trước đó đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý – Đối tượng vi phạm có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
– Hành vi vi phạm của cán bộ, công chức là sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Trường hợp cán bộ, công chức nghiện ma túy (phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc
Như vậy, vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của biện pháp kỷ luật buộc thôi việc, nên chỉ khi cán bộ công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì mới bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Cùng với đó, để đưa ra kết luận kỷ luật này, cán bộ chức năng phải điều tra, xem xét kỹ lưỡng. Khi thấy rằng có đầy đủ bằng chứng về hành vi vi phạm của cán bộ công chức, họ mới đưa ra ra kết luận xử lý.
3. Quy định về khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
Nhà nước đưa ra quyết định kỷ luật đối với cán bộ công chức dựa trên quá trình điều tra, xem xét kỹ lưỡng, cụ thể. Quyết định kỷ luật sẽ tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của cán bộ công chức. Trong một số trường hợp, khi cảm thấy không đồng ý với kết luận kỷ luật mà cơ quan Nhà nước đưa ra, cán bộ công chức có quyền khiếu nại.
Về cơ bản, ta có thể hiểu, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, mọi công dân đều có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng cán bộ, công chức không làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể thực hiện khiếu nại.
Theo quy định tại Điều 47
Việc khiếu nại phải tuân thủ theo quy trình, thủ tục cụ thể như sau:
– Bước 1: Nộp đơn khiếu nại.
Cá nhân, tổ chức có căn cứ cho rằng hoạt động của cán bộ công chức trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể làm đơn khiếu nại. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại.
– Bước 2: Thụ lý và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền giải quyết phải thụ lý giải quyết và
+ Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
4. Ý nghĩa của việc khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
– Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức giúp cán bộ, công chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đôi khi, trong quá trình kiểm tra, quản lý của cơ quan chức năng xảy ra sai sót không mong muốn, khiến việc đưa ra kết luận kỷ luật có phần sai lệch so với trên thực tế. Do đó, quyền khiếu nại giúp cán bộ, công chức bị kỷ luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
– Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức giúp hạn chế đến mức tối đa những sai sót, rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, giúp công tác quản lý trật tự an toàn xã hội, quản lý hoạt động hành chính của cơ quan chức năng có thẩm quyền đạt hiệu quả cao nhất.
– Hoạt động này thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa công tác quản lý của cơ quan Nhà nước và quyền công dân. Nó chứng minh sự lắng nghe, hòa hợp giữa Nhà nước và người dân. Từ đó, tạo nên tính công bằng trong hoạt động chung của Nhà nước, xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 112/2020/NĐ- CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức