Hiện nay việc cho ở nhờ để nhập hộ khẩu diễn ra khá phổ biến. Vậy quy định về vấn đề này thế nào? Mẫu hợp đồng cho ở nhờ để đăng ký thường trú, nhập hộ khẩu ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng cho ở nhờ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
HỢP ĐỒNG CHO Ở NHỜ
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ: …, chúng tôi gồm:
BÊN CHO Ở NHỜ:
Ông/Bà … , sinh năm … , mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số … do … cấp ngày … tháng … năm …; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …
Ông/Bà …, sinh năm …, mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số … do … cấp ngày … tháng … năm …; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …
(Dưới đây, Bên cho ở nhờ được gọi tắt là “Bên A”)
BÊN Ở NHỜ:
Ông/Bà …, sinh năm …, mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số … do … cấp ngày … tháng … năm …; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …
Ông/Bà …, sinh năm …, mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số … do … cấp ngày … tháng … năm …; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …
(Dưới đây, Bên ở nhờ được gọi tắt là “Bên B”)
Hai bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng này theo các Điều, Khoản thoả thuận sau đây:
ĐIỀU 1: NHÀ CHO Ở NHỜ
Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại địa chỉ: … – theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: …, Số QĐ cấp: …; MS: … do UBND … cấp ngày …., đứng tên …, thông tin chi tiết về nhà ở được thể hiện trong giấy chứng nhận nêu trên.
ĐIỀU 2: THỜI HẠN CHO Ở NHỜ
Thời hạn ở nhờ là … năm kể từ ngày Hợp đồng này được ký kết.
ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH CHO Ở NHỜ
Để ở và nhập hộ khẩu thường trú vào địa chỉ của ngôi nhà nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
4.1. Quyền của Bên A
– Đòi lại ngôi nhà ngay sau khi hết thời hạn ở nhờ. Nếu Bên A có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng ngôi nhà thì được đòi lại nhà đó mặc dù Bên B chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý là 30 ngày;
– Đòi lại nhà khi Bên B sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của Bên A;
– Đòi bồi thường thiệt hại đối với ngôi nhà do Bên B gây ra.
4.2. Nghĩa vụ của Bên A
– Cung cấp thông tin cần thiết về ngôi nhà và khuyết tật của nhà ở, đất ở (nếu có);
– Thanh toán cho Bên B chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị của ngôi nhà (nếu có);
– Bồi thường thiệt hại cho Bên B, nếu biết ngôi nhà có khuyết tật mà không báo cho Bên B biết dẫn đến gây thiệt hại cho Bên B, trừ những khuyết tật mà Bên B biết hoặc phải biết.
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
5.1. Quyền của Bên B
Được sử dụng ngôi nhà theo đúng công dụng của nhà và đúng mục đích đã thỏa thuận;
5.2. Nghĩa vụ của Bên B
– Giữ gìn, bảo quản ngôi nhà, không được tự ý thay đổi tình trạng của ngôi nhà nếu không có sự chấp thuận của bên A; nếu ngôi nhà hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;
– Được đầu tư để làm tăng giá trị của ngôi nhà.
– Ngừng và khắc phục việc khai thác, sử dụng ngôi nhà nếu việc khai thác sử dụng ngôi nhà có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
– Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng ngôi nhà.
– Không được cho người khác thuê, mượn lại nếu không có sự đồng ý của bên A.
– Sử dụng ngôi nhà đúng mục đích và trả lại tài sản đúng thời hạn.
ĐIỀU 6: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
6.1. Bên A cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân, về ngôi nhà đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
6.2. Bên B cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Đã xem xét kỹ, biết rõ về ngôi nhà;
– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì Hai bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong Hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.
ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
– Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi Hai bên ký kết theo quy định của pháp luật. Những nội dung thỏa thuận không được ghi nhận trong Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Hai bên đã đọc nguyên văn bản hợp đồng này, đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
Hợp đồng này có … (…) tờ, … (…) trang, được lập thành 02 (hai) bản chính có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng./.
BÊN A (Ký và ghi rõ họ tên) | BÊN B (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Đòi lại nhà đất cho ở nhờ bằng cách nào?
Khi chủ nhà không có thỏa thuận hay hợp đồng với người mượn, ở nhờ nhà thì lấy lại bằng một trong các cách sau:
2.1. Thông báo về việc đòi nhà cho bên ở nhờ:
Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 hướng dẫn cụ thể nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản như sau:
– Đòi trả tài sản ngay sau khi bên mượn thực hiện được mục đích nếu không có thoả thuận trong HĐ mượn; nếu bên cho vay có việc quan trọng và cấp thiết cần sử dụng tài sản đã thuê sẽ được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa hoàn thành được mục đích, tuy nhiên phải thông báo trước một thời hạn nhất định.
– Đòi trả tài sản nếu bên mượn sử dụng không đúng mục đích và công năng, không theo địa điểm đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại khi không có sự đồng ý của bên được mượn.
– Đòi bồi hoàn tổn thất cho tài sản mà bên mượn tạo nên.
Như vậy trước tiên chủ nhà phải thông báo tới bên thuê nhà lý do chính đáng và thời gian cần thiết mình cần lấy lại và sử dụng căn nhà thông qua văn bản, điện thoại, gmail,…. Trường hợp không đạt được hiệu quả và hai bên không thể thoả thuận thiện chí có thể khởi kiện đòi lại nhà tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Khởi kiện đòi lại nhà cho ở nhờ tại Tòa án:
Bước 1: Hồ sơ:
– Đơn khởi kiện
– Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà (nếu có)
– Bản sao giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, người bị kiện
– Hợp đồng, văn bản cho ở nhờ, cho mượn nhà.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện
– Nộp hồ sơ theo phương thức trực tiếp hoặc qua đường bưu chính tới tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
– Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ Tòa án sẽ ra các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Bước 3: Nộp lệ phí, án phí: Sau khi hồ sơ đã được nộp đúng và đầy đủ, bạn sẽ nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí. Án phí sẽ được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự. Sau khi nộp xong, bạn phải nộp lại biên lai xác nhận đã nộp tiền cho Tòa án. Sau đó, tòa án sẽ thụ lý vụ án. Lúc đó Tòa án mới bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp
Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa không quá 04 tháng, kể từ ngày thụ lý; trường hợp phức tạp có thể gia hạn một lần tối đa 02 tháng (Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự)
Căn cứ theo quy định tại Điều 203 và Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện những việc sau:
– Tiến hành xác minh, thu thập tài liệu cần thiết cho quá trình giải quyết tranh chấp. Thông thường các bên sẽ cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trường hợp các bên không thể thu thập được thì có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án thu thập.
– Lấy ý kiến lời khai của các bên tranh chấp và những người liên quan. Ở giai đoạn này Tòa án sẽ lấy ý kiến của các bên tranh chấp. Lấy ý kiến của những hộ dân sinh sống xung quanh đất có tranh chấp. Ý kiến tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ địa chính quản lý đất tại địa phương.
– Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Sau khi đã thu thập được đầy đủ hồ sơ và tài liệu thì Tòa án sẽ công khai chứng cứ. Qua việc công khai chứng cứ thẩm phán có thể nghiên cứu vụ án kỹ càng hơn. Đảm bảo việc xét xử được công bằng, khách quan, nhanh chóng.
Bước 5: Xét xử sơ thẩm
Nếu không thuộc trường hợp hòa giải thành, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, Thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau khi tiến hành các hoạt động nêu trên, các phán quyết cuối cùng được Tòa án đưa ra và mở phiên tòa xét xử vụ án. Tòa án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng trên. Những phán quyết này là dựa trên cơ sở là các quy định pháp luật và thực tế vụ việc. Tại đây, các bên vẫn có quyền tranh luận, đưa ra những lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình. Tuy nhiên nếu sau đó có kháng cáo thì sẽ tiếp tục xét xử phúc thẩm.
Bước 6: Thi hành án
Trong quá trình lấy lại nhà cho ở nhờ, nhà cho mượn để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại thì trong quá trình đòi lại nhà, chủ sở hữu không được thực hiện hành vi sau:
– Thuê người hoặc tự mình di chuyển, đập phá tài sản, đồ đạc trong nhà
– Thuê người hoặc tự mình đe dọa, khống chế, dùng vũ lực buộc người ở nhờ ra khỏi nhà hoặc cản trở quá trình sinh hoạt.
3. Một số lưu khi khi đi ở nhờ:
– Nếu đang có dự định xin cho ở ké hoặc cho mượn nhà đất của nhau và để tránh mâu thuẫn, tranh cãi từ đầu thì các chủ nhà nên thiết lập hợp đồng. Nội dung của việc mượn nhà phải có các điểm sau:
+ Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên;
+ Quy định cụ thể các trường hợp chủ sở hữu được quyền lấy lại nhà của mình, tuy nhiên cũng nên lưu ý về thời gian rõ ràng; ví dụ trong trường hợp chủ nhà cần lấy lại nhà gấp thì phải thông báo bằng văn bản tới bên thuê trước ít nhất 10 (mười ngày)
+ Việc cho mượn cho ở thuê thế nào
+ Nếu có mâu thuẫn nảy sinh giữa hai chủ sở hữu sẽ xử lý như thế nào; ví dụ khi có tranh chấp ưu tiên các bên tự thương lượng, thoả thuận, trường hợp không thể hoà giải và thoả thuận thì sẽ khởi kiện để toà án có thẩm quyền giải quyết
– Để được mượn nhà hợp lệ thì bên cho ở nhờ và bên thuê nhờ phải thoả mãn các yêu cầu theo Điều 119 Luật Nhà ở 2014:
+ Bên cho ở nhờ là chủ sở hữu nhà ở hoặc người thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự.
+ Bên cho ở nhờ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự và tổ chức bán hoặc cho thuê nhà ở phải có giấy phép kinh doanh nhà ở, trong khi tổ chức bán nhà này không vì lý do kinh doanh.
+ Bên mượn, cho ở nhờ nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được mua hoặc được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.