Trước khi cập bến và đưa hàng hoá vào trong nước, các doanh nghiệp phải thực hiện khai báo hải quan nhập khẩu. Quy trình khai báo, kê khai thông các quan hàng nhập khẩu chính là một hành động rất cần thiết khi mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá. Vậy khai báo thông quan hàng hoá nhập khẩu sẽ phải tuân thủ lần lượt theo quy trình, trình tự, thủ tục đã nêu dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Xác định loại hàng hoá nhập khẩu:
- 2 2. Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá:
- 3 3. Đăng ký kiểm tra chuyên ngành:
- 4 4. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
- 5 5. Khai và truyền tờ khai hải quan:
- 6 6. Lấy lệnh giao hàng:
- 7 7. Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan:
- 8 8. Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan:
- 9 9. Chuyển hàng hoá về kho bảo quản:
1. Xác định loại hàng hoá nhập khẩu:
Xác định về loại hàng hoá nhập khẩu thuộc diện nào, hàng hoá đó có tên trong danh sách các hàng hoá đặc biệt, hạn chế nhập khẩu hay là hàng hoá cấm nhập khẩu hay không là điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm. Cụ thể:
– Hàng hoá thương mại thông thường. Đây chính là những lô hàng có đủ điều kiện để tiến hành làm các thủ tục nhập khẩu thông thường.
– Hàng bị cấm: Nếu như là mặt hàng mà doanh nghiệp định nhập khẩu mà có tên trong danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu thì bắt buộc sẽ phải dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu các mặt hàng này để tránh các vướng mắc về mặt pháp lí. Để biết được hàng hoá mình nhập khẩu có thuộc danh mục hàng hoá bị cấm không thì các doanh nghiệp có thể tra cứu danh mục hàng cấm nhập khẩu tại Phụ lục I của Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Một số hàng hoá cấm nhập khẩu như:
+ Vũ khí, đạn được, vật liệu nổ do Bộ Quốc phòng quản lý;
+ Pháo các loại, đèn trời, các thiết bị gây nhiễu do tốc độ phương tiện giao thông do Bộ Công an quản lý;
+ Các hàng hoá là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý;
+ Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp phát triển và nông thôn quản lý;
+ Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng như hàng dệt may, giày dép, quần áo; hàng điện tử; hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng; thiết bị y tế; hàng trang trí nội thất;…. do Bộ Công thương quản lý;
+ Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam do Bộ Thông tin và truyền thông quản lý;
+ Tem bưu chính thuộc vào diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính do Bộ Thông tin và truyền thông quản lý;
+ Thiết bị vô tuyến điện, các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện mà không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện do Bộ Thông tin và truyền thông quản lý,…..
– Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu: Nghị định 69/2018/NĐ-CP đã quy định rõ những mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp phải hoàn tất những thủ tục trước khi thực hiện đưa hàng về cảng. Nếu không thì các doanh nghiệp sẽ phát sinh nhiều chi phí để thuê các kho chứa, để thuê bãi trông lúc chờ được cấp giấy phép. Một số hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam phải xin giấy phép nhập khẩu đó là:
+ Muối;
+ Thuốc lá nguyên liệu;
+ Trứng gia cầm;
+ Đường tinh luyện, đường thô;
+ Tiền chất công nghiệp;
+ Các hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do chính Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ;
+ Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải;
+ Giống cây trồng, các sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và những vật thể khác trong danh Mục vật thể thuộc diện phải kiểm dịch thực vật phải phân tích các nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam,….
– Hàng hoá cần công bố hợp chuẩn hợp quy: Tương tự như trên, các doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi mà hàng được đưa về cảng. Quy trình thực hiện công bố hợp quy cho các lô hàng đã được quy định rất chi tiết tại
+ Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng.
Việc đánh giá hợp chuẩn do các tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do các tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp chuẩn sẽ được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp đúng quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;
Kết quả đánh giá hợp chuẩn được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này chính là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
+ Bước 2: thực hiện đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi mà tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc có đăng ký hộ kinh doanh.
– Hàng hoá cần kiểm tra chuyên ngành: Công tác kiểm tra chuyên ngành đối với các mặt hàng này sẽ được tiến hành sau khi mà đưa hàng về cảng. Theo đó, các cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi để thực hiện lấy mẫu về kiểm tra. Sau khi đã có kết quả, thì các doanh nghiệp sẽ tiến hành các công đoạn làm thủ tục còn lại.
2. Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá:
Để hoàn tất về thủ tục nhập khẩu một lô hàng, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bộ chứng từ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Hợp đồng thương mại (Sale Contract);
– Vận đơn của lô hàng (Bill of Landing);
– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice);
– Phiếu đóng gói các hàng hoá (Packing List);
– Giấy chứng nhận xuất xứ của lô hàng (C/O);
– Các giấy tờ liên quan khác.
3. Đăng ký kiểm tra chuyên ngành:
Đăng ký kiểm tra chuyên ngành là một thủ tục bắt buộc phải làm nếu như các lô hàng của doanh có tên trong danh mục các hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành. Sau khi mà nhận được giấy báo hàng đến (Arrival Notice), doanh nghiệp sẽ cần làm đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Thông thường thì các doanh nghiệp sẽ nhận được giấy này từ các hãng vận chuyển khoảng 2 ngày trước ngày khi tàu đến cảng.
4. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
Trước khi mà cho phép đăng ký tờ khai, thì hệ thống sẽ tự động kiểm tra về Danh sách các doanh nghiệp không đủ các điều kiện đăng ký tờ khai (các doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…).
Nếu như doanh nghiệp thuộc trong danh sách nêu trên thì sẽ không được đăng ký tờ khai và hệ thống cũng sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.
5. Khai và truyền tờ khai hải quan:
Sau khi mà hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, các doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan.
Điều kiện cần để khai và truyền tờ khai đó chính là doanh nghiệp có chữ ký số và đăng ký chữ ký số với Tổng Cục Hải Quan Việt Nam. Trước đây thì người đại diện doanh nghiệp khi lên tờ khai sẽ cần phải đến tận nơi chi cục hải quan để làm việc. Tuy nhiên là, hiện nay, tất cả mọi thứ đã được số hoá, vì thế mà quy trình khai Hải quan sẽ diễn ra ngay ở trên hệ thống VNACCS của tổng cục Hải quan.
6. Lấy lệnh giao hàng:
Delivery Order chính là chứng từ được hãng tàu hoặc là công tư chuyên vận chuyển phát hành. Lệnh giao hàng sẽ được sử dụng để yêu cầu các đơn vị lưu hàng ở cảng hoặc ở kho chứa hàng hoá cho chủ sở hữu hàng.
Doanh nghiệp mà muốn lấy được lệnh giao hàng thì cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau và mang đến hãng vận chuyển, bộ hồ sơ bao gồm:
+ Chứng minh nhân dân bản sao;
+ Vận đơn bản sao;
+ Vận đơn bản gốc đã được lãnh đạo công ty đóng dấu;
+ Tiền phí.
7. Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan:
Việc thông quan hàng hóa sẽ tiến hành tùy thuộc vào các kết quả phân luồng khi mở tờ khai, cụ thể như sau:
– Đối với luồng xanh: nếu như có hiển thị là luồng xanh thì doanh nghiệp chỉ cần cầm tờ khai để đi thanh lý;
– Đối với luồng vàng: khi này, nhân viên giao nhận sẽ phải cầm nguyên bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau để xuống gặp hải quan để thực hiện đăng ký để làm thủ tục:
+ Tờ khai hải quan;
+
+ Hóa đơn thương mại (Invoice): chuẩn bị 01 bản gốc;
+ Phiếu đóng gói (Packing List): chuẩn bị 01 bản gốc;
+ Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading);
+ Giấy phép (nếu có): chuẩn bị 01 bản gốc;
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) (nếu có): chuẩn bị 01 bản gốc;
+ Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có).
Sau khi mà nhận đầy đủ bộ hồ sơ thì hải quan đăng ký sẽ có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ đó.
Nếu như bộ chứng từ không hợp lệ thì hải quan đăng ký nơi nhận hồ sơ sẽ trả lại và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm các chứng từ hoặc là tờ khai truyền sai sẽ được yêu cầu truyền bổ sung, sau khi mà doanh nghiêp bổ sung chứng từ đầy đủ thì sẽ tiếp tục làm việc với hải quan đăng ký để được thông quan hàng.
Nếu không còn vướng mắc gì nghi vấn thì hải quan đăng ký sẽ tiến hành nhập các thông tin lên hệ thống và bắt đầu tiến hành thông quan hàng hóa. Còn nếu như vẫn còn nghi vấn thì hải quan đăng ký sẽ yêu cầu chuyển luồng đỏ để đưa hồ sơ lên lãnh đạo vào chuyển hồ sơ sang bộ phận kiểm hóa.
– Đối với luồng đỏ:
Khi tờ khai phân là luồng đỏ, hoặc là bị chuyển kiểm, thì các nhân viên giao nhận sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra trên hệ thống điện tự của hải quan để biết được các thông tin chuyển kiểm của tờ khai (tên của cán bộ kiểm hóa, số điện thoại hay các thông tin khác…).
Nhân viên giao nhận sẽ sắp xếp với các cán bộ kiểm hóa nhằm để tiến hành kiểm hóa. Sau khi mà kiểm hóa xong, nếu như hàng đúng như đã khai báo và không có vướng mắc gì nghi vấn thì các cán bộ kiểm hóa sẽ nhập tờ khai lên hệ thống và bắt đầu tiến hành thông quan hàng.
Nếu như kiểm tra thấy hàng hoá không đúng như đã khai thì các cán bộ hải quan sẽ trình lên lãnh đạo để xin ý kiến để giải quyết, đối với trường hợp này thì cơ quan hải quan sẽ xử lý theo từng lô hàng cụ thể và cách xử lý cũng sẽ khác nhau.
8. Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan:
Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, các doanh nghiệp sẽ cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Đối với những lô hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp cần phải tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:
+ Thuế nhập khẩu;
+ Thuế giá trị gia tăng (VAT).
Ngoài ra, sẽ còn tuỳ vào một số loại hàng hoá có tính đặc thù, các doanh nghiệp còn phải nộp thêm những loại thuế đó chính là thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
9. Chuyển hàng hoá về kho bảo quản:
Đây chính là công đoạn cuối cùng mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện sau khi mà hoàn tất mọi thủ tục có liên quan đến hải quan và cả nộp thuế. Lúc này, các doanh nghiệp cần chuẩn bị trước 2 vấn đề sau:
– Thuê các phương tiện chuyên chở đến lấy hàng về.
– Thuê các nhà kho hoặc bến bãi để bảo quản lô hàng.
Lưu ý rằng, các doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực, nếu không thì sẽ phải làm việc với hãng tàu để thực hiện gia hạn lại. Sau đó, người đại diện của doanh nghiệp sẽ phải đến phòng thương vụ của Cảng để trình các loại giấy tờ như D/O, giấy giới thiệu của chủ hàng, về mã vạch tờ khai hải quan,… Nhân viên sẽ lên hoá đơn và cho doanh nghiệp thanh toán những khoản phí cần thiết.
Khi đó, người đại diện chỉ cần việc nộp phí và nhận phiếu ER (phiếu giao nhận) mà thôi. Cuối cùng, doanh nghiệp chỉ việc bốc xếp hàng hoá của mình lên xe và chở về kho bảo quản.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
– Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.