Miễn thị thực là gì? Khi một người nước ngoài muốn có thị thực tại Việt Nam thì phải đáp ứng những điều kiện nào? Trường hợp nào thì được miễn thị thực? Trường hợp nào bị hủy giấy miễn thị thực?
Mục lục bài viết
1. Miễn thị thực là gì?
– Tại Khoản 11 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định thị thực (visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Do đó khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam thì phải xin thị thực.
Khi một người nước ngoài muốn có thị thực tại Việt Nam thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế
– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời bảo lãnh, trừ trường hợp là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực cho những người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh VIệt Nam để khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh với thời gian không quá 30 ngày, bao gồm các trường hợp sau:
+ Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;
+ Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.
– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh, cụ thể như sau:
+ Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
+ Không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
+ Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
+ Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
+ Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
+ Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
+ Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
+ Vì lý do thiên tai.
+ Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư
+ Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
+ Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của
+ Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
– Theo đó miễn thị thực là việc một quốc giá cho phép công dân của một quốc gia khác nhập cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải làm các thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh.
– Giấy miễn thị thực sẽ được cấp vào hộ chiếu. Các trường hợp sau sẽ được cấp rời:
+ Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực;
+ Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
+ Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
+ Theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực;
+ Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.
– Giấy miễn thị thực sẽ được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ.
2. Các trường hợp được miễn thị thực:
Các trường hợp người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được miễn thị thực:
– Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam hiện tại đang là thành viên. Hay còn được hiểu là miễn thị thực theo hiệp định song phương (có đi có lại) tức là những công dân thuộc những quốc gia có ký kết hiệp định miễn thị thực với Việt Nam sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam. Ví dụ các quốc gia ASEAN hay Nhật Bản, Hàn Quốc đến Việt Nam sẽ được miễn thị thực đồng nghĩa với việc các quốc gia này cũng miễn thị thực visa cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh các quốc gia này
– Miễn thị thực đơn phương: tức là phía Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho các quốc gia khác khi nhập cảnh tại Việt Nam, còn những nước kia thì không. Ví dụ: hiện nay Việt Nam miễn thị thực cho công dân của 13 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga, Belarus, Đức, Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha. Thời hạn của miễn thị thực đơn phương này không quá 30 ngày. Để được đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
+ Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
+ Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
– Miễn thị thực 5 năm: là hình thức miễn thị thực dài nhất mà chính phủ Việt Nam ưu tiên dành cho những đối tượng là người Việt Nam định cư tại nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ hoặc người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
+ Tại trường hợp này, khi xin miễn thị thực thì công dân sẽ phải xin giấy miễn thị thực đồng thời sẽ phải nộp phí cho cơ quan Nhà nước
+ Để được đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước theo trường hợp này phải có đủ các điều kiện sau: Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất một năm; có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam.
+Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 5 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 6 tháng
– Người nước ngoài sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật
– Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
– Ngoài ra thành viên tổ bay của các hãng hàng không nước ngoài không phân biệt quốc tịch trên các chuyến bay của hãng hàng đang hoạt động tại Việt Nam vẫn được miễn thị thực, tạm trú và đi lại trên lãnh thổ Việt Nam trừ những khu vực cấm hoặc hạn chế đi lại theo quy định của pháp luật Việt Nam trong khoảng thời gian chờ chuyến bay. Để được miễn thị thực
3. Trường hợp nào bị hủy giấy miễn thị thực:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam được cấp giấy miễn thị thực 5 năm. Tuy nhiên, giấy miễn thị thực sẽ bị thu hồi, hủy bỏ nếu thuộc những trường hợp sau (Điều 12
+ Phát hiện người được cấp không thuộc đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam.
+ Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
+ Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
+ Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
+ Hoạt động tại Việt Nam không phù hợp với mục đích nhập cảnh
+ Thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014
+ Thuộc các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014
–