Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các phần mềm máy tính được tạo lập đã hộ trợ rất lớn cho con người. Dưới đây là bài phân tích về thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm máy tính.
Mục lục bài viết
1. Sự phát triển mạnh mẽ trong sản xuất sản phẩm phần mềm máy tính và yêu cầu đăng ký nhãn hiệu đối với loại sản phẩm này:
Xã hội ngày càng phát triển, ngành công nghiệp hiện đại ngày càng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Cuộc cách mạng khoa học 4.0 đã đem đến những thay đổi rõ rệt cho xã hội, sự phát triển chung của toàn cầu, cũng như phục vụ nhu cầu sống của con người.
Một trong những sản phẩm của cuộc cách mạng công nghệ, của trí tuệ con người là phần mềm máy tính.
Hiện nay, các phần mềm máy tính được con người ta sáng tạo nên ngày càng nhiều. Các sản phẩm này được áp dụng vào thực tiễn sử dụng, phục vụ nhu cầu giải trí và làm việc của con người. Thông thường, khi sử dụng một sản phẩm phần mềm máy tính, người ta chỉ để ý đến giá trị sử dụng của nó, về công dụng và tính phổ biến, khả thi mà quên đi tính sở hữu của chủ thể sáng tạo ra chúng.
Người ta coi phần mềm máy tính là một sản phẩm trí tuệ, do đó, nó hoàn toàn nằm dưới sự bảo hộ của pháp luật (cụ thể là sự điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ). Để được pháp luật công nhận và bảo hộ, chủ sở hữu của phần mềm thường tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Có thể nói, đăng ký nhãn hiệu được xem là một trong những yêu cầu tiên quyết mà các chủ sở hữu phải tiến hành thực hiện để đảm bảo tính sở hữu đối với sản phẩm. Đây cũng là yêu cầu mà cơ quan Nhà nước đưa ra với các tổ chức, cá nhân tham gia sáng tạo.
Như vậy, theo những phân tích ở trên, sản phẩm phần mềm máy tính đang ngày càng có sự gia tăng, phát triển mạnh mẽ. Đứng trước sự phát triển của loại hình sản phẩm này, đăng ký nhãn hiệu là yêu cầu, nhiệm vụ thiết thực mà nhà sáng tạo, chủ sở hữu phải tiến hành thực hiện. Đăng ký nhãn hiệu nằm trong khuôn khổ điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ, Nhà nước và pháp luật Việt Nam.
2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm máy tính:
Khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức phải tuân thủ thực hiện theo quy trình cụ thể sau đây:
2.1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm máy tính:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho phần mềm máy tính gồm các giấy tờ cụ thể như sau:
+ Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm:
+ Danh mục phần mềm máy tính cần đăng ký nhãn hiệu.
+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
2.2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm máy tính:
– Bước 1: Nộp hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu phần mềm máy tính lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm máy tính của mình thì sẽ thực hiện nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ. Sau khi nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức, cán bộ chức năng sẽ tiến hành xem xét, kiểm duyệt tính đúng đắn của hồ sơ.
– Bước 2: Cơ quan Nhà nước tiến hành thẩm định hồ sơ và đưa ra kết luận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm máy tính.
+ Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định về mặt hình thức của hồ sơ. Nếu hồ sơ đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cần có, cơ quan chức năng sẽ xem xét nội dung. Nội dung trong từng loại giấy tờ mà cá nhân, tổ chức cung cấp phải đúng, đầy đủ, đảm bảo tính khách quan, trung thực, không có dấu hiệu gian dối, làm giả giấy tờ. Đồng thời, những giấy tờ mà các đối tượng này cung cấp phải giúp cơ quan chức năng xem xét, xác nhận tính đúng đắn một cách cụ thể và rõ ràng.
+ Khi hồ sơ nộp lên đã đảm bảo tính hợp lệ, cơ quan Nhà nước sẽ thực hiện bảo hộ nhãn hiệu. Quá trình xử lý hồ sơ từ lúc nhận đến lúc giải quyết việc đăng ký nhãn hiệu mất từ từ 13 – 18 tháng.
+ Sau khi thẩm định xong, cơ quan Nhà nước sẽ hoàn thành việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phần mềm máy tính.
Trên đây là quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phần mềm máy tính mà chủ sở hữu sản phẩm và cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tiên tiến hành thực hiện.Như đã phân tích, việc đăng ký nhãn hiệu góp phần bảo vệ quyền tác sở hữu trí tuệ của chủ thể sáng tạo ra sản phẩm; nó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, khách quan; góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế xã hội.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia giá trị của sản phẩm phần mềm máy tính và quyền lợi về tài chính của chủ sở hữu. Do đó, thời gian của giấy chứng đăng ký nhãn hiệu cũng được rất nhiều người chú trọng quan tâm. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Một điểm mà các cá nhân, tổ chức cần lưu ý là: Nhãn hiệu sản phẩm phần mềm máy tính nếu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng (trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực) thì văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực.
Mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng như trên, do đó, hoạt động đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phần mềm cần được thực hiện một cách khách quan, nghiêm túc cả phái cá nhân, tổ chức sở hữu lẫn cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm máy tính:
Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm máy tính có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng như sau:
– Đối với cá nhân, tổ chức sáng tạo ra sản phẩm phần mềm máy tính: Đăng ký nhãn hiệu là một trong những cách thức hữu hiệu nhất để chủ thể sáng tạo ra sản phẩm được Nhà nước công nhận tính sở hữu của mình. Khi đăng ký nhãn hiệu, chủ thể sáng tạo sẽ được đứng tên sở hữu đối với sản phẩm của mình. Lúc này, Nhà nước sẽ bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan của họ. Đặc biệt, khi sản phẩm phần mềm máy tính được đưa ra làm sản phẩm kinh doanh trên thị trường, thu được lợi nhuận, thì với tư cách là nhà sáng tạo, chủ sở hữu, cá nhân, tổ chức sẽ được hưởng lợi ích tài chính đặc biệt lớn.
– Đối với công tác quản lý thị trường hàng hóa của cơ quan chức năng có thẩm quyền: Khi người sáng tạo ra sản phẩm thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, cơ quan Nhà nước sẽ nắm bắt được chủ thể sở hữu của sản phẩm. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu (quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ), Nhà nước sẽ căn cứ vào việc đăng ký nhãn hiệu này để đưa ra phán quyết khách quan xem chủ thể nào mới đứng tên sở hữu của sản phẩm phần mềm máy tính. Hay nói cách khác, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân. Đồng thời, cơ cấu hoạt động của thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng được Nhà nước nắm bắt đầy đủ và ổn định nhất.
– Đối với sự phát triển lành mạnh, an toàn, khách quan của thị trường doanh nghiệp nói chung: Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phần mềm máy tính giúp tạo nên tính cạnh tranh công bằng trong thị trường tiêu thụ sản phẩm điện tử hiện nay. Trong bối cảnh xã hội có những bước chuyển mình mạnh mẽ ngày nay, công nghệ hiện đại phát triển mạnh và nhanh chóng, các loại hình khoa học, công nghệ thông tin ngày càng ra đời nhiều. Vậy nên, khi các chủ sở hữu tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình sẽ giúp người tiêu dùng căn cứ vào đó, lựa chọn cho bản thân một dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Đồng thời, nhãn hiệu là hình thức bên ngoài của sản phẩm, là cách thức thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chủ sở hữu với người tiêu dùng. Sự cạnh tranh công bằng này tạo nên một thị trường hàng hóa phát triển lành mạnh, ổn định và khách quan nhất.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật sở hữu trí tuệ 2005;
– Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.