Hiện nay, trong quá trình công tác giảng dạy, nhiều trường hợp giáo viên muốn xin nghỉ vì lý do công việc riêng. Vậy hiệu trưởng nhà trường có quyền cho giáo viên nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
Mục lục bài viết
1. Hiệu trưởng có thẩm quyền cho phép giáo viên nghỉ việc không?
Tại một trường học, hiệu trưởng là người đứng đầu và có quyền quyết định, chỉ đạo đối với các hoạt động cũng như tổ chức của trường nhằm để trường đi vào khuôn khổ và tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 11 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, hiệu trưởng tại trường Tiểu học có quyền hạn như sau:
– Xây dựng các kế hoạch cũng như chiến lược phát triển của nhà trường mình quản lý. Song song đó là lập các kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác dạy học, giáo dục sao cho phù hợp. Sau đó báo cáo kết quả đến Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
– Quyền hạn trong công tác quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường. Cụ thể là tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;…
– Quyền hạn trong công tác quản lý học sinh: tiếp nhận và quản lý học sinh; cho phép học sinh chuyển trường hay quyết định kỷ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh hay các đơn vị lớp; phê duyệt kết quả học sinh lên lớp hoặc lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.
– Có quyền thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật.
– Quyền bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó hay cử giáo viên trong công tác làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
– Thực hiện triển khai các chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học dựa theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
– Tham gia sinh hoạt cùng các tổ chuyên môn.
– Hiệu trưởng cũng có quyền tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; tham dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;…
– Quản lý nguồn tài chính, tài sản trong Nhà trường.
– Tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục cũng như phát huy vai trò của Nhà trường trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, quyền hạn của hiệu trưởng tại cấp bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông được quy định như sau:
– Thực hiện xây dựng và tổ chức bộ máy hoạt động của Nhà trường.
– Xây dựng các phương án, chiến lược, mục tiêu và tầm nhìn của nhà trường.
– Xây dựng các quy chế hoạt động của Nhà trường.
– Xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường trình lên hội đồng trường phê duyệt và triển khai thực hiện.
– Thay mặt nhà trường báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và quyết định của hội đồng nhà trường trước cấp có thẩm quyền.
– Quyền hạn trong công tác quản lý giáo viên: tuyển dụng, quản lý giáo viên; ký hợp đồng hay điều động giáo viên, nhân viên của trường; quản lý chuyên môn hay phân công, công tác, đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên của nhà trường; khen thưởng hoặc kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên trong trường.
– Quyền hạn trong công tác quản lý học sinh: xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ.
– Quyền hạn trong việc quản lý tài chính cũng như tài sản của nhà trường.
– Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
– Tham gia sinh hoạt cùng các tổ chuyên môn; tham gia dạy học đúng quy định về mức giờ dạy tối thiểu đối với hiệu trưởng.
Như vậy, theo quy định trong các điều lệ của nhà trường từ cấp bậc tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông thì hiệu trưởng nhà trường hoàn toàn có quyền trong việc quản lý cũng như thực hiện chính sách đối với giáo viên, trong đó có quyền xét duyệt cho giáo viên nghỉ phép theo đúng quy định về chế độ nghỉ phép của người lao động.
2. Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không có quy định rõ về việc hiệu trưởng cho giáo viên nghỉ phép tối đa, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng quy định của pháp luật về chế độ nghỉ đối với giáo viên. Cụ thể như sau:
Theo Khoản 3 Điều 5 Thông tư số
Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên sẽ bao gồm thời gian nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và những ngày nghỉ khác. Trong đó:
– Thời gian nghỉ hè: giáo viên được nghỉ 02 tháng, thời gian này đã bao gồm thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của
– Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ căn cứ dựa theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Các ngày nghỉ khác theo quy định của
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Bên cạnh đó, giáo viên còn được nghỉ việc riêng và vẫn được hưởng nguyên lương, cụ thể là:
– Nghỉ khi kết hôn: thời gian nghỉ là 03 ngày;
– Nghỉ khi con đẻ, con nuôi kết hôn: thời gian nghỉ là 01 ngày;
– Trường hợp nghỉ nếu cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: thời gian nghỉ là 03 ngày.
Đối với trường hợp này, khi nghỉ giáo viên sẽ phải báo cáo trước cho nhà trường.
Lưu ý: Giáo viên nghỉ 01 ngày khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Trong trường hợp này giáo viên nghỉ sẽ không được hưởng lương và đảm bảo phải thông báo cho nhà trường biết được hiệu trưởng phê duyệt cho nghỉ.
3. Mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên và hướng dẫn cách viết:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
Tôi tên: …(1)
Là giáo viên thuộc tổ bộ môn: …(2)
Nay tôi làm đơn này kính xin Hiệu trưởng Trường …(3) cho tôi được nghỉ phép từ ngày …./…./….đến ngày …./…/….(4).
Lý do: …(5)
Công việc tôi đã bàn giao cho Ông (Bà): …(6)
Là: …(7)
Rất mong được sự chấp thuận của Hiệu trưởng Trường …(3)
Trân trọng cảm ơn!
(8)…ngày….tháng…năm 20…
Xác nhận của Tổ trưởng tổ: …
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ý kiến của Hiệu trưởng
Hướng dẫn viết cụ thể:
(1) Họ và tên của người làm đơn xin nghỉ phép. Ví dụ: Nguyễn Thị A.
(2) Tổ bộ môn mà giáo viên đang công tác.
(3) Trường nơi giáo viên đang công tác, giảng dạy.
(4) Ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ nghỉ phép. Nếu ngày chỉ có 01 chữ số thì thêm số 0 ở đầu. Ví dụ: 04/01/2023 – 06/01/2023.
(5) Nêu rõ lý do xin nghỉ: đây là phần quan trọng nhất cần lưu ý trong Đơn xin nghỉ phép của giáo viên. Người làm đơn không nên viết chung chung mà giáo viên cần trình bày cụ thể lý do xin nghỉ để hiệu trưởng có thể dựa vào cân nhắc việc cho giáo viên nghỉ.
Ví dụ: gia đình có công việc làm lễ cất nhà hoặc lý do xin nghỉ vì xây dựng gia đình,…
(6) Tên người đã nhận bàn giao dạy thay và các công việc khác khi giáo viên nghỉ phép.
(7) Chức vụ, tổ bộ môn người dạy thay đang công tác.
(8) Địa điểm nơi trường học đóng trụ sở chính hoặc địa điểm nơi giáo viên sinh sống; Ngày tháng năm giáo viên viết Đơn xin nghỉ phép.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Thông tư
– Thông tư