Hiện nay, xử phạt vi phạm giao thông có nhiều hình thức xử phạt, trong đó có hình thức xử phạt tại chỗ rất hay được áp dụng. Vậy với trường hợp người vi phạm giao thông nộp phạt giao thông tại chỗ thì có được cầm biên lai nộp phạt không? Mời bạn đọc tham khảo bào viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Các loại biên lai thu tiền khi xử phạt vi phạm hành chính:
Hiện nay, có hai loại biên lai thu tiền phạt. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 153/2013/TT-BTC, các loại biên lai thu tiền phạt bao gồm:
Thứ nhất, biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá:
Biên lai nay có đặc điểm là trên mỗi tờ biên lai đã in sẵn số tiền và sẽ được sử dụng thống nhất trong cả nước.
Mẫu biên lai này dùng khi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thu tiền phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 và quy định tại Khoản 3 Điều 78
Mẫu biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá gồm các loại mệnh giá là 5.000 đồng; 10.000 đồng; 20.000 đồng; 50.000 đồng; 100.000 đồng; 200.000 đồng; 500.000 đồng.
Thứ hai, mẫu biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá:
Đặc điểm của loại biên lai này là trên đó số tiền thu phạt sẽ do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt ghi khi xử phạt vi phạm hành chính.
Mục đích sử dụng loại mẫu biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá khi xử phạt vi phạm hành chính không thuộc trường hợp xử phạt khi áp dụng mẫu biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá và thu tiền chậm nộp phạt.
Khi xử phạt, mẫu biên lai thu tiền phạt không in sẵn sẽ được lập và in từ Chương trình máy tính thực hiện theo quy định tại
Quy định chung về hình thức và nội dung của biên lai thu tiền phạt. Cụ thể:
Về mặt hình thức của biên lai:
* Biên lai sẽ được đánh số liên tiếp theo thứ tự, căn cứ theo từng biên lai mỗi số có từ 2 liên trở lên.
Đối với biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá, mỗi số sẽ có 2 liên bao gồm liên 1 là lưu tại cơ quan thu và liên 2 là giao cho người nộp tiền.
Đối với biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá, mỗi số sẽ có 4 liên, bao gồm liên 1 là báo soát, liên 2 là giao cho người nộp tiền, liên 3 là lưu tại cơ quan của người có thẩm quyền khi ra quyết định xử phạt, liên 4 là lưu tại cuống biên lai.
* Về mặt ngôn ngữ:
Trong biên lai thể hiện ngôn ngữ là tiếng Việt. Nếu như trường hợp có ghi tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài sẽ được đặt trong ngoặc đơn hoặc được đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt, cỡ chữ sẽ nhỏ hơn tiếng Việt.
Số tiền thu phạt được ghi trên biên lai thu tiền phạt bởi các chữ số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 theo mức thu bằng đồng Việt Nam.
Về mặt nội dung của biên lai:
Nội dung thông tin được thể hiện trên cùng một mặt giấy. Nội dung gồm các mục sau:
– Đơn vị thu: tên cơ quan, đơn vị trực tiếp thu tiền phạt.
– Tên/ loại biên lai (in sẵn mệnh giá hoặc không in sẵn mệnh giá).
– Ký hiệu biên lai: Ký hiệu biên lai là dấu hiệu phân biệt các biên lai bằng hệ thống các chữ cái tiếng Việt và năm tạo biên lai.
– Số thứ tự của biên lai: Số thứ tự của biên lai là dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu biên lai gồm 7 chữ số. Với mỗi ký hiệu biên lai thì số thứ tự bắt đầu từ số 0000001.
– Tên các liên của biên lai: Liên của biên lai là các tờ trong cùng một số thứ tự biên lai.
– Họ tên, địa chỉ, chữ ký của người nộp tiền.
– Lý do nộp tiền.
-Số tiền phải nộp (In sẵn hoặc viết đồng thời bằng số và bằng chữ).
– Các thông tin về quyết định xử phạt gồm: số, ngày, tháng, năm của quyết định xử phạt; cơ quan/người ra quyết định xử phạt.
-Họ tên, chữ ký của người thu tiền.
2. Nộp phạt giao thông tại chỗ trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 56
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản áp dụng khi áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo; trường hợp phạt tiền đối với cá nhân đến 250.000 đồng; đối với tổ chức là 500.000 đồng. Khi đó, người có thẩm quyền xử phạt phải ra
Lưu ý: nếu như xử phạt vi phạm hành chính nếu được phát hiện khi sử dụng bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, hay các nghiệp vụ thì sẽ phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.
Nội dung
– Ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định xử phạt vi phạm.
– Họ và tên, địa chỉ của các cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm.
– Mô tả rõ hành vi vi phạm.
– Thể hiện đầy đủ địa điểm xảy ra vi phạm.
– Các chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm.
– Họ và tên; chức vụ quyền hạn của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
– Các căn cứ pháp lý: điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng làm cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, theo căn cứ trên thì áp dụng xử phạt tại chỗ khi thuộc các trường hợp:
– Phạt cảnh cáo.
– Phạt tiền đối với cá nhân từ 250.000 đồng; đối với tổ chức là 500.000 đồng.
3. Nộp phạt giao thông tại chỗ có được cầm biên lai nộp phạt?
Căn cứ tại Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 có quy định về việc thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản:
Thứ nhất, trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính không thực hiện lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính sẽ được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 1 bản.
Nếu như chủ thể bị xử phạt là người chưa thành niên áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ phải được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Thứ hai, khi có quyết định xử phạt tại chỗ thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ phải nộp tiền tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt.
Và khi đó, người thu tiền sẽ phải có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và sau đó, chịu trách nhiệm nộp lại tiền phạt về Kho bạc Nhà nước hoặc nộp thông qua hình thức bằng cách chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước, thời hạn giải quyết trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Lưu ý: Nếu như cá nhân, tổ chức vi phạm không có đủ khả năng nộp phạt tại chỗ thì sẽ phải nộp phạt tại kho bạc Nhà nước hoặc thực hiện việc nộp thông qua tài khoản của kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Do vậy, theo căn cứ trên thì khi xử phạt tại chỗ mặc dù không có biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức vẫn sẽ được cầm lại biên lai nộp phạt ghi nhận việc đóng phạt.
4. Mẫu biên lai thu tiền phạt:
Mẫu số 01: Mẫu biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá:
(Ban hành kèm theo
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ _______
Đơn vị thu:…… Mã số:……… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ______________________ | Mẫu CTT 45 AM /… Quyển số:….. Số:…… |
BIÊN LAI THU TIỀN PHẠT
(Liên ……)
Họ tên người nộp tiền:………
Địa chỉ:………
Lý do nộp phạt:………
Theo Quyết định xử phạt số:…….ngày…….tháng…..năm …..
Cơ quan xử phạt:………
Số tiền trên quyết định xử phạt:………
(Viết bằng chữ):…………
Số tiền phạt do chậm thi hành quyết định xử phạt (nếu có):…………
(Viết bằng chữ):………
Tổng số tiền………
(Viết bằng chữ):………
Ngày……tháng…….năm ….
Người nộp tiền Người thu tiền (Mã số)
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 02: Mẫu biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá:
(Ban hành kèm theo
Mẫu: BIÊN LAI THU TIỀN PHẠT
Xê ri: ….… N: 0000000
– Họ tên người nộp tiền: ……… – Địa chỉ: ……… – Lý do nộp tiền: ……… – Số tiền: in sẵn mệnh giá bằng số (bằng chữ)… – Theo QĐ số:…..ngày…./……/……… của: ……… Người nộp tiền Người thu tiền (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Liên 1: Lưu | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________
BIÊN LAI THU TIỀN PHẠT Xê ri: ……..N : 0000000 – Họ tên người nộp tiền: ……… – Địa chỉ: ……… – Lý do nộp tiền: ……… – Số tiền: in sẵn mệnh giá bằng số (bằng chữ)……… – Theo QĐ số:……ngày……../……/…….. của: ……… Người nộp tiền Người thu tiền (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Liên 2: Giao người nộp tiền |