Kết hôn đối với người Công giáo được hiểu như thế nào? Điều kiện kết hôn người Công giáo? Thủ tục kết hôn người Công giáo? Thủ tục hôn nhân Công giáo?
Hiện nay, việc nam nữ cảm mến, có tình cảm, tình yêu thương nhau, hai bên hoàn toàn tự nguyện không bị ép buộc và tiến đến việc đăng ký kết hôn trở thành vợ, chồng và được pháp luật ghi nhận. Tại Việt Nam với số lượng người theo đạo Công giáo khá lớn, do vậy thực tế nhiều bạn đọc thắc mắc vậy những người theo đạo Công giáo thì thực hiện thủ tục kết hôn người Công giáo như thế nào? Thủ tục hôn nhân Công giáo như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
– Thông tư
Mục lục bài viết
1. Kết hôn đối với người Công giáo được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Kết hôn được hiểu là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Công giáo là một tôn giáo Kitô giáo, một sự cải cách của đức tin Do Thái, những người Công giáo thì phải tuân theo những lời dạy của người sáng lập, Chúa Giêsu Kitô.
Như vậy, kết hôn với người Công giáo được hiểu việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định pháp luật Hôn nhân và gia đình khi đáp ứng điều kiện kết hôn và điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định. Đặc biệt nam, nữ ở đây có thể đều là người Công giáo hoặc một trong hai người nam nữ theo đạo Công giáo.
2. Điều kiện kết hôn người Công giáo:
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên đăng ký kết hôn.
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cụ thể:
Một là, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, Nam từ đủ 20 tuổi trở lên;
Hai là, không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Ba là, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
Bốn là, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn cụ thể như sau:
– Ly hôn giả tạo, kết hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cản trở kết hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
3. Thủ tục kết hôn người Công giáo:
Nam, nữ đáp ứng điều kiện đã nêu tại mục 2 nêu trên thì hai bên nam nữ tiến hành thủ tục kết hôn người Công giáo sẽ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật về Hôn nhân và gia đình, cụ thể quý bạn đọc cần thực hiện các thủ tục sau đây:
Bước 1: Quý bạn đọc cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ sau đây:
– Đối với trường hợp kết hôn trong nước:
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
(1) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
(2) Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
(3) Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và theo quy định thì những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
(4) Trường hợp trước đó đã từng kết hôn và ly hôn thì quý bạn đọc cần xuất trình Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hồ sơ quý bạn đọc cần chuẩn bị bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
(2) Hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, bản sao chứng thực;
(3) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn giá trị sử dụng, được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thể hiện nội dung: Tính đến thời điểm hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn thì người nước ngoài này trước đó không có vợ/có chồng. Trong trường hợp, quốc gia đó không cấp thì thay bằng giấy tờ khác xác định người này đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
(4) Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, chứng nhận có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình do cơ quan y tế của thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận.
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Đối với trường hợp kết hôn trong nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014, thẩm quyền đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu tại Bước 1. Quý bạn đọc đến đăng ký kết hôn tại Việt Nam cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ để đăng ký kết hôn.
– Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, nơi thực hiện đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ là Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn đối với trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
– Đối với trường hợp kết hôn trong nước: Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành tiếp nhận hồ sơ và giải quyết. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ cần ra thông báo và nêu rõ lý do về việc yêu cầu hai bên nam, nữ tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ,…
– Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài: Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành tiếp nhận hồ sơ và giải quyết. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ cần ra thông báo và nêu rõ lý do về việc yêu cầu hai bên nam, nữ tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ,…
Bước 4: Trả kết quả
– Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, sau khi cán bộ tư pháp kiểm tra, trường hợp hồ sơ hợp lệ và xét thấy hai bên nam nữ đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn theo luật định thì tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Cán bộ tư pháp tiến hành ghi nhận việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, sau đó hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, sau đó cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
– Trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
– Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký.
Quý bạn đọc cần lưu ý rằng, trường hợp sau 60 ngày kể từ ngày ký mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy này sẽ bị hủy. Trong trường hợp, hai bên vẫn muốn kết hôn thì phải thực hiện thủ tục lại từ đầu.
4. Thủ tục hôn nhân Công giáo:
Quý bạn đọc, khi chuẩn bị kết hôn với người theo tôn giáo nào, quý bạn đọc cần biết nghi thức cưới theo tôn giáo đó. Đặc biệt là kết hôn với người Công giáo, việc nắm những quy tắc và thủ tục sẽ giúp hôn lễ được cử hành thuận lợi và hôn nhân hạnh phúc lâu dài cho quý bạn đọc.
4.1. Phép tích mà người vợ, chồng theo đạo Thiên Chúa cần trải qua:
Khi muốn kết hôn với người Công giáo, quý bạn đọc cần biết rằng một trong hai bên nam, nữ là người Công giáo đã trải qua bốn phép bí tích: Rửa тộι, giải тộι, thêm sức, thánh thể.
Khi mới chào đời, một trong hai bên nam nữ đã được cha mẹ đưa lên nhà thờ để lãnh nhận bí tích rửa tội, kể từ thời điểm này chính thức trở thành người Kitô hữu.
Một trong hai bên nam nữ là người Công giáo song song với việc học văn hóa tại trường, thì người này đã học xong các lớp giáo lý khai tâm và lãnh nhận bí tích thánh thể, bí tích giải tội. Đồng thời, người này đã học xong các lớp lãnh nhận bí tích thêm sức, lớp giáo lý thêm sức. Quý bạn đọc cần lưu ý rằng, thời gian hoàn thành các bí tích này cũng mất ít nhất cũng từ 6 đến 7 năm.
Trường hợp, quý bạn đọc là người Công giáo hoặc 2 bên nam nữ là người Công giáo có mong muốn tổ chức đám cưới trong nhà thờ, thì quý bạn đọc phải hoàn thành nhiệm vụ đuổi kịp người theo đạo Công giáo để lãnh nhận đủ các phép bí tích mà người đó đã nhận, tuy nhiên thời gian giải quyết có thể giải quyết.
4.2. Học giáo lý tân tòng và hôn nhân:
Khi một trong hai bên nam, nữ không phải theo đạo Công giáo mà có mong muốn theo đạo thì quý bạn đọc hoàn toàn có quyền lựa chọn giáo xứ phù hợp để xin theo học giáo lý tân tòng, thời gian học có thể kéo dài từ 6 tháng đến 8 tháng tùy giáo xứ và chương trình học. Ngoài ra, đối với các trường hợp đặc biệt có lý do chính đáng, bạn có thể hoàn thành chương trình trong bốn tháng.
Theo đó, khi học lớp giáo lý tân tòng giúp học viên hiểu biết về tôn giáo và đón nhận đức tin với niềm tin toàn vẹn, quý bạn đọc cần phải học thuộc lòng một số bài kinh cần thiết theo yêu cầu của chương trình.
Quý bạn đọc có thể học song song lớp giáo lý tân tòng và giáo lý hôn nhân để đáp ứng mong muốn tổ chức hôn nhân sớm nhất.
4.3. Chuẩn bị bước vào thánh đường khi kết hôn với người Công giáo:
Trước khi lấy chồng hay lấy vợ đạo Công giáo thì các thông tin hai bên nam, nữ chuẩn bị kết hôn sẽ được thông báo trên nhà thờ trong ba Thánh lễ Chủ nhật liên tiếp, mục đích nhằm xác định khi ai có thấy sự ngăn trở nào thì buộc phải trình nơi cha xứ.
Trong trường hợp, quý bạn đọc được thông báo, bạn phải xuất trình cho cha xứ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và chứng chỉ giáo lý hôn nhân.
Hiện nay, nghi thức cưới thiêng liêng nhất khi kết hôn với người Công giáo là bí tích hôn phối. Khi đứng trước Chúa, hai bên nam, nữ phải thề hứa chăm sóc nhau, thề hứa chung thủy bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái Chúa ban.